Quan Cư Nhất Phẩm Chương 516 : Cây hòe

Quan Cư Nhất Phẩm
Tác giả: Tam giới đại sư

Chương 516: Cây hòe

Dịch:lanhdiendiemla.
Sưu Tầm: Soái Ca

Sáng sớm hôm sau, Thẩm Mặc tới cửa An Định phía đông thành, lúc này sắc trời còn sớm, đường phố vắng tanh, trừ một số người dân lao động thể lực dậy kiếm sống, chỉ có cỗ kiệu của y thôi.

Thẩm Mặc vén rèm lên, nhìn hàng cây ven đường cùng bức tường Tứ hợp viện đầy dây leo, không khí tươi mát vô cùng, làm lòng y khoan khoái, không chịu ngồi nữa, y xuống kiệu, hít thở không khí trong lành, thong thả dạo bước.

Qua tấm bia đỏ ghi chữ "phố Thành Hiền", tới giữa phố, liền nhìn thấy một tỏa phủ to lớn đường hoàng, trước cửa là tấm bia đá đại lý, trên viết ba chữ lớn mạnh mẽ khí thế "Tập Hiền Môn", đó là một trong số học phủ tối cao của Đại Minh- Quốc Tử Giám Bắc Kinh, cái còn lại là Quốc Tử Giám Nam Kinh.



Lúc này cửa chính mở rộng, không có gác cửa, Thẩm Mặc vén vạt áo, chuẩn bị đi vào thì nghe đằng sau có người gọi:
- Chuyết Ngôn sớm quá nhỉ.

Thẩm Mặc nghe thế lền dừng chân, quay đầu lại cười:
- Thái Nhạc huynh cũng đến sớm mà.

Liền thấy Trương Cư Chính mặc quan bào màu lam vừa người, cổ áo trắng không dính chút bụt, càng làm nổi bật khuôn mặt thanh tú, sống mũi thẳng, đôi mắt phượng ẩn chứa hào quang, chòm râu ba chỏm chỉnh tề, mặc dù là quan phục ngũ phẩm, thật đúng là rồng trong chốn người, nhìn thật đúng là nhất khê phong nguyệt, đạp toái quỳnh dao, toát lên vẻ ngạo nghễ.

***Đẹp thay một dải trăng êm,
Quỳnh dao ngọc ấy chớ đem phũ phàng.
Cởi yên làm gối cầu dương,
Đỗ quyên một tiếng sáng bừng trời xuân.

Thơ Tô Đông Pha.

Có điều lúc này hắn cười thật lòng, chẳng có một chút kiêu ngạo nào, bởi vì trước mặt Thẩm Mặc, Trương Thái Nhạc không có vốn liếng nào để kiêu ngạo.
Bất kể là lý lịch hay bằng cấp, thậm chí là khí độ tướng mạo, hắn càng thích loại cao sang êm dịu như ngọc, khí thế ẩn dấu, nhưng vẫn uy nghi không thể xâm phạm, làm người ta muốn kết giao với y, nhưng lại không dám quá càn rỡ.

Trương Cư Chính biết, đó là do tính cách của Thẩm Mặc cùng với mài rũa nhiều năm mới tu luyện được lên khí độ đó, so ra thì cao hơn mình một bậc... "Có điều không sao cả, chờ mai sau ta có quyền lực gột rửa, thế nào cũng vượt qua y " Tiểu Trương đại nhân nghĩ như thế.

Trong lòng có suy nghĩ thế nào cũng không ảnh hưởng tới hắn nói chuyện với Thẩm Mặc, Trương Cư Chính mặt mày méo xẹo:
- Quan trên nghiêm, cấp dưới khổ. Sau này huynh sẽ biết mỗi ngày phải tới đúng giờ Mão là chuyện thống khổ thế nào.

Thẩm Mặc phất tay, bảo bọn Tam Xích theo kiệu của Trương Cứ Chính tới chỗ nghỉ, hai người đi vào bên trong Quốc Tử Giám, đạp vào mặt là tấm bia lưu ly, phía chính diện viết "Viên Kiều Giáo Trạch" đi ra đằng sau có bốn chữ "học hải tiết quan", đều là bút tích của Minh thành tổ.

Qua tấm bia, tới đường chính bên trong Quốc tử giám, hai bên đường hòe mọc um tìm, che kín mặt trời. Lúc này trời còn sớm, bên trong chưa có học sinh, chỉ có gió hiu hiu thổi qua, làm tán cây vang lên tiếng xào xạc.

Hai người đi dưới con đường đầy lá hòe đó, Thẩm Mặc nhìn cảnh trí bốn xung quanh, hít một hơi , nói:
- Bắc Kinh nhiều cây hòe, nhất là nơi này.

- Diện tam hòe, tam công vị yên.
Trương Cư Chính mỉm cười:
- Quốc Tử Giám không trồng hòe thì còn trồng cái gì nữa?

" Diện tam hòe, tam công vị yên", có nghĩa là nói ngoài đại môn hoàng cung, trồng ba cây hòe lớn, lần lượt đại biểu cho thái sư, thái phó và thái bảo, nên mới có câu " đăng hòe đình chi nhậm", tức nói tới vị trí của ba vị tam công.
Cho nên từ thời nhà Chu, hòe được coi là cây của công khanh đại phu, trong ngoài quốc tử giám trồng nhiều cây hòe mang ý nghĩa bồi dưỡng thật nhiều rường cột quốc gia.
Chính thế mà thiên hạ có ngàn vạn loại hòe, rất nhiều loại quý hiếm, nhưng chỉ ở đây mới được gọi là quốc hòe.

*** Đại phu: Không phải là bác sĩ mà chức quan thời cổ.

Vuốt ve một cây hòe già bên đường, Trương Cư Chính cảm khái nói:
- Những cây quốc hòe này tuổi còn dài hơn triều đại nước ta, ban đầu khi trồng ở Quốc Tử Giám thì Bắc Kinh còn được gọi là Đại Đô.

Thẩm Mặc gật đầu, trong lòng cũng trào lên chút cảm xúc thế thời hưng vong thành bài, nói:
- Đúng thế, 200 năm rồi, người của Quốc tử giám đã đổi hết lớp người này tới lớp người khác, bất kể đó là có là nhân vật phong lưu thế nào, quyền cao chức trọng thế nào, đều đã về với đất ... Chỉ còn thứ quốc hòe này là mãi mãi tươi tốt.

Trương Cư Chính nghe thế bất cười:
- Chuyết Ngôn, cây có khô héo, người có luân hồi. Tuy có lá rụng bay đi, nhưng cũng có lá non nảy mầm. Thiên hạ này sớm muộn gì cũng là vũ đài của chúng ta. Tới lúc đó đã từng phấn đấu, từng thành công, từng vính quang, cho dù cuối cùng thành bùn đất thì có gì phải đáng tiếc.

Thẩm Mặc gật đầu:
- Thái Nhạc, lòng dạ khí độ này của huynh đúng là người thường không sao so được.

- Chuyết Ngôn, chúng ta như nhau mà thôi, cần gì cứ phải khen ngợi thế.
Trương Cư Chính cười lớn:
- Chúng ta đi nhanh thôi, tính khí tế tửu đại nhân không được tốt lắm.

Thẩm Mặc cười, theo hắn đi qua những phòng học của cống sinh, giám sinh, sau đó là đi qua di luân đường, viện tự này rất bắt mắt, bởi vì trong đó có một cây hòe đại thủ cao năm trượng, năm người gộp lại ôm không xuể, không phải do người triều Nguyên trồng, mà nghe nói đã có hơn nghìn năm rồi.

Tuy vội đi đường, Thẩm Mặc cũng không khỏi cảm thán một tiếng:
- Đây chẳng là cây quốc hòe lớn nhất trên đời này rồi.

Trương Cư Chính không tiếp lời y, hai người lúc này đã đi vào tam đường, Trương Cư Chính mới khẽ nói:
- Ngàn vạn lần đừng xem thường Cao Túc Khanh.

"Thì ra vì thế mà vừa rồi hắn đột nhiên mất hứng nói chuyện." Thẩm Mặc nghiêm túc gật đầu.

Tam đường là khu vực làm việc, vừa mới đi qua cổng liền thấy một cái đình ở chính giữa, tên gọi "Kính Nhất", cái đình này xâydựng vào năm Gia Tĩnh thứ bảy, trong đình khắc những lời huấn thị giáo sư quốc tử giám của Gia Tĩnh. Phía đông đình là văn phòng làm việc của tế tửu, tây sương là nơi làm việc của ti nghiêp. Tế tửu là hiệu trưởng, còn ti nghiệp là phó hiệu trưởng.

Phòng của Cao Củng mở rộng, Trương Cư Chính đứng ở bên ngoài, cung kính bẩm báo:
- Đại nhân, Thẩm ti nghiệp tới rồi.

Một giọng nói rền vang truyền ra:
- Ồ, mau mời vào.

Trương Cư Chính đánh mắt với Thẩm Mặc, rồi đi vào trước một bước.

Không biết vì sao, Thẩm Mặc lại có c hút khẩn trương, hít sâu một hơi , thầm tự trào :" Mình đã trải qua giông bão biển khơi rồi, sao còn sợ thủy triều trong cái sông nhỏ này chứ?"

Y thầm nghĩ :" Ông ta chẳng lẽ ăn thịt được mình hay sao?" Liền đi vào trong phòng, thấy ngay Cao Củng đứng dậy sau bàn lớn, cười vang vọng với mình:
- Thẩm ti nghiệp, lão phu ngưỡng mộ đại danh lâu rồi.

Thẩm Mặc nhìn ông ta là nhận ngay ra người phương bắc, thể hình cao lớn, tướng mạo đẹp khác lạ, râu quai nón dầy, nhưng ăn mặc không chú trọng lắm, tấm quan hồng báo rõ ràng có mấy vết bẩn, ông ta lại chẳng hề bận tâm, vẫn mặc trên người.

Nhưng nếu cho rằng ông ta là một hán tử thô hào thì sai rồi, sai lớn rồi ... Chỉ thấy hai hàng mi của Cao Củng vừa thô vừa cao, gần như dựng đứng trên đôi mắt sắc bén, là loại mắt ưng mày sói điển hình. Lại nhìn cánh môi mỏng của ông ta, tỏ ra rất cô ngạo, tất nhiên là một nhân vật cực kỳ khó tiếp xúc.

Nhưng làm Thẩm Mặc "kinh sợ" là Cao Củng lại tươi cười với y, lại còn đứng dậy đón tiếp, điều này khiến y không khỏi thầm lầm bẩm :" Chẳng lẽ là không nên trông mặt mà bắt hình dong."

Bên này Thẩm Mặc chỉ hơi giật mình, còn Trương Cư Chính bên kia sắp trợn lồi cả mắt ra rồi, hắn nhớ rõ ràng, tháng trước mình tới nhậm trức, bị Cao tế tửu nhìn soi mói nửa ngày trời, đợi làm việc xong mới giáo huấn cho hắn một bài, từ đầu tới cuối cả một nụ cười cũng tiết kiệm. Sao tới lượt Thẩm Mặc, Cao Diêm Vương lại thành Phật Di Lặc rồi? Chẳng lẽ chênh lệch giữ người và người lại lớn thế sao?

Hắn còn đang rủa thầm thì Thẩm Mặc và Cao Củng đã hàn huyên xong, chia ra chủ khách ngồi xuống, Cao Củng nghiêm giọng nói:
- Ngươi còn đứng đấy làm cái gì?
Trương Cứ Chính lúc này mới tỉnh lại, cười khổ một tiếng , ngồi xuống mé dưới tiếp chuyện hai người.

Liền nghe Cao Củng hỏi Thẩm Mặc:
- Chuyết Ngôn, biệt hiệu khác của ngươi là gì?

Thẩm Mặc cười :
- Hồi bẩm đại nhân, hạ quan còn chưa có.

Cao Củng lấy làm lạ:
- Vì sao lại thế?

Quan viên thường chỉ cần đưa ra ngoài làm huyện thái gia thôi đều lấy tự nọ hiệu kia để khao thưởng bản thân một chút, Thẩm Mặc làm tới tuần phủ rồi mà không đặt tự hiệu cho mình, làm Cao hiệu trưởng không hiểu.

Thẩm Mặc giải thích:
- Hạ quan luôn nhắc nhở bản thân, chớ nên đắc chí quá sớm, cho nên chưa lấy tự hiệu.

Cao Củng nghe thế vuốt bộ râu rậm, khen:
- Quả nhiên là người phi thường.
Ông ta chẳng bao giờ vỗ mông ai , một khi phá lệ, bản thân cũng thấy nổi da gà. Liền vội vàng chuyển đề tài:
- Có điều, ý nghĩa của việc lấy tự hiệu không chỉ thể hiện sự tôn quý của mình, còn thể hiện mình là bậc tôn trưởng.
Sư phụ lấy tên hiệu cho ngươi, người khác liền không thể gọi tên cha mẹ đặt cho ngươi nữa; tự mình lấy hiệu, người ta sẽ không xưng hô bằng tên sư phụ đặt cho nữa, tương đương với việc đem tên của sư phụ dâng lên thờ, cho nên Cao Củng mới nói như thế. Ông ta còn tiếp tục:
- Vốn đây chỉ là chuyện riêng của ngươi, nhưng nếu như đã làm ti nghiệp rồi, thì phải làm gương cho các học sinh, cho nên Chuyết Ngôn hãy cứ suy nghĩ cho kỹ nhé.

Thẩm Mặc bụng bảo dạ :" Ông đã nói đến thế rồi, ta còn suy nghĩ cái gì được nữa?" Liền cười đáp:
- Đại nhân nói chí phải, là do hạ quan suy nghĩ thiếu chu toàn, hạ quan sẽ nghĩ ngay một cái.

- Vậy nghĩ ngay đi, một lát nữa giới thiệu cho các sư phụ học sinh trong trường còn có cái biệt hiệu thì thỏa đáng hơn, Chuyết Ngôn thấy cái phải không?

Trương Cư Chính nghe thế cười thầm :" Còn tưởng Cao Túc Khanh có thái độ khác với Thẩm Mặc, kết quả vài ba câu đã lộ ra bản chất."

Thẩm Mặc đã nghe nói tới ép hôn, cũng đã nghe tới ép nợ, chỉ chưa nghe tới ép đặt tên :" Thế này chẳng phải cố ý làm khó người ta à?"

Đương nhiên oán thì cứ oán, tên vẫn cứ phải đặt, chỉ đành bắt đầu khởi động đầu óc:
- Hay là goi luôn Thiệu Tô đi, kỷ niệm cố hương và quê hương thứ hai của hạ quan.

- Ý nghĩa không tệ.
Cao Củng suy nghĩ một lúc rồi lại nói:
- Có điều cái tên "Thiệu Tô" có chút nữ tínhtựa hồ không thích hợp lắm .... Lão phu nói thế Chuyết Ngôn không để bụng chứ?

Thẩm Mặc cười rất gượng gạo:
- Đại nhân nói đúng lắm.

Ai ngờ Cao Cùng chẳng để ý tới thái độ của y, càng nói càng hứng:
- Chi bằng gọi là Giang Nam đi, Thiệu Hưng cũng là Giang Nam, Tô Châu cũng là Giang Nam, cùng là một ý tứ, nhưng mà khí thế hơn nhiều.

Trương Cư Chính ở bên cạnh toát mồ hôi, cuối cùng không nhịn được xen vào:
- Đại nhân, chuyện lấy tự hiệu này hình như không tiện làm thay.

Cao Củng bấy giờ mới hơi chút xẩu hổ, cười lớn lấp liếm:
- Ta chẳng qua là đưa ra kiến nghị thôi, đương nhiên còn cần Chuyết Ngôn định đoạt rồi.

Thẩm Mặc còn nói được gì nữa, chỉ đành nặn ra nụ cười nói:
- Giang Nam đúng là nghe hay hơn Thiệu Tô nhiều, cứ dùng cái này vậy.

- Chuyết Ngôn có thể nghĩ một cái khác mà ...
Cao Củng lại bắt đầu nổi hứng khiêm tốn.

Thẩm Mặc thì nghĩa :" Mẹ nó, còn vờ vịt cái quái gì nữa?" Đối với việc hầu hạ lãnh đạo, y có kinh nghiệm phong phú từ kiếp trước, sao làm trái ý tốt của Cao Củng được, cho nên kiên quyết nói:
- Không cần nữa, tuyệt đối không cần đổi nữa.

Cao Củng mừng lắm:
- Giang Nam, sau này gọi ngươi như thế nhé ...
Dừng lại một chút, lại hỏi:
- Được không?

Thẩm Mặc chán lắm rồi, cười khổ:
- Đại nhân cứ gọi hạ quan là Chuyết Ngôn thì hơn.
Điều này thể hiện tôn kính với trưởng bối và cấp trên.

Cao Củng lại lắc đầu:
- Cứ gọi là Giang Nam thì hơn.

"Mặc xác ông." Thẩm Mặc hoàn toàn bất lực rồi, không khỏi lo lắng, sau này sống sao nổi với lão điên này đây?

Lấy tên cho y xong, Cao Củng nói:
- Chúng ta vào chuyện chính nhé, trước tiên ta giới thiệu sơ qua tình hình của Quốc Tử Giám.

Thẩm Mặc trang nghiêm nói:
- Xin đại nhân cứ nói, hạ quan rửa tai lắng nghe.

- Đại Minh ta mặc dù có hai tòa học phủ tối cao, nhưng không cần phải nghi ngờ rằng Bắc giám mới là trung tâm. Quốc tử giám chúng ta đảm nhận trọng trách giáo dục nhân tài cho quốc gia, mặc dù không hiển hách, nhưng đại kế quốc gia ở đó, không cho phép có chút lơ là qua quít nào.
Nói tới đó vẻ mặt ông ta trở nên vô cùng nghiêm túc, Thẩm Mặc nghiêm nghị đáp:
- Hạ quan nhớ kỹ rồi.

Cao Củng gật đầu:
- Trong giám ta là tế tửu, hai vị là ti nghiệp, ba người chúng ta cùng nắm giữ chuyện huấn đạo nho học, là đầu não của Quốc tử giám. Bản giám phía dưới còn thiết lập bốn đường thằng khiên, bác sĩ, điền bộ, chưởng soạn ... Trong đó thằng khiên phụ trách giữ tiết tháo của giám sinh ngay thẳng, đánh giá thành tích dạy học của giáo viên; đường bác sĩ có ngũ kinh bác sĩ, có trợ giáo, phân chia ra dạy dỗ giám sinh bản giám; điển bộ thì nắm giữ tiền bạc cũng chuyện chi tiêu; chưởng soạn là nơi phụ trách ăn uóng không cần phải nhắc tới .... Đáng lý ra thì thánh công cũng thuộc Quốc tử giám chúng ta, có điều người ta khoái hoạt ở bên ngoài, xưa nay không qua lại với chúng ta, coi như không tồn tại là được.

Thẩm Mặc gật đầu:
- Hạ quan hiểu mà.

- Nói hết các chức vụ trong giám, lại nói tới giám sinh, cái này phải nghe cho rõ ràng.
Cao Củng thao thao bất tuyệt:
- Học sinh trong giám chia làm bốn loại : Cử giám, cống giám, ấm giám, lệ giám. Bọn họ tốt xấu khác nhau. Cử giám là cử nhân tới kinh sư thi hội bị trượt, do hàn lâm việc lựa chọn đưa vào quốc tử giám học tập, những người này có thể xem như tinh anh trong giám, tố chất bản thân cao, lại là quan thân, cho nên không cần quản thúc, chỉ cần cung cấp chỗ đọc sách cho họ là được. xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m

- Cống giám là học sinh do phủ học các châu phủ trong thiên hạ tuyện chọn đưa vào giám học tập.
Cao Củng chẳng ngần ngại nói:
- Chuyết Ngôn cũng là người từng trải rồi, tất nhiên biết bởi vì cống cử chỉ có cái hư danh, kết quả biết thành luận bối phận đẳng cấp, hoàn toàn là kẻ ăn gạo lẫm nhiều thì được ưu tiên mà thôi ... Cho nên một là tuổi thì cao, học vấn lại kém, bởi thế thành tích của cống giám rất là tệ.
Nói tới đó liền cười:
- Có điều may là mục đích của bọn họ không phải là đọc sách nữa, mà là qua quít vài năm, tới địa phương làm viên tiểu lại thôi. Cho nên chỉ cần ước thúc lời nói hành vi của bọn họ, giáo huấn đạo đức, còn về phần học thức, thì không cần chú trọng làm gì.

- Ấm giám là con cháu quan viên tam phẩm trở lên, cùng với con cháu huân tước đưa vào giám đọc sách; lệ giám là quốc gia có chuyện, tiền không đủ dùng, bình dân cống nạp cho quan phủ xong, đặc cách cho con cháu vào giám học tập, cho nên còn gọi là dân sinh. Ấm sinh và lệ giám cơ bản giống như cống sinh, cũng chẳng cần yêu cầu gì về học tập, chỉ cần ước thúc cử chỉ hành vi không để bọn họ làm cho bản giám mất mặt là được.

Thẩm Mặc nghe Cao Củng giới thiệu xong, thầm nghĩ :" Mấy cái việc này một mình sở thằng khiên làm hết là được, cùng lắm thì thêm sở chưởng soạn, cần gì tới bác sĩ với trợ giáo nữa?"

Trương Cư Chính đoán được suy nghĩ của y, liền nói:
- Ban đầu Quốc tử giám thối nát cả rồi, người nộp tiền vào giám tràn lan, làm bừa làm bậy trong giám, ra ngoài thì tầm thường vô dụng. Cái danh giám sinh bị người ta khinh bỉ, tình hình khác hẳn với thời đầu lập quốc.
Nói tới đó chuyển giọng:
- Nhưng từ khi đại nhân nhậm chức, quyết tâm thay đổi hiện trạng này, khôi phục thời thịnh vượng. Đem bốn loại giám cử, cống, ấm , lệ cho sở thằng khiên quản lý ước thúc. Đồng thời được bệ hạ đồng ý, nên tiến hành thêm tuyển cổng ở các phủ châu huyện , thông qua thi cử nghiêm khắc, phân loại học thức tốt xấu, người trẻ tuổi có tài mới được tuyển vào quốc tử giám học tập, hiện giờ tình hình chuyển biến tốt hơn hẳn rồi.

Nguồn: tunghoanh.com/quan-cu-nhat-pham/chuong-516-9Aiaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận