Một bên là biển, một bên là núi, giữa là dải đồng bằng hẹp. Nhiều quãng hẹp đến nỗi tưởng chừng người đứng trên núi gọi thật to, người đứng dưới bờ biển cũng nghe tiếng.
Hàng mấy chục con sông lớn nhỏ từ trên núi đổ xuống như những lưỡi dao xanh, xắt khúc dải đồng bằng hẹp ra những khúc ngắn dài, xiên xẹo, như người nội trợ vụng xắt khúc con cá hố. Sau ngày Huế vỡ mặt tlận, lực lượng kháng chiến của mỗi huyện đổ ngang lên vùng rừng núi thuộc huyện mình, thành lập chiến khu. Cả tỉnh Thừa Thiên cũ eó sáu huyện mà có đến bảy tám chiến khu. Do đó Chị-tìm-con đến làng nào cũng than thở với khách ăn bún: "Chiến khu bất loạn (1), không biết đi tìm cho hết phải mất mấy tháng, mấy năm".
Trong bảy tám chiến khu đó, chiến khu Hoà Mỹ là chiến khu lớn nhất và cũng là chiến khu đầu tiên. Xê-ca Hoà Mỹ là đầu não kháng chiến của tỉnh. Các cơ quan tỉnh đều đóng ở đây Bọn giặc biết rõ như vậy. Chúng dốc sức, tìm đủ trăm phương nghìn kế để tiêu diệt chiến khu Hoà Mỹ. Việc trước tiên là chúng đổ quân lên làng Đất Đỏ, một làng chỉ cách Hoà Mỹ bốn cây số, xây vị trí và chất ở đó một trung đội âu Phi.
Trung đội giặc này lừng danh thiện chiến, rất giỏi đánh vùng rừng núi, mới đưa từ Pháp sang, được gọi là Đội tuần tiễu núi An-pơ (Chasseur Alpin). Phía nam Hoà Mỹ, chúng đóng vị trí Sơn Quả. Vị trí Đất Đỏ khác nào mũi lê dí vào trán chiến khu và vị trí Sơn Quả như lưỡi dao găm kề mạn sườn chiến khu.
Mặt khác, chúng tung gián điệp, biệt kích lên chiến khu do thám, chỉ điểm, chuẩn bị cho kế hoạch tấn công tiêu diệt chiến khu…
Xê ca Hoà Mỹ được chia thành bảy Xê-ca nhỏ, theo từng lớp chiều sâu của núi: Từ Xê-ca Một đến Xê-ca Bảy.
Bộ đội Thừa Thiên ngày đó ưa nói tiếng Tây cho vui, họ không gọi Xê-ca Một, Xê-ca Hai… gọi là Xê-ca "Oon", Xê-ca "Đơ" Xê ca "Tờ-roa", Xê-ca "Cát", Xê-ca "Xanh", Xê-ca "Xít", Xê ca "Xết".
Riêng làng Hoà Mỹ được gọi là "Tiền chiến khu".
Chỉ sau mấy tháng, chiến khu Hoà Mỹ đã có những thay đổi thật lớn lao. Xê-ca bây gi đã có gần đầy đủ các bộ phận của "guồng máy kháng chiến tỉnh". Nhà cừa, lán trại của bộ đội cơ quan, mọc lên ngày một nhiều, từ Tiền chiến khu đến Xê-ca "Xết", có khu nhà Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh, Trung đoàn bộ, Tỉnh đội, bệnh viện, xưởng quân giới xưởng bào chế dược liệu, kho quân khí, quân lương, quân nhu… Vùng Tiền chiến khu, hàng quán của đồng bào mọc lên ngày một đông. Tiền chiến khu cũng là nơi đóng quân của một số đơn vị như trinh sát, biệt động, đại đội liên pháo… Giữa trung tâm Hoà Mỹ có cả nhà văn hoá đại chúng - nhà bằng tranh tre nứa, nhưng cao rộng thênh thang, dựng theo kiểu hội trường. Hàng tuần, ngày chủ nhật, nhà văn hoá đại chúng thường tổ chức sinh hoạt văn hoá, biểu diễn văn nghệ; các tiết mục văn nghệ đều do các đơn vị, các cơ quan tự biên tự diễn.
Chỉ riêng sự thiếu thốn, gian khổ thì Xê-ca Hoà Mỹ ngày đó còn gay gắt, quyết liệt hơn cả những ngày đầu tiên. Có thể nói cuộc sống gian khổ thiếu thốn ngày đó đã trở thành những huyền thoại: huyền thoại đói, huyền thoại rét, huyền thoại rách rưới, huyền thoại ghẻ, huyền thoại rận, huyền thoại bệnh tật và cao đẹp hơn hết là những huyền thoại "bền gan chịu đựng" của những người kháng chiến cứu nước.
Chú thích:
(1) Quá nhiều - tiếng địa phương Huế.