Nghe tiếng người lạ, hai gã đều quay đầu ngoái cổ lại nhìn về phía tôi. Đến nơi, thuận đà chạy tôi tung cú song phi tên thứ nhất, tiếp đó hạ tên còn lại bằng cú móc trái và quả đạp ngay bụng.
- Ông chú, ông có sao không?- Vừa xử xong hai tên thì bên tai tôi truyền đến thanh âm của thằng Khánh.
- Các cậu… - Gã đàn ông kia có vẻ như vừa nhận ra đối tượng thân quen mơ hồ đang đỡ ổng ngồi dậy.
Đang định bảo thằng Khánh đỡ ổng lên xe đưa đi bệnh viện thì đồng loạt gần chục chiếc xe wave độ nẹt bô “bùm bùm” chạy đến. Bước xuống xe là Trung trọc và tụi đàn em.
- Anh Phong, anh Khánh, anh Huy có chuyện gì thế?- Tên Trung hớt hải chạy đến bên hỏi.
- Mấy đứa xem hai thằng kia thế nào rồi giải quyết đi. Anh đưa người đi viện. À trông chừng cô gái kia lát anh quay lại.
- Vâng. Anh đi cẩn thận.
Liền đó, ba bọn liền đưa gã đàn ông lạ mặt kia lên xe chạy đến bệnh viện, gã được nhanh chóng được chuyển vào phòng cấp cứu. Cánh cửa phòng vừa khép lại cũng là lúc hơi thở trong lồng ngực tôi được ép mạnh xả ra, một trạng thái như lo lắng khác bắt đầu.
Nét lo âu hằn rõ lên khuôn mặt hai thằng bạn có gì đó hơi quá đáng nếu như người nằm trong kia và kẻ ngồi ngoài này chưa tương tác với nhau lần nào, dù chỉ là thoáng qua. Có lẽ đọc được suy nghĩ của vừa rồi của tôi, Khánh nhìn tôi trầm giọng:
- Ông ấy là ân nhân mày đấy.
- Ân nhân?- Cái nhíu mày khó hiểu cùng câu hỏi mang hàm ý “mày nói rõ hơn được không” của tôi tức khắc phản hồi sau ba nốt nhạc khi câu hỏi của Khánh vừa lọt vào tai tôi.
- Cái người mà đưa mày đến viện lúc xưa mày nhớ không, chính là ổng đấy.
Phải mất hơn chục giây thì trí óc tôi mới tìm lại đoạn hồi ức mỏng manh mờ ảo không tiếng, không hình, nơi đang bị những khoảng kí ức ngập tràn hình ảnh, âm thanh khác chèn ép tưởng chừng chẳng thể nhận ra diện mạo như lúc ban đầu.
- Thì ra là ông ấy à? - Môi tôi đồng điệu với thanh âm nơi cuốn họng đưa ra nghi vấn như xác nhận lần cuối.
- ... - Khánh không lên tiếng, nhưng cái gật đầu của nó chẳng khác nào câu trả lời ở thể khẳng định.
Đồng hồ treo trên tường cứ tích tắc từng nhịp đều đều, không vội vã, không hối thúc. Từng nhịp, từng nhịp tuy nhỏ nhưng trong dãy hành lang này thì mọi thứ dường như đều lắng đọng lại nên nghe rõ vô cùng. Thời gian càng trôi thì nỗi lo âu càng chất chồng nhiều hơn trong đáy lòng tôi, chỗ ứ đọng tất cả nỗi niềm của bản thân mỗi người. Ngồi ôm suy nghĩ vẩn một lúc lâu sau thì cánh cửa màu sơn trắng cũng được xê dịch thụt vào trong bởi sự tác động của một người. “Chính là vị bác sĩ”, suy nghĩ đó vừa mới chạy dọc tế bào não bộ thì hình ảnh “ra-đa” báo về đã nhấn chìm kết luận vội vàng trước đó. Một cô y tá mảnh khảnh bước ra. Cửa phòng lại kép kín ngay sau đó. Không lâu sau, cô y tá quay lại với nét mặt chẳng mấy “xuân”, thay vào đó là vẻ lo lắng hiện rõ. Chưa để bọn tôi lên tiếng thì cô đã vội vàng hỏi gấp:
- Có ai có nhóm máu AB không. Bệnh nhân đang cần gấp, hiện tại kho dự trữ hết loại này rồi.
- Có, tôi.- Như một phản tôi đáp lại chẳng kịp suy nghĩ.
- Tốt, đi theo tôi.
Tiếp đó, tôi vào nằm ở một giường bệnh thuộc một khu đối diện với phòng lão ân nhân đang “mơ ngủ tạm thời” để lấy máu. Vì lượng máu đang cần gấp mà chỉ có tôi là có cùng nhóm máu với ông ta nên số mi-li-lit huyết tương lấy ra khỏi cơ thể tôi lúc này là khá nhiều. Điều đó dẫn đến sự chuyển đổi trong cơ thể tôi, người tôi dần cảm thấy khó chịu, chóng mặt, hoa mắt rồi tôi thiếp đi lúc nào chẳng hay sau khi chị y tá tiêm vào cánh tay tôi một chất lỏng sóng sánh vàng vàng gì đó mà tôi chẳng rõ.
Chuỗi nhận thức bắt đầu tạm ngưng hoạt động, thay vào đó đống hồi ức hỗn độn được trí nhớ lắp ghép tạm thời, rồi tua lại những thước phim nhỏ lẻ nhưng có ấn tượng lớn đã từng xảy ra trong quá khứ. Và cơn ác mộng đó lại đến…
…Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!
Rầm! Rầm!! Rầm!!!
Tiếng súng được lắp ống giảm thanh vừa dứt thì một loạt tiếng sấm rung chuyển đất trời rền vang.
Máu tuôn xối tuôn xả…hai vũng máu càng lúc càng lớn… lớn dần. Lát sau máu đông lại sẫm màu. Những tia máu nhỏ phụt ra tung tóe khắp nền đất ẩm cũng đã mất đi sự sống cuối cùng vốn có của nó. Gió rít sắc lẹm từng cơn thoát qua những mảnh tôn cũ kĩ, đập bạch bạch, phành phạch vang lên theo chu kì…
Ý thức tôi lại bị tạt gáo nước lạnh b i giấc mơ ngày ấy, cái ngày định mệnh. Mười mấy năm nay, tôi đã quen với việc sống chung ác mộng ấy, nỗi đau đó cứ đeo bám tôi từng ngày để rồi lâu dần hình thành nên vết sẹo vô hình chiếm lấy một khoảng không nhỏ trong kí ức tôi. Trước mặt tôi lúc này là thằng Khánh đang say ngủ trên chiếc ghế xếp. Không gian khá tĩnh lặng, chỉ còn đâu đó ngoài cánh cửa sổ kia tiếng kêu râm ran của những động vật hoạt động về đêm. Lôi cái điện thoại ra thì thấy đã hai giờ sáng, màn hình điện thoại đồng thời hiện rõ thông báo cuộc gọi nhỡ của thằng Trung. Định gọi lại hỏi nó Trác Nguyên ra sao nhưng thấy muộn rồi, với lại tự nhủ chắc hai thằng bạn tôi nó lo rồi nên ý định đó bị dẹp qua một bên để nhường chỗ cho một giấc ngủ mới.
Sáng đó, tôi dậy khá sớm. Mặc dù tối qua cơ thể yếu đi trông thấy do hệ quả việc hiến máu nhưng nhờ tiêm thuốc phục hồi chức năng sớm và được nghỉ ngơi đầy đủ nên bây giờ cơ thể đã dần ổn định trở lại. Ngó qua ghế thì Khánh nó vẫn ngủ ngon lành, tôi bước nhẹ nhàng ra hành lang hít thở bầu không khí trong lành, cảm nhận cái vị lành lạnh, ngòn ngọt của từng giọt sương đêm chưa tan hết. Dưới sân và những dãy hành lang thì lát đát đát cũng có người dậy. Người thì chạy bộ xung quanh bồn hoa, kẻ thì gác chân lên lan can uốn éo mình với những tư thế khác nhau. Xa xa, vài cặp đôi đang dạo bộ, chuyện trò. Có cô bé hình như giận anh thanh niên nên xụ mặt không thèm nói chuyện, rồi bỗng anh chạy vụt đi. Lát sau, anh ta quay lại khi trên tay là một đóa hồng đỏ thắm. Đón lấy bông hoa cũng như nhận lấy lòng thành của chàng trai nên cô gái khẽ cười, rồi tiếp tục nắm tay anh chàng đi dạo. Thấy cảnh vừa rồi bất giác tôi cười mỉm, một “cái giá như thứ nhất” lướt nhẹ qua đầu, rồi “cái giá như thứ hai”, thứ ba,... Biết những điều đó mãi mãi chẳng thể nên tôi vội lắc lắc đầu vài cái như để những điều ước vừa rồi rơi rụng ra khỏi nhánh cây ý nghĩ của bản thân.
- Mày thấy sao rồi, còn mệt không?- Thằng Khánh vừa vươn vai, ngáp ngắn ngáp dài tiến lại hỏi tôi.
- Hết rồi, dậy khi nào vậy.
- Mới thôi, mày dậy sớm thế.
- Ừ, tao thích không khí sáng sớm. À, thằng Huy ở bên phòng trông ông kia à.
- Uhm. Thôi tao qua nó xem thế nào, mày đi không.
- Đi, chờ tao vô lấy đôi dép cái.
Đến nơi thì thấy Huy nó cũng vừa dậy, ông chú kia vẫn chưa tỉnh. Qua lời kể của thằng Khánh trước đó thì nhờ được bổ sung máu kịp thời nên tính mạng ổng được bảo toàn.
Lát sau thì ông chú cũng tỉnh lại. Thấy thế tôi vội chạy đi gọi bác sĩ. Sau đó, việc kiểm tra tình trạng hệ quả sau chấn thương được “bác blue” tiếng hành nhanh chóng.
- Vết thương tạm thời không đáng lo ngại. Nhưng người nhà chú ý thời gian này dạ dạy bệnh nhân còn yếu nên việc ăn uống phải kĩ càng, tốt nhất là chỉ nên ăn cháo. Ngoài ra, đừng để bênh nhân cử động mạnh, tránh động đến với thương.
- Vâng.
Cánh cửa vừa được bác sĩ khép lại thì Huy nó liền lên tiếng:
- Chú thấy đỡ hơn chưa?
- Ừ, cảm ơn các cậu, tôi khỏe nhiều rồi. Mà các cậu... chúng ta...có duyên nhỉ.- Hơi khó khăn một chút, ông chú đáp lại câu hỏi.
- Thôi chú cứ nghĩ ngơi đi, khi nào khỏe nói chuyện với bọn con cũng được.- Tôi thấy vậy vội bảo.
- Không sao, mà mấy đứa đừng gọi cho người nhà chú biết ha.
- Hôm qua tụi cháu định báo cho người nhà chú nhưng không tìm thấy điện thoại chú nên...- Khánh lúc này mới lên tiếng.
- Chắc chú bỏ quên trong xe rồi cũng nên.
- Vâng. À sao tối qua bọn nó lại đâm chú vậy?- Huy trưng cái mặt thắc mắc.
- Cũng không có gì, chắc bọn nó “cay” khi chú bảo con gái chú về ấy mà.- Nét mặt ổng hình như có cái gì đó khác lạ khi đồng tử chợt co giãn khác thường và dù dấu hiệu đó diễn ra rất nhanh nhưng “bộ máy ảnh” của tôi đã kịp chụp lại những “tấm hình” đó rồi lưu vào “bộ nhớ tạm thời”.
- Con gái chú là Trác Nguyên sao?- Khánh và Huy lập tức reo lên tỏ ý ngạc nhiên.
- Ủa, mấy đứa biết nó à?
- Dạ, bọn con cũng chỉ vừa biết Trác nguyên một lúc trước khi con gặp lại chú thôi.- Huy tỏ ra khá lễ phép với ông chú.
- Vâng, đúng đấy ạ. Thật là chúng ta có duyên.- Khánh cũng vội bổ sung.
- Mấy đứa biết hiện giờ Trác Nguyên ở đâu không?
- Dạ bọn con nhờ người trông cô ấy rồi ạ.
- Các cậu hình như...là người X - W phải không.- Đôi mày ông chú chợt co lai, ánh mắt dường như “cô lại”, sắc hơn khi thấy nét mực in hằn hai chữ X-W nên cánh tay thằng Khánh.
- Dạ, xin lỗi chú. Bọn con...
- Có gì mà phải xin lỗi chứ. Có thể việc làm của các cậu khiến nhiều người phản cảm nhưng với tôi âu cũng đều là số phận mà mệnh trời đã an bài. Bản chất ai cũng đều tốt đẹp nhưng hoàn cảnh sống khác nhau. Vì dòng đời xô đẩy nên các cậu mới làm những việc như thế đúng không?
Lời ông chú vừa dứt thì không khí có vẻ trầm hơn.
Để kéo lại không khí vừa mới chùng xuống, tôi liền đổi chủ đề bằng câu hỏi chẳng liên quan:
- Lần trước chú cứu con?
- Ừ, không có gì, nếu là tôi chắc cậu cũng làm như vậy đúng không?
- Dạ. dù sao cũng cảm ơn chú nhiều.
- Mà cậu là người truyền máu cho tôi phải không. Nãy tôi nghe các cậu nói chuyện.
- Dạ, không có gì chú.
- Cảm ơn cậu ha. Không có cậu, cái mạng già này chắc chẳng thể nằm đây.
- Chú cứ nói thế, chú còn trẻ chán.- Khánh nhăn nhăm mặt bảo.
- À, sao chú nói không cho người nhà biết vậy?
- Chú có hai đứa con gái, vợ chú mất cách đây mấy năm rồi. Chú không muốn chúng lo lắng cho chú.
- Mà sao thái độ Trác Nguyên kì lạ vậy chú? Khi chú bị đâm cô ấy chẳng tỏ ra phản ứng gì cả.- Huy lại cau mày tò mò.
- Cái này...cái này...
- Chú không nói cũng không sao. Chuyện riêng của chú mà, cháu xin lỗi.- Huy thấy vậy nên bảo.
- Cho chú mượn điện thoại được không, để chú báo con chú một tiếng không nó lo.
- Vâng.- Tôi gật đầu rồi rút điện thoại trong túi ra đưa ông chú.
Tiếng nhạc chờ kiss the rain cất lên nhẹ nhàng, sâu lắng một lát thì đầu dây bên kia vang vọng tiếng người con gái:
- Alo, xin lỗi cho hỏi ai vậy.
- Phương hả con, ba đây.
- Ủa ba à, điện thoại ba đâu, sao con gọi hoài không được.
- Ừ, ba đây. Điện thoại ba hết pin nên ba mượn điện thoại của người ta mà gọi về báo cho con biết để con không phải lo lắng.
- Ba nói dối con. Ba đang nằm viện phải không?
- Sao, sao con biết.
- Em gái mới nói cho con.
- Trác Nguyên về rồi à.
- Vâng, mới nãy có xe gì lạ lạ đưa về. Hồi tối ba nói đi tìm em không về làm con lo quá chừng.
- Ừ, ba xin lỗi.
- Giờ ba đang nằm ở đâu, nói con địa chỉ con đến.
- Thôi con lo đi học đi, có người ở đây rồi.
- Ba có nói cho con biết không thì bảo?
- Thôi được rồi, chút ba nhắn tin qua.
- Vâng, ba nhớ đấy, con đang nấu cháo. Chín rồi con đem qua.
- Ừ.
- Thôi ba nghỉ đi, chút con với em ghé.
- Ừ, chào con, ba cúp máy đây.
- Vâng, chào ba. Ba nghỉ ngơi đi ạ.
Qua giờ không về hẻm cũng không gặp Vũ chó đốm nên tôi gọi về hỏi tụi đàn em tình hình có gì bất thường không, sẵn tiện báo Vũ một tiếng để gã biết.
Vừa cất điện thoại vào túi, xoay người lại thì tôi bắt gặp Phương đang bước tới trên tay xách cặp lồng, và phía sau là Trác Nguyên đang lặng lẽ đi theo.
“Chẳng lẽ Phương chính là con gái của ông chú?”- Một nghi vấn ngay lập tức hiện lên trong đầu khi những đoạn đối thoại của ông chú và “người có tên Phương” rồi sự xuất hiện bất ngờ của cô cùng với Trác Nguyên lúc này.
- Ủa, Phương đi đâu đây.- Dù lờ mờ đoán được câu trả lời nhưng để chắc chắn thì tôi vẫn đưa ra câu hỏi, nửa như phép lịch sự chào hỏi, nửa như thể hiện thái độ bất ngờ, ngạc nhiên.
- Anh…Em đi thăm ba. Anh làm gì mà ở đây.
- Ba em đang nằm ở phòng B209 phải không?- Tôi hỏi như xác nhận lần cuối.
- Dạ vâng, sao anh biết?
- Anh tình cờ gặp chú thôi, chú đang chờ em đấy.
- Vâng, anh đi cùng em luôn chứ.
- Thôi em đi đi, anh đứng ngoài này được rồi.
- Vâng, vậy em đi, chút nói chuyện anh sau.- Phương gật đầu nhẹ với tôi rồi quay sang Trác Nguyên.- Đi thôi Nguyên.
- …
Có lẽ thái độ lạnh lùng, luôn giữ im lặng này của Trác Nguyên không chỉ đối với người ngoài khi mà ngay cả ông chú rồi Phương hỏi cô nàng vẫn một mực lặng im. Dường như có chút gì đó do dự trong cái quyết định đi hay không nên mất hơn năm giây sau câu trả lời mới được cô đưa ra, là cái gật đầu nhẹ.
Bệnh viện lúc này đã nhộn nhịp hơn và bắt đầu ngột ngạt bởi lượng người đến khám, số bệnh nhân thức giấc dần tăng. Các cô y tá, các vị bác sĩ cũng vì thế mà tất bật hơn trông thấy.
Đang thả lỏng người khỏi những trói buộc vô hình kia thì sau lưng tôi vang lên tiếng bước chân rất khẽ. Từng bước nhẹ nhàng đến bên cạnh tôi… im lặng. Mắt vẫn nhìn về phía trước nhưng tôi biết đó là Trác Nguyên vì vài sợ tóc hung nâu đỏ vừa cuộn mình theo làn gió lướt qua sống mũi tôi.
Bên dưới kia không khí ồn ào, náo nhiệt, tiếng cười nói, tiếng khóc, tiếng la. Đối lập với mảng bức tranh sinh động ấy, ở một góc ít ai để ý có một thanh niên, là tôi, và một cô gái đứng cạnh nhau với những tiếng thở đều đều nhè nhẹ quyện vào trong gió. Có thể lúc này khoảng cách địa lý giữa tôi và Trác Nguyên rất gần nhau nhưng xét về khía cạnh phần “hồn” thì tôi sẽ còn rất lâu nếu muốn phá bỏ bớt lớp băng vô hình đang đông cứng tâm hồn cô. Bởi vì tôi cảm nhận, đánh giá được phần nào tâm lý cô nàng qua những biểu hiện trong ba lần gặp của hai ngày vừa qua cùng những sự việc qua lời kể của ông chú rồi gã Tuấn trước đó.
- Phong, Trác Nguyên!!! Hai người làm gì ngoài này vậy, sao không vào?
- Huy à, đứng ngắm cảnh thôi.
- Trác Nguyên, sao em không vào thăm ba?- Rồi nó quay sang “bức tượng biết đi” cười tươi hỏi.
- …
Thái độ của cô nàng có lẽ gây ít nhiều bất ngờ và sự lúng túng, ngượng ngập cho Huy nên khuôn mặt nó lúc này chảy dài trông mà tội nghiệp.