Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 253 : Cổ văn

Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác Giả: Tam Giới Đại Sư
Quyển 5: Quyết Chế Lệnh
Chương 253: Cổ văn

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: MeTruyen



Ngoài việc bổ nhiệm và thông báo ngày, còn lại như thường lệ tuyên truyền giảng dạy các điều luật coi thi. Thứ nhất, Tỏa viện phòng ngừa đề thi bị tiết lộ ra ngoài, các Khảo thí quan thì từ ngày được bổ nhiệm đến ngày Yết bảng đều bị cấm ra ngoài.

Thứ hai, vì tránh cho quan giám khảo thiên vị cho người thân, những sĩ tử thân thích của khảo quan phải ở trường thi khác, do “Khảo thí Tri cống cử quan Thân thích cử nhân “ trông coi.

Luật lớn, luật nhỏ, còn có vô số, đều phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Đợi cho quan chủ khảo tiếp chỉ, quan gia lại khuyến khích mọi người cố gắng. Nói khoa thi là đại lễ tuyển tài của quốc gia, liên quan tới sự thịnh của vượng quốc gia và sự yên ổn về chính trị. Nhất định phải làm việc công chính, nhất định phải tận tâm tận lực, không thể xem nhẹ.



Sau một hồi lải nhải, chúng quan viên đều lui ra. Do đại nội thị vệ trực tiếp hộ tống tới Thái Học tỏa viện. Quan chủ khảo Âu Dương Tu thì bị quan gia giữ lại.

Triệu Trinh đứng lên, đi tới trước mặt Âu Dương Tu. Không có vòng vo, mà sâu sắc nói:
- Cổ nhân có nói, nuôi binh nghìn ngày, dùng binh một giờ.

- Ba năm sau ta mới triệu hồi ái khanh lại, chính là để dùng ở trận chiến này.

- Vi thần sẽ tận tâm làm việc, vì quốc gia tuyển thêm nhân tài.
Âu Dương Tu được vinh dự làm chủ khảo, nhưng vẫn tỉnh táo, khom người thật sâu nói:
- Thần lấy danh nghĩa tổ tiên để thề.

- Không cần như vậy.
Quan gia lắc đầu cười nói:
- Khanh là tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ tám. Năm đó quả nhân mới có hai mươi tuổi. Trải qua nhiều năm bão táp mưa sa như vậy, Âu Dương Vĩnh Thúc làm người như thế nào, ta còn không rõ sao?

Âu Dương Tu động lòng rồi, ông ta có thể nghe ra những lời chân thành phát ra từ nội tâm của quan gia, liền càng ngưng thần lắng nghe.

- Suốt hai mươi tám năm rồi, khanh đã trên năm mươi tuổi, ta cũng đã tri thiên mệnh rồi.
Nhìn bộ dáng lúc này của Triệu Trinh, có vẻ còn già hơn Âu Dương Tu. Y thổn thức không ngừng nói:
- Vĩnh Thúc a, chúng ta đều già rồi…


Một câu ‘Chúng ta đều già rồi’ đã lay động tâm can của Âu Dương Tu. Ông ta cúi đầu nói:
- Quan gia đang độ xuân thu chính thịnh…

- Đừng nói những lời khách sáo như vậy.
Triệu Trinh ngồi xuống ghế thấp, ra hiệu cho Âu Dương Tu cũng ngồi xuống, cười nói:
- Không phải khanh vẫn phản đối Thái Học thể sao? Trong mắt quả nhân, cái gọi là Thái Học thể, ngoại trừ là khó và hiếm ra, còn lại là lời nói rỗng tuếch.
Nói xong cười ha hả:
- Khanh cũng không nên chỉ cho phép châu quan phóng hỏa, mà không cho dân chúng đốt đèn a.

Âu Dương Tu gật gật đầu, trầm giọng nói:
- Vi thần đã hiểu. Hôm nay chỉ nói lời nói thật.
Được quan gia ra hiệu, ông ta mới ngồi xuống bên cạnh ghế.

- Vậy là được rồi.
Triệu Trinh nhìn mái tóc bạc trắng của Âu Dương Tu, từ từ hỏi:
- Ái khanh, trải qua ba mươi năm quan trường, lúc nào là lúc khanh kiêu ngạo nhất?

- Vi thần…
Vấn đề này quả thực khó nói. Âu Dương Tu không thể không suy nghĩ trong chốc lát, mới cười khổ nói:
- Hổ thẹn, thẹn vì làm thần tử ba mươi năm, quan lộ chỉ gập nghềnh, không có lúc nào là kiêu ngạo.

- Nhưng ít nhất phải có một thời điểm kiêu ngạo chứ?
Triệu Trinh lắc đầu cuời nói:
- Tỷ như lúc Âu Dương Vĩnh Thúc khanh là minh chủ văn đàn. Người đọc sách khắp thiên hạ đều ngước đầu nhìn khanh. Coi những lời của khanh là kinh luân. Chẳng lẽ điều này không đáng kiêu ngạo sao?

- Cũng không biết ai phong vi thần làm minh chủ văn đàn. Thực khiến quan gia chê cười.

Nếu ở hoàn cảnh khác, Âu Dương Tu sẽ nghĩ tới quan gia đang ám chỉ mình rêu rao quá mức. Nhưng giờ phút này, tất nhiên không phải. Ông ta cười khổ nói:
- Hơn nữa, người đọc sách lúc này đều thích khoe khoang học vấn, chỉ e ngại văn viết ra người khác vừa đọc có thể hiểu ngay. Điều này khác xa so với việc vi thần đề xướng cổ văn trước kia. Vậy thì vi thần có thể tính là minh chủ hay sao?

- Quả nhân cũng nghe không ít người nghị luận việc khanh cổ động cổ văn. Nói khanh là coi nặng ngày xưa, mà nhẹ ngày nay. Giống như văn chương của cổ nhân chỗ nào cũng tốt. Mà văn chương của thời nay không đáng một đồng.
Triệu Trinh cười ha ha nói.

- Văn chương của cổ nhân, tự nhiên cũng có tốt xấu lẫn lộn. Sao có thể nói là toàn bộ đều tốt?
Âu Dương Tu lắc đầu, nghiêm mặt nói:
- Nhưng văn của cổ nhân, dùng để giảng đạo lý, điều quan trọng hàng đầu là khiến người nghe có thể hiểu được, văn chương như vậy mới hữu dụng, mới có thể nói được cái gọi là văn dĩ tải đạo. Dừng một câu lại nói:
- Theo suy nghĩ của vi thần, một bài văn là dùng bút nói chuyện. Muốn nói gì thì viết ra cái đó, không quanh co lòng vòng.

- Vậy tại sao còn phải phân chia văn ngôn và bạch thoại?
Triệu Trinh hỏi.

- Nguyên nhân rất đơn giản. Sách của cổ nhân không phải là dùng bằng giấy, mà là bằng thẻ tre hoặc sách lụa.
Âu Dương Tu cười rộ lên nói:
- Vi thần lúc còn trẻ đã thử qua. Dùng đao khắc viết chữ ở trên thẻ trúc, chưa viết được mấy chữ đã đau nhừ hai tay. Huống chi trên thẻ tre cũng không thể viết được nhiều. Cổ nhân dạy là chữ đầy đầu sách đầy bồ, kỳ thực cũng chỉ gói gọn trong vài cuốn sách. Lúc trước, Khổng Tử chọn lọc ra ba trăm bài thơ, viết lên thẻ tre, đã tràn đầy ba cỗ xe ngựa. Cái này khiến cho người xưa lúc viết văn không thể viết dông dài. Mà biến phức tạp thành đơn giản, dùng ít từ nhất, để biểu đạt ý tứ, đây chính là “văn ngôn”.

- Về phần viết trên sách lụa. Tuy có ưu điểm là viết được nhiều, lại nhẹ. Nhưng vì nó quá đắt, nhà nghèo không thể mua được. Cho nên cũng chỉ có thể dùng văn ngôn viết.

Sự khôi hài bác học của Âu Dương Tu, nói chuyện luôn có thể khiến người nghe mê mẩn. Triệu Trinh chợt nói:
- Hóa ra nguồn gốc của văn ngôn là như vậy.

- Văn ngôn cổ đại vừa ngắn gọn lại dễ hiểu. Chẳng hạn như "Luận Ngữ", "Mạnh tử", Mặc tử", "sử ký". Những cuốn sách này đều dễ gần dễ hiểu hơn bạch thoại. Nhưng càng về sau thì mới càng khó hiểu.
Âu Dương Tu gật đầu nói.

- Ngẫm lại quả thực có chuyện như vậy.
Quan gia cười nói:
- Vì sao càng về sau thì lại càng khó hiểu?

- Đó là bởi vì các văn nhân đều thích khoe khoang tài học của mình.
Âu Dương Tu nói.

- Ha ha..
Quan gia cười rộ lên nói:
- Ngươi đang nói tới Tống Tử Kinh phải không?

Tống Tử Kinh còn gọi là Tống Kỳ, là vị văn nhân nổi tiếng của triều Tống. Ông ta cũng giống như Vương An Thạch, thi đỗ Trạng Nguyên, nhưng bị người ám hại mới rớt. Nguyên nhân là bào huynh của ông ta Tống Tường cũng thi đậu đồng khoa. Lúc ấy Lễ Bộ đề cử Tống Kỳ đứng thứ nhất, Tống Tường đứng ba. Nhưng Thái Hậu Chương Hiến không muốn đệ đứng trước huynh, nên cho Tống Tường đứng thứ nhất, mà bố trí Tống Kỳ đứng thứ mười. Cho nên lúc đó hai huynh đệ có danh xưng là ‘Song Trạng Nguyên’.

Bởi vậy, Tống Tường đã trở thành đại tam nguyên, đứng đầu ba kỳ thi, thi hương, thi hội, thi đình. Còn Tống Kỳ thì không chỉ đánh mất danh Trạng Nguyên, mà còn không tiến vào tam giáp (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa), trong lòng sao lại không có khúc mắc? Ông ta lại không giống Vương An Thạch, coi công danh như cặn bã, mà những ngày tháng sau, ở khắp nơi khoe khoang tài học của mình… Đương nhiên ông ta vốn là nhân tài Trạng Nguyên, cho nên rất có tiếng tăm trong chốn văn đàn và chính đàn. Cũng chỉ có Âu Dương Tu có khả năng trên ông ta một bậc.

Năm ngoái, quan gia cảm thấy “Đường thư” được soạn thời Ngũ Đại quá nông cạn, nên hạ chiếu trùng tu. Ở bất cứ triều đại nào, việc trùng tu sách sử đều là vinh dự cao nhất đối với người đọc sách. Chỉ có những người được công nhận tài năng mới có thể đảm nhiệm việc này. Không ngoài sở liệu, Âu Dương Tu được bổ nhiệm làm Tổng tài quan, Tống Kỳ làm phó, rồi lại triệu tập một đám văn sĩ xuất sắc, tu chỉnh lại “Đường thư”.

Âu Dương Tu bắt đầu nhậm chức, liền triệu tập thuộc hạ tuyên bố bố cục sửa chữa. Các câu chữ trong đó đều đơn giản, rõ ràng dễ hiểu. Nhưng băng dày ba thước, không phải chỉ do một ngày lạnh có thể đông thành. Mọi người đều có phong cách văn chương của riêng mình, nói sửa là có thể sửa được sao?

Huống chi, còn có người coi đây là quang vinh, càng muốn cùng ông ta đối nghịch. Cầm đầu chính là phó tổng tài Tống Kỳ, Âu Dương Tu quyết định cảnh cáo thằng nhãi này một chút.

Một ngày, Âu Dương Tu đang làm việc ở phòng làm việc, viết tới tám chữ “Tiêu mị phỉ trinh, trát thát hồng hưu” trên tường. Các quan viên xung quanh đều xem không hiểu ý nghĩa của nó. Nhưng cái này không làm khó được Tống Kỳ. Ông ta cười nói:
- Tổng tài, tám từ này có nghĩa là “Đêm mơ điềm xấu, sáng gặp chuyện vui ” chứ gì? Cần gì phải dùng từ thâm thúy như vậy để thay thế?

Âu Dương Tu nghe vậy cười nói:
- Ta chính là học được từ lão huynh.

- Học được từ ta?

- Trong “Lý Tĩnh truyền” mà lão huynh viết, những câu như “Chấn đình bất hạ yểm thông” nội dung không phải còn thiếu sao?
Âu Dương Tu cười tủm tỉm nói:
- Cái này không có cũng biết, như thế không tốt sao, vậy sao còn phải dùng?


Tống Kỳ bị ông ta nói tới mặt đỏ tía tai, nhanh chóng trở về viết lại… Kỳ thực văn chương của Tống Kỳ tuy khó hiểu, nhưng rất thực tế.
Âu Dương Tu là người phúc hậu, không thích nói bậy sau lưng của Tống Kỳ:
- Nhưng trong thiên hạ, những người tài như Tống Kỳ đâu có mấy người? Đại đa số người viết văn, khi văn chương còn chưa học tốt đã đem toàn bộ tinh lực của mình đặt vào những văn tự theo đuổi những cái lạ, khó hiểu, gây choáng váng cho người đọc. Viết ra những bài văn sáo rỗng, hoa mắt ù tai. Như thế thì triều đình làm sao có thể chọn lựa nhân tài? Sự thật thường mất lòng, nhưng những người viết văn như vậy, đều là những kẻ chỉ biết trục lợi. Làm quan chắc chắn sẽ không phải là quan tốt.

đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com
Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-5-chuong-253-78Paaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận