Một phần vì thằng Quảng quá muối mặt, không thể ở lại được nữa, một phần vì người phó giám thị phụ trách nội vụ sau khi biết chuyện đã quyết định điều chuyển nó sang bộ phận chăn nuôi o cuối trại. Vị giám thị này cũng là bộ đội chuyen sang nên cung cách nói năng, đối xử với tù cũng không đến nỗi. Trong công việc ông rất nghiêm, nhiều khi nghiêm đến lạnh lẽo ví như cái lần có một tù sổng kia, đáng lẽ lùng sục vài ngày không thấy sẽ thôi, sẽ ngồi yên trông nhờ vào thông tin của các đơn vị bạn hay các đầu mối cơ sở báo về nhưng ông lại một mình một chó, thứ chó nghiệp vụ bụng thon ức nở răng dài như răng cọp mất hút đi đâu cả tuần rồi lúc trở về cả người cả chó đều rộc rạc râu ria, già cằn hắn đi như mới làm cuộc hành ữình vượt qua Bắc cực. Chỉ có điều đi sau là gã, tên tù sổng, mặt mày tiều tuỵ, thất thần, có một vòng băng ố bẩn quấn quanh bụng. Sau hỏi ra mới biết, chính chú chó giống lai Phú Quốc đã lôi được gã ỏ trong hang ra sau khi đã buộc gã phải ựa ra một khúc ruột ở bụng. Nhưng ngoài giờ ông lại hiền như một anh xã đội ữưởng hay một đội trưởng thuỷ lợi chân lấm tay bùn nào đấy. Những lúc đó ông hay dẫn chó đi dạo và la cà xuống các ữại, các đội tán chuyện.
Còn thằng lùn kia, thỉnh thoảng do công việc buộc phải chạm trán nhau, nó chỉ nhìn tôi gườm gườm, miệng lẩm bẩm hình như là: “Mẹ mày... Thằng bố mày...” y hệt cái đứa đang lên cơn thần kinh mãn tính. Tôi quay đi, không thèm chấp, tý ty nữa thì phá ra cười. Hô hô! Cái câu chân lý luôn thuộc về... quả đấm ngẫm ra đúng thật.
Và tôi áp dụng quả đấm đó xuông ngay đội gạch của mình. Để đảm bảo tôn ti trật tự, để năng suất không ngừng được nâng cao, để cho thiên hạ biết mặt và cả để lấy lòng quản giáo, tôi đã thi hành một loạt những biện pháp rắn căng mà không một nhà quản lý kinh tế nào trên đời dám thực thi.
Thứ nhất, phạt phải làm thêm giờ, thêm việc với tất cả những lỗi thuộc về kỹ thuật như xeo đất không đạt yêu cầu, nung gạch không đủ tiêu chuẩn, vận chuyển sản phẩm bị hỏng, vỡ...
Thứ hai, phạt nặng kinh tế đối với những sai phạm thuộc về chây lười, trốn việc, giả ốm, kèn cựa, đánh nhau, cãi chửi nhau có ảnh hưởng đến công việc... Kinh tế đây là cắt bớt khẩu phần ăn, cắt tiền cải thiện được, cắt cả quà cáp do người nhà mang đến để sung vào quỹ công.
Và thứ ba, cái này kinh đây, sẽ bị trói gốc cây phơi nắng, đeo nặng chạy bộ lên đồi xuống đồi, bị nhịn đói, thậm chí bị quất roi đến bầm tím, đến tan nát thịt da nếu giở trò cắp trộm, kích động chống đối, cố tình tự do vô kỷ luật, trốn trại, lẻn vào nhà dân phá phách, lừa đảo, hiếp đáp con gái nhà người ta...
Nhưng ngược lại cũng có thưởng khá hào phóng nếu ai làm t t, làm đầy đủ trách nhiệm. Khổ! Thân tù tội thì thưởng gì? Thì thưởng kiểu tù tội, ví như xuất ăn được nhiều hơn, ngon hơn, được chiều chiều thả bộ vào xóm chơi, thậm chí được lén nhảy xe về thăm nhà một, hai ngày.
Ngày đầu tung thể chế này ra, ai nấy đều hổ nghi, ngơ ngác. Ngày thứ hai đã có những ánh mắt nhìn lên tôi chất chứa oán thán và ngày thứ ba không phải những nữa mà tất cả đều phóng đến tôi những tia mắt oán thù. Được, cứ oán đi, cứ thù đi, miễn là chạy việc, miễn là các chú không tìm cách hãm hại tôi như đã có lần hãm hại độc địa với những đội trưởng hà khắc khác.
Và của đáng tội, công việc chạy thật. Không phải chỉ 21 vạn viên nữa mà đã nâng dần lên 22... 23... rồi 25 vạn viên. Những viên gạch vuông vắn, thăng thớm, nuột nà chảy ra khỏi miệng lò nhìn thật sướng cả mắt. Mắt sướng rồi cái bụng đòi hỏi phải sướng theo. Tôi trích ra hai người thể lực yếu nhất tách khỏi đội hình nặng nhọc để chỉ chuyên lo chăn nuôi gà lợn, trồng rau trên một vuông đất kín đáo cách lò một đoạn vừa đủ để che mắt đứa tò mò.
Nhưng gà sắp được ăn, rau sắp được hái thì cái sự oán thù mà tôi cứ chủ quan cho rằng đã bị dập tắt bỗng đột ngột bùng ra. Đó là vào một đểm mùa đông lạnh tê tái, gạch trong lò đang nướng, cha con chui hết vào lều trùm chăn ngủ thin thít để chuẩn bị sáng mai dậy sớm dỡ lò thì bỗng nghe ầm một cái như có bom nổ gần. Quáng quàng chồm dậy chạy ra thì hỡi ôi, cả cái lò đã bị phá bung, sụp xuống, nát vụn. Gần ba chục vạn viên gạch mồ hôi nước mắt trong đó cũng nát theo. May mà không ai bị sao. Không ai bị nhưng cái thằng tôi chắc chắn sẽ bị một cú kỷ luật ra trò rồi sau đó là, a lê hấp, mời chú mày trở lại buồng giam, đồ vô tích sự, thằng phá hoại. Và như vậy bao nhiêu ý đổ, bao nhiêu kế hoạch bỗng chốc đổ hố xí, đổ chuồng heo hết trọi.
Mà sao lại nổ được nhỉ? Một cái lò gạch dù xếp chật cứng thế nào, dù nhiệt độ có tăng ra sao thì cũng không thể tự nổ được trừ khi nó bị bịt tắc lỗ thông, bị đặt chất nổ vào. Ai? Thằng nào? Thằng bên trong hay thằng bên ngoài? Chán ngán, tôi ngồi bệt xuống không thèm nhìn, thèm nghĩ gì nữa.
Đã thế, cái thằng oắt con phạm tội cướp tiệm vàng có nhiệm vụ trực lò đểm qua lại cứ quỳ sụp xuống chân tôi, run bắn:
“Đại ca... Đại ca, lỗi không phải tại em... Em vẫn thức, em không ngủ gật tý nào cả...”
Tức mình, tôi đá cho nó một cái:
“Cút cha mày đi! Tại mày thì tao đã chôn sống rồi!”
Chính lúc đó tôi chợt nhớ đến cái hình hài run bắn của thằng Cộ, thằng đàn em thân thiết của gã đội trưởng tiền nhiệm khi tôi cho thằng này cạp đất hôm rồi, chỉ khác đó là một cái run bắn điên giận, điên giận chứ không phải sợ hãi. Và sau lần đó, nó trở thành một thằng âm thầm, âm thầm làm việc, âm thầm ăn uống, chỉ đôi lúc vô tình tôi bắt gặp tia mắt của nó cũng âm thầm hướng về tôi lạ lắm.
Một suy nghĩ loé lên: Tại sao lại không thể là nó một khi mối thù của chủ nó vẫn treo trước mặt. Hơn nữa, tôi để ý hai buổi trưa nay nó đều không ngủ, ăn xong là biến mất, đến giờ làm mới thấy mặt. Đi đâu? Đi kiếm thuốc nổ ư? Thuốc gì? Loại nào? Sau xung đột biên giới, các loại hợp chất nổ đang được bán trôi nổi đầy rẫy ngoài thị trường đó thôi.
Tôi quyết định làm một cuộc kiểm tra mang đầy tính nghiệp vụ. Kiểm tra ngay bây giờ chứ không thể để muộn hơn. Cái gì có thể qua mắt chứ ba cái thứ thuốc đắng nghét, vàng ệch đó thì tôi đã quá rành. Dù có lau tay, rửa tay kỹ càng thế nào đi chăng nữa thì nhất đinh những cái vụn bột li ti của nó vẫn dính giắt ở kẽ móng tay, ở nếp nhăn của da tay phải vài ba ngày mới sạch, mới hết vị đắng được. Đó là chưa nói nửa đểm nửa hôm chắc gì nó đã kịp rửa mà có kịp cũng không thê rửa cẩn thận.
Tập họp! Tôi hét lên một câu lạnh buốt và đi đến trước mặt từng người. Lúc ấy trời đã ràng rạng nên nhìn mặt thằng nào cũng mưng tấy như quả nổ, như sắp nổ cả. Tôi lạnh lẽo cầm từng bàn tay, ngón tay lên săm soi tận mắt. Một bàn... hai bàn... ba bàn... bảy bàn tay vẫn không có gì ngoài cái vẻ đen đúa, bẩn thỉu, sần sượng của nó. Đến trước thằng Cộ, tôi giả bộ đi qua coi như đã chán nhưng rồi đột ngột quay ngoắt lại, nhìn thẳng vào mắt nó, gần như vồ lấy cả hai bàn tay của nó đưa sát mắt... Rõ ràng những ngón tay gầy guộc kia khẽ rung lên. Chết cha mày rồi con ơi! Phải thế chứ. Cái tao cần tìm đã nhỡn tiền hiện ra, mày có chạy đằng trời. Tôi xiết chặt những ngón tay ấy, xoắn lại, không cho nó rụt vào.
Cái gì đây, Cộ? - Tôi cười một cách cay độc - Cái gì vàng vàng ở kẽ móng tay mày đây? Bụi gì đây?
Dạ, cái đó là... là... chắc là bụi gạch ạ! - Giọng nó cũng run bắn.
Câm mồm! - Bụi gạch à? Bụi gạch đẹp quá nhỉ? - Tôi quay qua một thằng vẻ thư sinh vốn phạm tội ngộ sát bạn trai vì... ghen - Thằng Thư, mày thử nếm xem nó có đúng là bụi gạch không?
Thằng bé rụt rè bước đến, run rẩy cầm mấy đầu ngón tay của thằng khốn đưa lên miệng, thè lưỡi ra nếm rồi thả xuống. Tôi quát:
Sao? Mùi vị nó thế nào? Nói!
Dạ... nó... nó đắng ạ.
Gì nữa? Nói!
Thưa... cả khét nữa ạ.
Chỉ cần thế, bằng một thế đòn đã chuẩn bị sẵn, tôi quật tên phá hoại ngã ngửa ra đất rồi lại dựng lên, lại quật ngã, lại dựng lại quật... cho đến khi cái thân thể kia nằm oặt ra như mẻ bún ngậm nước tôi mới dừng tay.
Cộ! Thằng nào xui mày, đứa nào đứng đằng sau mày, nói!
Dạ, đại ca... Không có ai xui em đâu ạ!
Vậy tại sao mày làm, mày thù gì tao, thù gì anh em?
Mỗi câu hỏi là một cú đá dộng xuống. Tới cú đá thứ ba thì thằng khốn khóc rốíng lên, giọng rất mất dạy:
Ừ thì tôi thù ông đấy, thù vì ông đã hành hạ, đã bắt chúng tôi làm như lao công khổ sai, đã coi chúng tôi không bằng con vật, có giỏi ông cứ đánh chết tôi đi. Tôi thách đấy.
Cái đế giày đinh ghổ ghề, nặng chịch tôi mua lại được của bọn thổ gạch sắp tung vào giữa mặt nó thì chợt dừng lại, hay đúng hơn câu nói tức tưởi, bất chấp của nó đã khiến tôi phải dừng lại. Ông coi chúng tôi không bằng con vật! Có đúng vậy không? Tôi đã hành hạ mọi người đến như vậy thật à? Tôi hất cằm về phía thằng Thư:
Đưa nó ra suối rửa ráy, sức thuốc cho nó, nếu cần cáng nó lên y tế! Một bài học cho tất cả chúng mày, nhớ lấy.
Con mắt thằng Thư nhìn lên tôi rất lạ, nửa như oán trách lại nửa như thấu hiểu, đồng tình. Tôi quay vào lán. Câu nói của thằng Cộ và cái nhìn của thằng Thư hành hạ tôi cho đến hết đểm luôn.
Sáng ra, tôi có thê cho giải nó lên Ban với tội phá hoại tài sản Xã hội chủ nghĩa, ừ thì cứ nói to lên như thế cho oai, để rồi sau đó nó sẽ nhận một cái án biệt giam khủng khiếp nhưng không hiểu sao khi cán bộ xuốíng nắm tình hình sự cố, tôi lại im lặng và nhận tất cả về mình. Vâng, thưa cán bộ, thưa Ban, tội này là do cháu, cháu đã chủ quan, đã lơ là, vô trách nhiệm, cháu không xứng đáng với sự tin cậy của Ban, của cán bộ, dạ, xin Ban, xin cán bộ cứ kỷ luật cháu thắng tay.
Nhưng họ không kỷ luật gì cả. Có lẽ một phần do sự xám hối chân thành của tôi và phần khác, chắc họ cũng không kiếm được ai khá hơn để thay tôi. Cư dân Lò gạch bao giờ cũng có tiếng là dữ dằn, nhiều chuyện, bất trị, phàm tay cầm trịch nào chỉ cần non gan, yếu bóng vía một chút là bật bãi ngay. Thật ra, tôi không bật bãi hay chưa bật bãi chưa hắn đã là do những giải pháp cứng rắn đôi khi đến bạo tàn của tôi mà cái chính là tôi biết chơi sòng phang, sòng phăng trong công việc, sòng phăng trong ăn chia và sòng phăng trong cả tình cảm. Tôi đã cố gắng không dành riêng cho mình một đặc ân nào dẫu rằng ở cái lò gạch hoang dã, biệt lập này, thằng cầm trịch có thê được coi là ông vua con, muôn làm gì thì làm, muốn hành xử ra sao thì hành xử, kệ cha chúng mày miễn là có đủ sô" gạch đến hẹn lại nộp lên.
Sau sự cố nổ lò đó, mọi việc lại chạy trơn hơn, thái độ của mọi người mềm hắn, anh em trong đội tuy mỗi người một tội hình, mỗi người một tính cách mà lại toàn là những tính cách ghê gớm cả, nhưng đã biết sống với nhau hoà thuận, nhường nhịn như một gia đình. Và ngay cả thằng Cộ trời đánh, sau trận đòn phải giường cứt chiếu đái nằm bê bết mất ba ngày đó, trở dậy, nó đã bỗng thay đổi thành một con người hoàn toàn khác, thay đổi đến nỗi nếu có việc phải đi đâu, tôi thường để cho nó toàn quyền chỉ huy ở lại. Một lần nữa cái triết lý sặc mùi giang hồ sức mạnh bao giờ cũng thuộc về quả đấm lại thêm một nấc nữa lặn sâu vào óc tôi.
Vậy mà có lần cái triết lý đó đã lung lay tận gốc khi anh em phát hiện ra thằng Thư, cái thằng có cái nhìn rất lạ, cái thằng có dáng thư sinh tôi bắt nếm hoá chất ây đã lợi dụng trời mưa mang gạch ra bên ngoài bán lén. Mà lại không chỉ bán một lần. Gọi lên hỏi, nó nhận luô n vì trước tôi, nó hiểu không nhận cũng chả được. Thế là cái cọc dùng để phơi nắng tội đồ đã lâu rồi mới lại có dịp được sử dụng. Phơi đúng ba ngày, trong ba ngày đó mọi sư ăn và uống đều bị cấm tiệt. Nắng tháng tám rám quả cà, ngày thứ nhất nó chịu được, ngày thứ hai nó bắt đầu xỉu đi và đến sáng ngày thứ ba, thằng Cộ hớt hải chạy đến lán tôi thông báo nó đã cắn lưỡi tự sát, máu đang chảy ròng ròng trên mép. Hoảng hổn, tôi thét cho cởi trói, bắt nằm ngửa há miệng. Máu trong mồm nó vẫn tứa ra, sủi bọt. Bỏ mẹ rồi/ phen này sát nhân giả tử rồi. Đang nghĩ tối tăm như thế thì nó bỗng mở mắt và lạ chưa, từ hai hốc mắt trũng sâu của nó có những giọt nước đục ngầu chảy ra. Nó lào phào:
Em... em chết chưa?
Chết? Chết thế nào được, thằng khùng!
Tôi quát mà tý nữa thì khóc. Vừa lúc đó có một tiếng phụ nữ rất đanh vang lên ngay phía sau:
Có chuyện gì thế này?
Giật mình quay lại, tôi nhận ra đó là Thôn, bà trưởng trạm xá của trại. Bối rối, tôi chưa biết nói sao thì từ cái miệng lúng búng máu kia đã phì phọt ra mây tiêng:
Cháu... cháu bị... ngã.
Ngã, ngã cái gì? - vẫn tiếng nói rất đanh đó nhưng đã có phần dịu đi - Làm ăn thế thì chết! Ai phụ trách ở đây?
Tôi đứng dậy, hơi cúi đầu xuống:
Thưa cán bộ, cháu ạ!
Đưa lên trạm xá ngay! Có chuyện gì chính anh phải chịu trách nhiệm.
Thằng Thư đột nhiên ngồi dậy, chìa tay nhận can nước nhỏ từ tay thằng Cộ, đưa lên miệng súc nhè nhẹ, nhổ manh ra rồi thè lưỡi như một đứa trẻ:
Không cần đâu... cháu đỡ rồi. Đây này...
Tôi nén một hơi thở phào. Cũng may do đuối sức, cũng có thể do không đủ can đảm để thằng giời đánh không nghiến hết cỡ răng nên một góc lưỡi bên trái của nó mới chỉ bị dập chứ chưa đứt.
Vớ vẩn! Cho người lên trạm xá lấy nước súc miệng tẩy trùng cho người ta.
Bà Thôn buông một câu rồi quay người bỏ đi, cái dáng đi con gái thật mềm giữa nắng nôi, đất cát ngổn ngang. Tôi bảo anh em cõng thằng Thư vào lán rồi khi chỉ còn hai người, tôi mới hỏi:
Thư! Mày đinh chết thật đấy à?
Im lặng.
Hay mày định hại tao?
Im lặng.
Thế thì vì cái gì, hả? Mày không muốn nhìn thấy cha mẹ, gia đình mày nữa à?
Nó bật khóc. Thi khóc đi! Cuộc sống khốn nạn nảy mà còn khóc được là còn phúc đấy con ạ! Hồi lâu nó mới mở mồm:
Em khổ quá!
Mình mày khổ?
Em nghe tin mẹ của thằng bạn, cái thằng chẳng may bị em đẩy ngã đập đầu vào cọc sắt chết ấy đang bị bệnh, phải đi nằm viện mà...
Bệnh gì?
Nghe bảo hình như... ung thư. Tại em.
Bậy nào!
Nhà cậu ấy nghèo lắm... Nếu như em không bị vướng vào vụ này, nếu như em không... thì mẹ cậu ấy đâu đã phải...
Thôi, không mếu máo nữa! - Tôi chợt nghĩ đến con Nết và đứng bật dậy - Vì thế mà mày định kiếm tiền bằng kiểu này đấy hả? Ngu, sao không mở mồm ra một tiếng?
Ngay ngày hôm sau, bằng số tiền dốc túi, số tiền mà tôi cố ý dành dụm định gửi về cho con Nết, lại nói anh em trong đội mỗi người thêm thắt một ít tuỳ theo, cả số tiền nằm ẩn trong quỹ của đội nữa, được chừng hơn năm triệu gì đó, tôi đưa hết cho thằng Thư và ngầm quyết định cho nó về thăm mẹ của tay bạn xấu số kia mà không xin phép trại. Xin, sẽ không bao giờ được đi. Và với nó, tôi tin nó sẽ quay lại.
Chuyện thằng Thư thế cũng gọi là tạm ổn nhưng có một cái rất không ổn khác bắt đầu đè nặng xuống đầu óc tôi. Đó là cái hình ảnh ngòn ngọt, ngây ngây, nhừa nhựa của bà trạm xã trưởng kia.