Truyện cổ Hàn Quốc thời Tam Quốc Chương 5


Chương 5
Thoát Giải Vương lên tàu vượt biển

Đây là câu chuyện xảy ra vào thời Nam Giải Vương nước Tân La.

Nước Giá Lạc nằm ở phía nam nước Tân La. Một ngày nọ, giữa biển khoi của nước Giá Lạc xuất hiện một chiếc thuyền lạ. Nhà vua của nước Giá Lạc là Thủ Lộ Vương cùng các hạ thần và người dân đi ra biển, đánh trống thật to để đón tiếp chiếc thuyền lạ. Nhưng khi chiếc thuyền lạ nghe thấy tiếng trống thì liền quay mũi thuyền bỏ chạy như tên bay. Chiếc thuyền lạ chạy đến bờ biển A Trân thuộc thôn Hạ Tây Tri, phía đông nước Tân La.

Lúc này, có một bà lão sống ở bờ biển A Trân, người ta gọi bà lão là A Trân Nghĩa Tiên. Bà lão chính là mẹ của người đã từng lái con thuyền của Hách Cư Thế Vương. Một hôm, ở ngoài biển, bỗng có bầy chim khách kéo nhau về ca hát.

Lạ quá. Ngoài khoi kia vốn không có tảng đá nào, cớ sao bầy chim khách lại kéo nhau về ca hát vậy nhỉ?

Nói xong, bà lão chèo thuyền ra biển xem. Khi đến gần, bà lão phát hiện noi mà bầy chim khách tụ họp không phải là tảng đá mà là một chiếc thuyền lạ. Lấy làm lạ, bà Jão lên thuyền lặng lẽ xem xét. Trên thuyền

CÓ một cái rương to, dài khoảng hai mưoi thước, rộng khoảng mười ba thước.

Bà lão A Trân Nghĩa Tiên liền kéo chiếc thuyền lạ vào bờ rồi mang chiếc rương vào rừng. Nhưng vì muốn biết đây là điều lành hay điều gở nên bà lão chắp tay khấn vái trời đất rồi từ từ mở nắp chiếc rương. Khi mở chiếc rương ra, bà lão ngạc nhiên, cái gì thế này? Trong rương có một bé trai xinh xắn. Ngoài ra còn có bảy báu vật quý hiếm và nhiều người tùy tùng. Bà lão A Trân Nghĩa Tiên dẫn mọi người về nhà và chăm sóc họ trong bảy ngày.

Sau bảy ngày được bà lão tận tình chăm sóc, cậu bé mói mở miệng nói:

"Cháu vốn là người của nước Long Thành, ở đất nước của cháu, từ xa xưa đã có hai mưoi tám vị Long Vương. Tất cả họ đều được sinh ra có hình dạng giống con người. Lên năm, sáu tuổi thì các vị Long Vương lên ngôi và trị vì trăm họ. ở đất nước của cháu có tám thứ bậc cốt phẩm nhưng tất cả các vị Long Vương đều không phân biệt mà đều là vua một nước. Cha cháu tên là Hàm Đạt Bà và là một trong những vị Long Vương ấy. Cha cháu đã sớm cưới công chúa nước Tích Nữ. Song mãi mẹ cháu không có con nên bà đã cầu xin bề trên ban cho một mụn con trai. Sau bảy tháng, mẹ cháu hạ sinh một quả trứng khổng lồ. Cha cháu triệu tập các hạ thần lại và nói: "Xưa nay con người mà sinh ra trứng đều là chuyện kỳ quái, hẳn đây không thể là điều tốt lành". Nói xong, cha cháu sai người làm một cái rương rồi cho quả trứng cùng vói bảy loại báu vật và những người tùy tùng vào đó rồi thả xuống biển. Cha cháu nói: "Nếu con có duyên vói noi nào thì hãy dạt vào noi đó mà sinh sống rồi xây dựng đất nước theo ý của con". Cháu là đứa trẻ được sinh ra từ quả trứng ấy. Đúng lúc đó có con rồng lửa xuất hiện và hộ tống chiếc thuyền đến noi đây."

Nói xong, đứa bé dẫn theo hai người tùy tùng và mang theo cây gậy đi lên núi Thổ Hàm Sơn. Họ làm một ngôi mộ đá và ở lại đó trong bảy ngày. Thế rồi, họ đi tìm vùng đất tốt để xây thành và họ phát hiện dưới chân núi có một ngọn đồi có hình dạng tựa như mặt trăng đầu tháng và đây là một noi lý tưởng. Họ liền đi xuống đó thì mói hay có người tên là Hồ Công đã xây nhà và đang sinh sống ở đây.

Cậu bé nghĩ kế chiếm đoạt ngôi nhà. Cậu ta bèn lén chôn thanh đá mài và than bên cạnh ngôi nhà. Sáng hôm sau, cậu đến ngôi nhà ấy và gõ cửa. Khi có người ra mở cửa thì cậu bé nói một cách tỉnh bơ:

"Ta là Thoát Giải. Đây là ngôi nhà mà cha ta đã từng sinh sống."

Chủ nhà Hồ Công đương nhiên là giãy lên và nói rằng không phải như vậy. Thoát Giải thì khăng khăng rằng đây là nhà của mình. Hai bên cứ tranh cãi và không thể phân giải được nên đành đến quan

gia nhờ phân xử. Quan gia hỏi Thoát Giải:

"Ngưoi có chứng cứ gì mà cho rằng ngôi nhà này là nhà của ngưoi?"

Thoát Giải trả lời:

"Gia đình chúng tôi vốn là nhà làm thợ rèn. Trong thời gian cả gia đình chúng tôi tạm thời đi sang làng khác thì người khác đã chiếm nhà của chúng tôi để ở. Nếu quan đào đất lên thì sẽ biết là tôi nói đúng hay nói sai."

Quan gia cho đào đất lên theo lời của Thoát Giải thì đúng là có thanh đá mài và than được chôn dưới đất. Quan gia tin lời của Thoát Giải và yêu cầu Hồ Công trả lại nhà cho Thoát Giải. Hồ Công không còn cách nào khác đành ngậm bồ hòn mà giao nhà cho Thoát Giải. Thế là Thoát Giải chiếm nhà của người khác một cách thông minh.

Lúc đó, Nam Giải Vương trị vì nước Tân La nghe tin đồn và biết được Thoát Giải là người tài giỏi nên đã gả con gái đầu lòng cho Thoát Giải. Vậy là Thoát Giải đã cưới công chúa và trở thành con rể nước Tân La.

Một hôm, trên đường đi lên núi Thổ Hàm Sơn trở về, Thoát Giải thấy khát nước nên sai người hầu đi lấy nước suối. Người hầu trên đường đi lấy nước suối trở về đã lén uống trước một ngụm: ôi, nhưng chuyện gì đã xảy ra? Chén nước dính luôn vào miệng người hầu. Người hầu cố gắng mấy cũng không thể nào gỡ được chén nước ra khỏi miệng. Không còn cách nào khác, người hầu đành trở về chỗ Thoái Giải vói bộ dạng chén nước dính chặt trên miệng. Thoát Giải đã mắng người hầu lần sau không được như thế nữa và người hầu thề rằng:

"Sau này dù suối có gần hay xa, hạ nhân cũng không dám uống nước trước nữa ạ."

Đến lúc đó chén nước mói rời khỏi miệng người hầu. Kể từ đấy, không một người hầu nào dám lừa dối Thoát Giải. Ngày nay, trên núi Thổ Hàm Sơn vẫn còn một cái giếng gọi là Diêu Nãi Tỉnh, đó chính là noi mà người hầu từng lấy nước.

Sau khi Nỗ Lễ Vương qua đời, Thoát Giải lên ngôi vua, cho đến lúc này Thoát Giải vẫn chỉ có tên là Thoát Giải mà không có họ. Thoát Giải suy nghĩ không biết lấy chữ gì làm họ cho mình. Nhớ lại trước đây Thoát Giải đã từng chiếm nhà của người khác và nói: "Đây là ngôi nhà ngày xưa của ta" nên Thoát Giải đã lấy chữ tích ( Ẽĩ1) làm họ cho mình. Chữ tích (ít1) còn có nghĩa là ngày xưa. Có người còn cho rằng nhờ bầy chim khách mà chiếc rương mói được mở ra


nên Thoát Giải đã lấy chữ tích (Ẽĩ1) nằm trong chữ thước (tl : chim khách) làm họ cho mình. Còn tên gọi Thoát Giải có nghĩa là giải thoát, tức được cởi bỏ khỏi lốt vỏ trứng và thoát khỏi chiếc rương.

Thoát Giải Vương trị vì nước Tân La trong vòng hai mưoi ba năm thì qua đời. Khi tổ chức tang lễ, người ta định xây mộ cho nhà vua trên đồi Sơ Xuyên nhưng linh hồn của Thoát Giải Vương đã hiện về và nói rằng:

"Đừng chôn xương của ta dưới đất."

Mọi người nhìn lại thi thể của nhà vua thì thấy đường kính xương sọ của vua to bằng 3,2 thước, xương mình dài 9,7 thước. Tất cả những chiếc răng đã kết dính thành một khối, tất cả những chiếc xương đều kết dính lại với nhau cứng và chắc. Thiên hạ xưa nay chưa từng thấy có bộ xương thứ hai như vậy.

Không còn cách nào khác, người ta đành nghiền bộ xương thành bột rồi nặn thành một bức tượng y như lúc Thoát Giải Vương còn sống và đặt bức tượng ở điện chính. Thế nhưng linh hồn của Thoát Giải Vương lại hiện về và nói:

"Hãy chôn xương của ta trên núi Thổ Hàm Sơn."

Cuối cùng, người ta đem chôn hài cốt của Thoát Giải Vương trên núi Thổ Hàm Sơn.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/83680


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận