Chuyện Tình Viên Phó Sứ Chương 4


Chương 4
Hạnh phúc và bất hạnh

Một ngày trước khi sự kiện bi thảm nói trên xảy ra, Misen đến Lào Cai bằng đường xe lửa với cô vợ Quế trong một toa xe lửa hạng ba. Cùng đi còn có mấy người giúp việc Misen và vài con chó giữ nhà.

Tư lệnh Xéc Răng đón tiếp Misen rất niềm nở, nói rằng Misen sẽ đảm nhiệm công việc về tài chính, hành chính và pháp lý của khu vực này. "Tôi quá bận rộn với việc chỉ huy tiểu đoàn và tổ chức phòng ngự nên không đảm đương được trách nhiệm về pháp lý, dân sự...". Xéc Răng xởi lởi bộc bạch với Misen - người đồng sự dưới quyền ông ta vừa mới đến nhậm chức. Như vậy, nhiệm vụ của Misen ở Lào Cai bây giờ cũng giống như việc anh ta đã làm trước đây hai năm ở Móng Cái. Nhưng lần này Misen được Bộ tư lệnh Lào Cai bổ nhiệm với chức danh tiểu đoàn phó để giúp việc cho tiểu đoàn trưởng. Anh bắt tay vào thực thi nhiệm vụ trước hết bằng những cuộc tiếp xúc bổ ích với những sĩ quan quân đội đồn trú đóng ở vùng Cốc Lếu, bên bờ hữu ngạn sông Hồng. Cảm nhận được sự tin tưởng của tư lệnh Xéc Răng, Misen tự nhủ lòng sẽ hoàn thành chức trách của mình một cách tận tụy. Khi đến với cơ quan quản lý hành chính, dân sự, tiếp xúc với bộ máy nhân sự của các ngành (tòa án, kế toán...) Misen nhận rõ tâm trạng lo lắng của những người làm việc ở đấy. Họ lo rằng vị quan mới đến không có năng lực. Họ càng lo hơn về quan hệ đối xử thô bạo, về thói kỳ thị hẹp hòi như những viên quan tiền nhiệm mà họ đã phải nặng nề nhiều năm gánh chịu! Nhưng khi đã gặp Misen rồi, sự cởi mở và đức khiêm nhường của anh làm tất cả mọi người đều nhẹ nhõm, không còn lo lắng băn khoăn nữa.

Theo truyền thống Hán - Việt, những quan quân sự có uy tín lớn hơn những quan dân sự. Cho nên người ta đang nghĩ đến việc chuyển tỉnh Lào Cai thành một khu quân sự và chuyển công sứ Pháp thành một cơ quan quân sự tối cao. Những người sĩ quan mặc áo lính ra cả những mệnh lệnh


dân sự một cách tự nhiên như không hề cảm thấy ngượng ngùng, e ngại.

Nhiệm vụ chính của Misen ở lực lượng quân đội là chống lại tất cả những cuộc tấn công của Trung Quốc. Đội quân của Misen do viên thanh tra Bắc Kỳ lãnh đạo, Misen đã có quen biết và đã có một tình bạn với ông này khá lâu trong thời kỳ làm việc ở tỉnh H. Misen làm quen với tổ trưởng và tổ phó của đội hiến binh, rồi quan hệ với giám đốc xây dựng những công trình công cộng, giám đốc nhà máy điện, và bác sĩ bệnh viện trưởng bệnh viện tỉnh. Anh hiểu rằng các cơ quan dân sự ở đây tuy khó khăn trong điều kiện vật chất, phương tiện nhưng họ đã làm việc với tinh thần cao. Misen nhận trách nhiệm về sự liên kết, sự phối hợp các cơ quan dân sự nói trên. Mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Tuân thủ theo những hiệp ước đã ký với Trung Quốc, thì mọi vấn đề biên giới đều được giải quyết dưới sự dàn xếp trực tiếp của cảnh sát trưởng vùng biên giới và lãnh đạo khu vực quân sự Lào Cai với thống đốc Trung Quốc. Cũng do tình hình chính trị quốc tế mà người lãnh đạo khu vực đã ủy quyền cho Misen giải quyết những vấn đề biên giới với Trung Quốc mà chủ yếu là nhằm kìm hãm sự lấn át, lấn chiếm của Trung Quốc (chứ chưa phải là đánh đuổi những cuộc tấn công của đối phương) trong khi chờ đợi một thỏa thuận về ngoại giao. Bởi vậy viên thống đốc Trung Quốc rất sợ bọn Giéttapô của Nhật bắt nên không bao giờ dám vào sâu trong đất Đông Dương.

Lần nào ông ta cũng chỉ đến khu vực Lào Cai. Thành thử Misen đã được tiếp đón một cách trọng thể nhất: có cờ hai nước Pháp - Trung Quốc, có trà, sâm banh chúc mừng quan hệ hữu nghị hai nước Pháp - Trung. Cũng vì vậy, vai trò của Misen ở Lào Cai càng trở nên quan trọng, đến mức đô đốc hải quân Đờcu, thống đốc ở Đông Dương, không cần qua công sứ tối cao ở Bắc Bộ, đã gửi tới Misen trực tiếp những chỉ thị:

- Duy trì những mối quan hệ bình thường, tin tưởng giữa người ViệtNamvà người Trung Quốc, giữa lãnh đạo Pháp và Trung Quốc.

- Tìm hiểu thực chất những hoạt động của Nhật Bản trong miền Bắc Đông Dương.

- Ngăn chặn chính phủ dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc thực hiện những hành động bạo lực ở miền Bắc.

Misen đã thực thi những nhiệm vụ đó một cách hoàn hảo nhờ mối quan hệ tốt của anh với các nhân vật Trung Quốc, ngay cả khi bọn Nhật đã chiếm Lào Cai.

Lào Cai là một tỉnh có diện tích 69 km vuông, 70.000 dân, gồm 6 - 7 dân tộc: Thổ, Mèo, Lô lô... ở những khu vực hoàn toàn cách biệt nhau. Cũng có một ít người Việt ở thị xã Lào Cai và Sa Pa. Đấy là những thương nhân, những chủ thầu, những người làm việc hành chính và pháp lý. Lào Cai có nơi nghỉ mát Sa Pa nổi tiếng, cao 1.500m, thông với hai thung lũng, đường rất đẹp được rải nhựa khoảng 30 km. Đáy thung lũng tạo chiều ngang chữ T khoảng 500m dưới đèo. Đối diện vớiSaPalà đỉnh Phăngxipăng có những mỏm đá rất nhọn là một thắng cảnh tuyệt mỹ. Mùa hè, rất nhiều gia đình ở châu thổ lên nghỉ mát ở Sa Pa. Người ta đi xe lửa đến thị xã Lào Cai rồi thuê ô tô lênSaPatrong chưa đầy một giờ. Trong số hành khách đi Sapa nghỉ hè, có rất nhiều thanh niên và trẻ em. Lào Cai lại là ga cuối cùng trước khi đổ vào Trung Quốc. Mà người Trung Quốc thuộc các hội đoàn có những hoạt động buôn bán lớn, cả buôn lậu và mở những sòng bạc. Vì vậy, chống bọn trộm cắp, buôn lậu, bảo vệ an ninh trật tự cho nơi đây là nhiệm vụ bận rộn thường xuyên của cảnh sát Lào Cai. Misen ý thức đầy đủ về trách nhiệm đó của mình, mặt khác, với vai trò một cảnh sát trưởng, anh ta còn giải quyết êm thấm các vụ khiếu kiện.

Misen khoác súng trường đi một cách tự hào. Đây là loại súng đã có từ thời Đại chiến thế giới thứ nhất, có thể bắn đích khoảng 50m. Để ngăn chặn những toán cướp từ Trung Quốc sang, Misen đề nghị tổ chức một tốp kỵ binh khoảng 20 người canh gác, đi tuần do chính anh trực tiếp chỉ huy. Chỉ một tháng, đội kỵ binh đó đã hình thành với những tay súng dũng cảm và những con ngựa được đóng móng rất chắc.

Vài tháng sau, khu vực quân sự này đã trở thành một tỉnh dân sự dưới quyền công sứ Féc Lăng. Khi Féc Lăng được về nhậm chức mới ở Hà Nội thì quyền lãnh đạo tỉnh này được chuyển giao cho Misen.

Vào 3 giờ sáng, một người lính gác đánh thức Misen dậy với lời báo cáo rằng thằng giặc đã xông vào đánh xe hỏa, có nhiều người chết, Misen liền gọi điện cho viên tiểu đoàn trưởng:

- Một đoàn tàu bị đánh trong đêm ở một vùng rừng núi gần ga...

- Tôi á? Tôi không thể làm gì được. - Tiểu đoàn trưởng ngái ngủ trả lời.

- Tôi nghĩ rằng đó là một cuộc tấn công nhằm đánh lạc hướng của người Trung Quốc?

- Tôi cũng không thể cử một ai đến theo yêu cầu của ngài được.

- Tôi sẽ làm mọi cách tốt nhất với những phương tiện tôi hiện có - Misen nói như quát vào máy trả lời viên tư lệnh - "Phải hành động gấp! Phải cứu lấy tính mệnh và của cải của hành khách!". Misen nghĩ, rồi lập tức lên ngựa, dẫn đầu đội kỵ binh phóng dọc đường sắt, thẳng đến hiện trường. Từ xa nghe tiếng vó ngựa rầm rập khỏe mạnh, bọn cướp đã bỏ trốn. Chúng gồm chừng 30 tên, có vũ khí, đã tháo đinh ốc đường ray làm tàu trượt bánh, dừng đột ngột, gây chấn thương cho nhiều hành khách, trưởng tàu và người lái tàu bị chết. Misen tổ chức đưa các nạn nhân đi bệnh viện cứu chữa rồi mới hạ lệnh cho đội kỵ binh truy đuổi bọn cướp. Trật tự nhanh chóng ổn định trở lại.

 

 

2

 

Từ ngày đến Lào Cai, viên Phó sứ vẫn phải gửi cô vợ trẻ trong nhà quen của một người giúp việc ở tận Sa Pa. Bởi anh vẫn rất sợ câu chuyện bí mật riêng tư của mình bị bại lộ với công sứ Féc Lăng. Thành thử ngày ngày Quế vẫn cứ phải tha thẩn vào ra một mình. Misen khuyến khích nàng tranh thủ thời gian này học chữ Quốc ngữ cho thông thạo. Anh mua về những cuốn sách truyện chữ to, chữ nhỏ, và cả bút, tập vở. Một vài tuần về thăm vợ một lần, anh tạo dần cho vợ một nếp quen: kể hoặc đọc truyện cho chồng nghe trước khi hai vợ chồng tắt đèn. Anh khen Quế nhớ được nhiều, kể chuyện có duyên và viết chữ đẹp. Việc đó giúp Quế khuây khỏa được phần nào những tháng ngày chờ đợi. Phải đến khi được thay Féc Lăng nắm quyền lãnh đạo tỉnh này, viên công sứ mới dám công khai đón vợ về ở tư dinh với mình.

Chưa lúc nào Quế thấy mình sung sướng và hạnh phúc như thời gian ở đây: cô được thoải mái vào ra, tiếp xúc với người này người khác, được chồng đưa đi dự những buổi tiếp tân với khách thượng lưu và giới thiệu với đồng sự. Đặc biệt Quế được mặc sức chăm sóc, chiều chuộng chồng, một việc tưởng như tất yếu nhưng giờ cô mới có dịp thể hiện. Cô tự tay giặt là quần áo cho chồng, tự tay chế biến những món ăn ngon dân tộc để cùng chồng thưởng thức. Đã gần ba năm kề cận Misen, đến bây giờ, Quế mới thực sự được sống cuộc đời làm vợ, và mới dám bộc lộ nỗi khát khao làm mẹ. Cô sung sướng báo tin vui cho chồng: "Em đã có thai!". Cái tin tốt lành ấy thoạt đầu làm cho Misen thoáng run sợ:

- Có thai ở nơi rừng thiêng nước độc, lam chướng nghìn trùng này ư? Vả lại, anh cũng chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm thế làm cha.

Anh bàn với vợ:

- Hay là... "cho ra" đi!

Nhưng Quế, vốn mang nặng quan niệm đạo đức truyền thống, cô không thể và không nỡ sát hại một hài nhi vô tội. Quế quyết định giữ cái thai lại - bảo vệ kết quả ngọt ngào của một mối tình lận đận mà chân thật.

Mới chưa đầy hai năm làm việc trên đất Lào Cai mà sức khỏe của Misen suy giảm rõ rệt. Vào một ngày trung tuần tháng 11 (1941), khi Misen trong bộ âu phục mới đang trình diễn với viên công sứ Pháp trong một buổi lễ về tôn giáo đã bị ngất xỉu. Có lẽ do hội chứng sốt rét ở miền rừng núi, cũng có lẽ do anh đã cố gắng quá sức với công việc trong suốt một thời gian dài. Quế thì ốm nghén dai dẳng. Suốt mấy tháng trời cứ buồn nôn, không ăn nổi thứ gì. Lại phải ngày ngày chăm sóc chồng ốm, người cô xanh dợt đi. Misen ái ngại bàn với vợ:

- Hay là em về dưới xuôi một thời gian để dưỡng thai. Sinh xong rồi hãy lên. Anh sợ em mà lây sốt rét thì... ảnh hưởng đứa con trong bụng.

Quế biết chồng nói điều phải và rất chân thành. Nhưng ra đi giữa lúc anh đang ốm, cô thấy không an lòng.

- Làm sao em có thể để anh lại một mình được?

- Em đừng lo. - Misen an ủi vợ. - Em cứ yên tâm về với mẹ. Ở đây anh đã có anh Bếp và mọi người. Mà anh chỉ nằm nghỉ mấy hôm lại dậy ngay thôi mà.

Anh Bếp đưa cô chủ ra ga, chen chúc lấy hộ cô một cái vé về Hà Nội. Quế phải đi tàu chợ, len vào ngồi giữa những sọt, những bao tải hàng hóa và lợn gà. Mệt mỏi, rũ rượi. Xế chiều ra ga Hàng Cỏ, cô ghé quán bên đường mua mảnh vải làm quà cho mẹ và mua cho mình một tấm bánh mì, rồi vội vã tới bến xe về tỉnh lị.

Sẩm tối, Quế về đến làng Thượng, cắp nón bước vào căn nhà nhỏ trát đất, mái rạ dày ở đầu đê. Bà mẹ đang đẩy lửa rạ thổi cơm chiều, thấy con gái về đột ngột thì mừng nhưng cũng không khỏi ngỡ ngàng. Mặc dù biết mắt mẹ chẳng thể phát hiện nổi mình đã có bụng, đi đứng thẳng lưng... Quế cũng nói ngay để bà yên lòng:

- Mẹ ơi! Con đã lấy chồng. Anh ấy làm việc tít trên mạn ngược. Bận này, con về với mẹ dài dài, sinh nở xong con mới đi, mẹ ạ.

Bà mẹ lòa sung sướng ôm lấy con gái, đưa tay sờ sờ ước lượng xem cái bụng nó đã được mấy tháng rồi. Thì ra trời cũng có mắt, mình sắp sửa có cháu ngoại rồi. Bà cứ thấy vui trong bụng, chẳng phải hỏi nhiều, bà cũng biết con Mật của bà đã yên bề gia thất, và bà cứ tin rằng chồng nó nhất định phải là người tử tế. Vậy là bà yên tâm, toại nguyện.

Quế tính kín đáo, không muốn kể hết sự tình với mẹ. Bởi mặc dầu đã làm vợ ông quan đứng thứ nhì hàng tỉnh, Quế vẫn phải trốn tránh, kín đáo, giữ gìn bí mật cho chồng. Với lại ở nhà quê không phải ai cũng đồng tình với cái sự lấy Tây, cho dù ông Tây ấy chức cao, quyền trọng đến thế nào. Huống hồ thực tế hiện nay, vì Misen liêm khiết chỉ sống hoàn toàn bằng đồng lương, lại còn phải dành dụm hàng tháng gửi về giúp gia đình nên sinh hoạt của Quế cũng còn chật vật lắm. Rồi lại mang tiếng lấy chồng quan mà chưa đưa về cho mẹ được bao nhiêu, chưa nói đến chuyện quà cáp, giúp đỡ bà con, xóm làng.

Hàng ngày Quế khi giúp mẹ bán hàng lặt vặt, khi dọn vườn, cuốc đất trồng rau quanh nhà. Từ bữa Quế về, cái mái rạ ngoài Mỏ Kè như sống dậy, xanh tươi hẳn lên. Kẻ qua người lại, dừng chân thăm hỏi chuyện trò. Tình làng nghĩa xóm làm Quế ấm lòng và đỡ phần cô đơn trống trải. Nhưng Quế không nguôi nhớ nhung và lo lắng cho chồng. Tối tối, một tuần mấy bận, Quế vặn to ngọn đèn dầu tây ngồi viết thư cho chồng. Chữ nghĩa cũng chẳng có nhiều. Nắn nót trên trang vở học trò, Quế nói điều lo lắng, nhớ thương Misen. Quế khoe với chồng mình đã may xong cho con những tã lót và dăm chiếc áo lọt lòng. Quế mơ ước có một lần cùng chồng về quê ra mắt mẹ và bà con... Rồi cô tính ngày tính tháng mong cho đến kỳ sinh nở để được lên cùng chồng.

Thỉnh thoảng Quế cũng nhận được thư của Misen. Anh nghe hiểu và nói tiếng Việt đã tàm tạm, nhưng viết thì chưa thạo và thường hay sót dấu. Thành thử mỗi lần thư chồng đến, Quế cũng chỉ như nhận được những bức điện tín. Chồng cô chỉ có mấy lời thăm hỏi và chuyển tới vợ lượng thông tin ngắn nhất về sức khỏe của mình.

Qua Tết trung thu, Quế sinh con gái. Misen gửi thư về bảo vợ đặt tên con là Marian. Đứa con da trắng, mắt xanh, mái tóc vàng mềm mượt như lông gà con quăn tít, lớn từng ngày. Nhưng người mẹ trẻ thì mất sữa dần. Chẳng biết có phải vì mấy hôm mới sinh thấy người gây gây sốt, Quế lo nhiễm sốt rét từ đất rừng về, đã uống chặn mấy viên ký ninh.

Bẵng đi hơn một tháng không thấy thư chồng. Anh Bếp nhắn tin rằng ông chủ bị ốm. Quế vội vàng thu xếp, gửi con lại cho mẹ và người vú nuôi rồi lấy vé xe đi Lào Cai thăm chồng.

"Chuyến tàu ngược vừa chạy được 15 phút". Nghe người nhà ga trả lời, Quế đứng thần người, muốn khóc. Một mình một thân nơi kinh kỳ đô hội, biết làm sao bây giờ? Thôi thì đành phải trọ lại một đêm, đi chuyến tàu ngược ngày mai, khi trời còn chưa rạng.

 

Nằm trên chiếc chiếu mộc ở cái nhà trọ kề ga, trong lòng Quế cứ như lửa đốt. Cô trở mình hết bên nọ lại bên kia. Phần nhớ con, phần sốt ruột về chồng. Lại thêm mấy con rệp đói, chốc chốc lại len lỏi bò qua những lần áo thơm tho, nếm thử tí mùi vị là lạ của người khách trơn tru, sạch sẽ. Gần trưa, tàu tới ga Lào Cai. Người đổ xuống túm tụm ở cái ga cuối cùng. Những người khách Tàu đi buôn bán, khệ nệ mang xách những tay nải hàng to kềnh càng, chen chân nhau ra ga, miệng liến thoắng. Quế không dám nhắn anh Bếp ra đón, cũng chẳng muốn mất một hào chỉ đi xe tay, đành rảo bước vội vã về tư dinh công sứ.

Trong phòng riêng Misen, bây giờ đã là quan chánh sứ Lào Cai, nằm đó mệt lả, trắng bợt. Một viên đốc tờ người Pháp đang chẩn bệnh.

Thấy Quế nhẹ chân bước vào, anh Bếp mừng rỡ chạy
ra đón:

- May quá! Bà đã về. Quan đốc tờ nghi ông nhà viêm loét bao tử thế nào đó. Đang định chiều đưa ông vào nhà thương làm xét nghiệm để phẫu thuật.

Quế lo lắng, bồn chồn. Mặc dầu anh Bếp đã cố gắng nấu món canh chua cho bà chủ dễ ăn, Quế vẫn không tài nào nuốt nổi.

Misen không phải mổ, nằm viện mấy ngày rồi về. Ông đốc tờ người Pháp hàng ngày lui tới khám chữa tại nhà. Cũng như vài lần trước, khi đau bụng, viêm nhiễm, khi máu ra theo đường tiêu hóa... cuối cùng Misen vẫn gượng dậy được, sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Không chỉ vì anh được dùng thuốc tốt - thứ thuốc Pháp chính hiệu, mà còn nhờ vốn có cơ thể cường tráng của một thanh niên trẻ trung - một vận động viên thể thao có hạng.

Quế ở với chồng đến tuần thứ ba, yên tâm về chồng rồi nhưng lại cứ nóng ruột, nhớ con. Cô lo bà vú không đủ sữa cho con bú. Lo trái gió trở trời, nó có đi ngoài, cảm mạo, bà ngoại mù lòa không biết đường thuốc thang. Thế là bà mẹ trẻ lại lấy vé tàu tất tả về quê với con.

Hai cái bóng chập chờn bên bếp lửa. Đứa cháu ba, bốn tháng tuổi đang khóc ngặt trên tay bà. Bà ngoại khi ru, khi nựng:

- À, à... để bà gọi con mẹ nó về với cháu bà nhá. Con mẹ mày hư quá. Đi gì mà đi lâu thế. À à... à... Mẹ Mật nó ơi! Mẹ Mật nó về đây với cháu bà nào!

Quế nghe lọt câu nựng cháu sau cùng của mẹ, và nghe cả tiếng chày khuơ trong cối đá: chị vú nuôi giã búp ổi chữa cho con bé khỏi đi ngoài. Quế chạy vào ôm lấy con. Đứa bé đi tướt nhiều, phân sống, người oặt như tàu lá úa! Biết là chị vú không chịu kiêng khem giữ gìn, ăn ốc ăn cua tanh lòng, lạnh bụng nhưng Quế chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo chứ không rầy la gì.

Vậy là mỗi tháng mấy lần, Quế cứ đi đi về về, khi xuôi tỉnh H., khi ngược Lào Cai. Ở với chồng vài tuần lễ, lại về thăm con vài tuần, tiền tàu tiền xe, quà lên quà xuống... Mấy chục đồng bạc lận chặt trong cạp quần cứ vợi đi nhanh như bị ai đánh cắp! Mặc dù đi đường lúc nào Quế cũng hết sức dè sẻn, mang theo cơm đùm, cơm nắm chứ đâu có dám ăn cơm quán.

Sắp tết, Quế lại gửi con cho mẹ và chị vú nuôi để đi lên với chồng.

 

Tàu chợ chạy ì ạch, đến ga nào cũng dừng. Mỗi lần tàu vào ga thì ồn ào kẻ bán người mua. Thức ăn, vật dụng ghé sát đến tận cửa sổ từng toa chào mời. Quế vừa mệt vừa khát cũng không nỡ tiêu quà vặt, chỉ dám mua một đẵn mía nhấm nháp cho đỡ đắng miệng.

Chủ nhật, Misen đi chơi với bạn mấy ván bài. Trở về bất ngờ thấy vợ, anh mừng lắm. Quế pha cốc nước cam mời chồng, lòng sung sướng nghĩ đến mấy ngày tới: lần đầu tiên hai vợ chồng được tự do ăn tết với nhau. Cô định bàn với Misen cho anh Bếp về quê ăn Tết, để tự tay mình sẽ lo liệu cho chồng được thực sự hưởng một cái Tết ViệtNamcổ truyền.

Chỉ có hai người với nhau. Họ như đang sống trong tuần trăng mật. Misen thả lòng mặc sức vuốt ve, chiều chuộng vợ. Anh cảm thấy hoàn toàn sung sướng, hạnh phúc. Nhưng thỉnh thoảng Quế bắt gặp Misen ngồi trầm tư nghĩ ngợi. Anh thương vợ một chốn đôi nơi, xuôi ngược tàu xe vất vả quá, người gầy rộc đi rồi! Anh đang dự tính phải mạnh dạn đề xuất ý kiến xin cấp trên cho đổi về miền châu thổ.

 

 

3

 

May mắn sao, chỉ hơn một tháng sau, Misen được điều về nhận nhiệm vụ ở thị xã Phủ Lý. Ở đây, anh có cơ hội phục hồi sức khỏe và người mẹ trẻ cũng được về thăm con gần hơn. Nhưng nghĩ thương chồng có con mà không được bế, được ẵm. Thương đứa con đã đầy năm rồi mà chưa biết mặt cha. Quế nhờ anh Bếp tìm cho một nơi ẩn náu ở gần dinh phó sứ. Đó là một nếp nhà rạ vắng chủ ở gần cầu Gián.

Về Phủ Lý, Misen lại trở lại chức phận của một phó công sứ. Anh bị cuốn hút vào những công việc thường nhật như nghiên cứu các hồ sơ hành chính, kiểm tra các chi tiêu, thanh toán ngân phiếu... và thiết lập những cuộc tiếp xúc gần gũi với những người thưa kiện. Khác với vị phó sứ tiền nhiệm trẻ mà quan liêu, để cho cấp dưới quá lạm dụng quyền hành và sách nhiễu dân chúng, Misen sẵn sàng nghe những người khiếu kiện trình bày ở phòng làm việc, ở nhà riêng và thậm chí ở cả trên đường phố.

Một hôm, vào buổi tối, có người mang đến nhà ông phó công sứ mới một bộ ấm chén bằng bạc để trên một cái khay kim loại. Trên khay có bày mấy loại hoa quả rất đẹp mắt. Misen đã nhận hoa quả và yêu cầu người mang đến gửi trả lại bộ ấm chén bạc cho chủ nhân của nó. Đó là một nhân viên văn phòng có cấp bậc cao nhất Tòa sứ vốn đã quen lợi dụng sự yếu kém về kinh nghiệm của viên phó sứ tiền nhiệm. Từ đó, mọi người hiểu rằng không thể tiếp cận Misen bằng con đường tiền tài, quà cáp. Chỉ có nhiệt tình, hăng hái làm việc mới đáp ứng được yêu cầu của anh.

Nhưng Phủ Lý chỉ là một thị xã nhỏ, không cần đến một người cấp phó hạng nhất, nên chẳng bao lâu Misen lại được bổ nhiệm về Thái Bình, một tỉnh đông dân cư ở Bắc Bộ với một triệu hai trăm ngàn người, 1.500 km vuông diện tích và mật độ dân số khá cao. Cô vợ trẻ lại một lần nữa lếch thếch khăn gói theo chồng. Nhưng Misen vẫn không dám đưa vợ con về nhiệm sở hay tư dinh mới của mình. Anh đành gửi nàng về ở tạm dưới quê anh Bếp, nhờ vào sự chăm sóc đỡ đần của bố mẹ anh ta. Đó chính là vợ chồng người phu khuân vác đã được cụ thân sinh ra Misen là ông nhân viên Hỏa xa cứu mạng ở ga Hàng Cỏ khi xưa.

Quê anh Bếp xa thị xã. Ở tòa sứ thì cứ liên tiếp ngày công việc, đêm tiệc tùng. Viên phó sứ mới gần như 24/24 tiếng đồng hồ phải kề cận bên ông chánh sứ. Thành thử họa hoằn vài ba tuần Misen mới có thể về thăm vợ con được một lần.

Lần này về, vợ lại đã có thai. Ông phó sứ vừa mừng vừa lo lắng ái ngại.

Đưa thêm tiền, Misen bảo Quế: "Em sắm sanh cho con!", lại gửi ông bà chủ nhà vài chục đồng nhờ chăm lo cho Quế. Ông bà chủ xởi lởi, lễ phép thưa: "Xin quan lớn cứ yên tâm", rồi họ cẩn thận dọn buồng, "lót ổ", mắc màn, trải chiếu, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để đón chờ một cậu ấm hay cô chiêu thứ hai ra đời.

Chủ nhật, Misen cũng chỉ ở nhà với vợ con chưa trọn đêm. Nấn ná chơi đùa với con mãi mới đi ngủ, chưa sáng hai thầy trò Bếp và Misen đã phải ra đi! Bởi ông chánh sứ vẫn có thói quen điểm danh nhân viên vào mỗi buổi sáng đầu tuần. Lẽ đương nhiên, viên phó sứ không thể không kịp thời có mặt.

Chánh công sứ Thái Bình - Pie Varê là một con người giỏi giang mà nghiêm khắc, cũng tốt nghiệp đại học quốc gia ở hải ngoại và đã từng viết những cuốn sách giá trị về xã hội học. Tác phẩm "Những thánh thần đã chết" của ông ta được trao giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Pháp, đã phân tích một cách sâu sắc về triết học trong xã hội phong kiến phương Đông. Còn tác phẩm thứ hai là "Những số phận cá nhân" thì đã thể hiện sinh động những cảnh ngộ bi ai của những con người phương Tây. Varê điều hành tỉnh mình với uy quyền lớn như là một vị chúa tể. Vợ Varê là một người phụ nữ Pháp xinh đẹp, thông minh, nói tiếng Việt rất sõi, ứng xử lịch thiệp, khiêm tốn và có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của chồng. Thành tựu hiệu quả nhất của Varê là tổ chức cho dân cư Thái Bình đắp đê lấn biển. Cứ như là ông ta thông hiểu lịch sử Việt Nam từ thời xa xưa và nay đang tiếp tục sứ mệnh mở đất khai hoang của danh nhân Nguyễn Công Trứ. Ông ta còn chủ trương xây cống, đắp đập, lợi dụng thủy triều cho nước biển vào ra, chẳng những diện tích trồng cấy tăng mà đất đai màu mỡ, quanh năm khoai lúa được mùa.

Nhưng người Mỹ đã đưa máy bay ném bom cầu đường sắt, lại phá hủy tàu buôn và tuần dương hạm Lamôtpickê ở cảng Sài Gòn, cắt đứt đường tiếp tế từ Nam ra Bắc cả đường sắt và đường thủy. Nói về hành động nói trên của Mỹ, ông Nhiêpbet đánh giá rằng: đó là nhằm áp dụng một lý thuyết của tổng thống Hugiaven: "Tất cả những gì xảy ra ở khu vực này đều là do sự có mặt của người Pháp". Trong khi đó, bọn Nhật lại ra sức duy trì nạn đói ở Bắc Bộ. Chúng bắt người ViệtNamnhổ lúa trồng đay. Thực chất chúng phục vụ cho chiến dịch nhằm loại bỏ người châu Âu ra khỏi Đông Nam Á.

Những đội quân Pháp đóng ở Đông Dương lúc này không có được một vai trò quan trọng nào. Vũ khí thì lạc hậu, quân số thì không đủ. Trong hơn 3.000 quân Pháp ở Đông Dương chỉ 1.000 có khả năng thích ứng với khí hậu nhiệt đới để đối phó với thời cuộc. Chính ngay từ lúc này, ý đồ của Mỹ đối với Đông Dương đã bộc lộ rõ qua lời tổng thống Hugiaven: "Sau khi Pháp rút đi, Đông Dương sẽ là một thị trường rộng lớn để người ta khai thác dưới sự khôn khéo của chính phủ Hoa Kỳ".

 

 

4

 

Có lẽ, trong hàng ngũ những quan chức cao cấp bậc nhất của chính phủ cai trị lúc bấy giờ, Misen là người sớm nhận ra chân tướng của anh bạn đồng minh Mỹ, nhận ra vết rạn nứt sâu hoắm dường như không thể hàn gắn nổi giữa bức tường liên kết giả tạo trong lực lượng đồng minh. Anh có cảm tưởng như người bị xúc phạm. Mọi ảo tưởng, hy vọng về tương lai của một đất nước mà anh tưởng mình đã có công "khai hóa" và "bảo hộ" đang dần dần tan ra. Bằng ý thức danh dự của một viên chức người Pháp, Misen ra sức chống đỡ trận cuồng phong đang tới gần bằng sự tận tụy của mình trong công việc.

Chính trong lúc này, trong căn nhà nhỏ ở một làng quê nghèo ven biển cuối tỉnh Thái Bình, một công dân tí hon của nước Pháp nữa ra đời. Con bé mũi cao, da trắng, có mái tóc đen quăn tít. Đó là đứa con gái thứ hai của Misen. Nó sinh hôm trước thì hôm sau bố nó về. Anh sung sướng nhận ra nó hao hao giống Quế. Con bé được mẹ chăm trực tiếp, lại đủ sữa, lớn lên từng ngày, càng lớn lại càng giống mẹ: giống từ khuôn mặt trái xoan, từ đôi môi hồng, nụ cười chúm chím cho đến cả vành giái tai to rộng "phát tướng giàu sang", giống mẹ cả mái tóc đen đen. Bà chủ nhà trầm trồ: "Cô em nhiều nét giống mẹ. Sau lớn chắc cũng được thanh cao, xinh đẹp lắm đây". Quế cười vui nhưng lại nghe như có một tiếng thở dài nhè nhẹ trong lòng: giống mẹ thì lại khổ, mà "tóc quăn chải lược đồi mồi, chải đứng chải ngồi quăn vẫn hoàn quăn" thì lại còn khổ hơn mẹ nữa!

Misen đặt tên con em là Gienna, nhưng mẹ nó và mọi người trong nhà vẫn chỉ gọi nó là "cái Na", cũng như vẫn gọi tên chị nó là "cái An" mà thôi. Thành thử từ chỗ mang tên Tây, cả hai đứa con Quế đều có những cái tên thuần Việt giản dị.

Mỗi lần Misen về, cái xóm nhỏ miền duyên hải Thái Bình rộn lên thật vui. Ông bà chủ nhà và vợ chồng anh Bếp nhớ mãi cái ơn cứu mạng khi xưa nên lại càng nể trọng Misen và hết lòng chăm sóc mẹ con Quế.

Đầu năm 1945, giữa lúc nạn đói đang hoành hành trên cả miền Bắc ViệtNamthì Nhật đảo chính Pháp. Misen biết sự biến ngày 9 tháng 3 này không khỏi có kẻ ném đá giấu tay là thằng Mỹ. Nhân cơ hội này, trong các trường trung học và đại học dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của học sinh, sinh viên, có sự hỗ trợ tích cực của tầng lớp giáo giới.

Một số sĩ quan Pháp muốn vớt vát uy tín, lấy lại danh dự bằng cách tham gia vào mạng lưới bảo vệ trật tự. Misen Butê cũng ở trong số đó. Nhưng anh không mấy hào hứng và cũng không có ảo tưởng rằng, trật tự có thể lập lại. Bởi anh sớm nhận ra, những hoạt động của mình lúc này thực chất là bởi sự sai khiến của quân đội Nhật.

Vài ngày sau, Misen được ở trong một biệt thự đẹp mà trống trải trên lối vào của thành phốNamĐịnh. Bị cắt liên lạc với vợ con. Chung quanh bốn bề vắng lặng. Anh linh cảm thấy có điều gì nguy hiểm đang chờ đợi mình.

Một buổi sáng thức dậy, nhìn qua cửa sổ tầng một, anh thấy một kiều dân Nhật Bản đang khệnh khạng đi đi lại lại bên vệ đường. Trước mặt hắn, một tốp lính Nhật đầu trùm mũ vải, lưỡi lê lấp lánh trên đầu súng. Xa hơn một chút là một phân đội chỉ huy với 3 - 4 xe bọc thép đang hướng về phía mình. Misen quay dây nói báo ngay cho Varê. Ông này như không hề bối rối, đáp một câu lạnh lùng:

- Chúng ta đã làm tất cả những việc chúng ta có thể làm. Chúc ông mọi sự tốt đẹp.

Và Misen cũng chẳng những không một chút lúng túng, mà trái lại, anh bình thản ngắm nhìn cảnh tượng bên ngoài và thấy những người Nhật đang vây quanh tòa biệt thự của mình như đang trong một cuộc trình diễn quân sự tuyệt vời. Vốn đã từng là một trung úy pháo binh trên biển, lúc này Misen thấy mình như đang trong tư thế của một người chỉ huy lão luyện trước một lực lượng quân sự hùng hậu. Anh nhìn quân Nhật với một thái độ khinh bỉ, không thèm tìm cách trốn tránh mà cũng không hề run sợ. Có lẽ chính bởi vậy, Misen và ngôi biệt thự của anh đã trở thành mục tiêu của hàng trăm tay súng.

Viên sĩ quan Nhật tiến đến gần cửa, ngạc nhiên thấy cửa không khóa, y lộ vẻ nghi ngờ. Mấy con chó bécgiê của Misen xông ra. Hàng trăm người ViệtNamquây lại quanhvila, vây kín phía sau những người lính Nhật Bản.

Thấy con chó Tây đến gần, viên sĩ quan Nhật sợ hãi lồng lên. Y ra lệnh cho một người lính bắn tỉa. Misen không thể để cho nó tàn sát những con chó dũng cảm của mình, anh ung dung bước ra với dáng điệu oai vệ của một kẻ nắm quyền hành thống trị, với một câu hỏi lịch sự mà lạnh lùng:
"Ngài muốn gì?". Những con chó nghe giọng nói của chủ mình thì đứng im trật tự. Viên sĩ quan Nhật cố lấy lại vẻ bình tĩnh, còn tay súng bắn tỉa kia thì đã vội thu súng lại như một cái cán chổi.

Những người Nhật đã có dự kiến hoạt động của họ ở đây khá lâu rồi nên bên cạnh mỗi sĩ quan Nhật đều có một người phiên dịch ViệtNam, giỏi cả tiếng Pháp và Nhật.

- Chúng tôi muốn biết ngài có che giấu những tên lính ở đây không? - Tên sĩ quan Nhật hỏi.

- Xin mời ngài vào xem. - Misen nói rồi mời nó đi trước. Sau khi đảo qua tầng trệt, anh mời thằng quan Nhật bước lên tầng một (tức là tầng hai theo cách gọi của người ViệtNam). Trên phô tơi, Misen có để cái áo len.

Một tên lính Nhật đã lấy nó dúi vào kín trong cái áo sơ mi của hắn ta.

Misen gọi người phiên dịch, yêu cầu:

- Ông hãy nói với viên trung úy rằng có một số người trong họ là kẻ cắp đấy.

 

Viên sĩ quan Nhật đặt tay vào đốc kiếm, trừng trừng nhìn Misen một cách dữ tợn. Misen như không thèm để ý đến cái nhìn xấc xược ấy, bước lại gần tên lính Nhật, kéo cái áo len của mình từ dưới áo sơ mi của hắn ra. Anh đặt mạnh nó xuống trước mặt viên sĩ quan và nói một tiếng rất đanh: "Đây này!". Tên quan Nhật mất mặt, sượng sùng. Còn bọn lính của hắn tranh cãi ồn ào, ầm ĩ. Misen dẫn chúng xuống tầng dưới và đưa chúng ra ngoài đường. Đúng lúc ấy, một người phụ nữ ViệtNamđứng tuổi, chạy lại phía Misen, ôm lấy đầu gối anh ta, van xin khẩn khoản:

- Có một người lính Nhật đang hãm hiếp con gái tôi.
Xin ngài ra tay cứu giúp!

Misen tức tối quay sang dằn từng tiếng với tên sĩ
quan Nhật:

- Rõ ràng, những tên lính của ông không chỉ ăn cắp mà còn là những tên võ biền vô liêm sỉ, ứng xử rất bậy bạ. Một tên đang hãm hiếp đứa con gái của người đàn bà tội nghiệp này.

Người phiên dịch cũng đã rõ cảnh ngộ của người đàn bà nọ, anh ta dịch rất nhanh, và kết thúc ngay khi câu nói của Misen vừa dứt.

Misen quyết định đi ngay về nhà người đàn bà - nơi tấn thảm kịch đang diễn ra sau một cái riđô trong một căn phòng bé nhỏ khép kín. Xác định ngay được tên lính Nhật Bản đã gây ra vụ hãm hiếp khốn nạn, Misen túm chặt cổ áo nó lôi ra, kéo nó trượt trên sàn nhà. Nó kêu lên tru tréo.

Đó là lần thứ hai viên sĩ quan Nhật bị mất mặt. Hắn trút cơn giận dữ và bẽ bàng lên đầu tên lính khốn nạn dơ dáy của hắn bằng những quả đấm thép.

 

Misen ung dung trở về tư dinh của mình trước con mắt thán phục của những người làm việc dưới quyền anh, lòng cứ thấy nhẹ tênh như không có chuyện gì xảy ra cả. Tối ấy, mọi người quây chung quanh Misen, nói những câu tin tưởng:

- Ông Phó đã thực hiện trách nhiệm của mình giỏi như một tay hảo hán.

 

 

5

 

Misen lại được về Thái Bình. Anh ta không có dịp gặp Varê để từ biệt. Bởi Varê đã bị bọn Nhật bắt, buộc vào cái cột trong vườn và suýt bị chúng giết. Có lẽ bởi ông ta coi thường việc mặc quân phục nên bọn Nhật tưởng ông là một người cấp dưới. Rất điềm tĩnh, Varê nói với một hạ sĩ quan Nhật rằng ông ta không để đầu trần được vì sợ bị cảm nắng. Viên hạ sĩ quan này đã cởi trói vì sợ để ông ta bị cảm nắng thì có thể chết!

Bà Varê rơi vào một tình huống phiền toái: một tên sĩ quan Nhật đến nhà định hãm hiếp bà. Bằng tiếng Việt rất sõi, bà tiếp tên sĩ quan Nhật một cách lịch sự, mời nó uống nước chè và nói lời rất nhã nhặn. Tên sĩ quan Nhật dù chỉ hiểu được một chút thôi, nhưng cung cách của vị phu nhân đường hoàng lịch thiệp quá khiến nó không còn dám thực hiện âm mưu ban đầu.

Mười lăm phút sau, nó rời khỏi nhà bà một cách im lặng.

 

Ở doanh trại Đông Dương, Varê bị canh gác chặt chẽ. Khó khăn lắm ông ta mới tiếp xúc được với linh mục Tây Ban Nha Uyliam. Vị này, sau một lát do dự, đã quyết định đưa Varê đến ở nhà thờ Cát Đàm.

Lúc này ở tỉnh Thái Bình chỉ có khoảng 10 nhân viên người Pháp. Bây giờ, sự an toàn là mối quan tâm lớn nhất của Misen. Tất cả những nhân viên phụ trách trật tự đều đã biến mất. Misen quyết định đi tuần tra một mình với cái gậy cầm tay. Cách ba giờ một lần, ngày cũng như đêm, anh dạo quanh thành phố. Sự có mặt của anh đã làm cho bọn trộm cướp phải chờn, không dám liều lĩnh hoạt động. Nhờ đó ở Thái Bình đã không có sự cố gì xảy ra trong thời gian hiện diện của Misen. Cứ hễ có người báo về một vụ lộn xộn xảy ra, là Misen đạp xe đến ngay.

Đã lâu, Quế bị đứt liên lạc với chồng. Mấy chục đồng tiền lương Misen san sẻ cho vợ con từ hai tháng trước đã vơi cạn. Còn may là Quế đã biết lo xa, đong được sạp gạo chừng vài yến để ăn dần. Nhưng nạn đói đã lan khắp nơi, lan đến cái làng ven biển lặng lẽ yên lành mà mẹ con Quế đang trú ngụ, lan cả đến nhà anh Bếp. Xóm dưới, xóm trên đã có người lăn ra chết. Bố mẹ, vợ con anh Bếp, ban đầu cứ nhất quyết không chịu động vào một hạt gạo nào của Quế, mặc dù cô chân thành đưa mời. Họ bảo cô để dành nuôi các cháu, chúng nó còn nhỏ dại quá. Rồi họ, người lớn, trẻ con trong nhà, tất cả đều túa ra đồng, đi mò con cua, con cáy, mót nắm lá khoai lang, cái củ giong riềng. Nhưng rồi đến lúc một gốc củ chuối, một sợi rau má, một ngọn rau tàu bay cũng không còn. Cả tỉnh Thái Bình vốn là vựa lúa phì nhiêu của vùng châu thổ, đất đai màu mỡ phù sa, vậy mà nay trên cánh đồng mênh mông bát ngát chỉ có đay và đay! Người chết đói, chết nằm, chết ngồi... đã bốc mùi khắp phố chợ, bến xe, đầu làng, cuối xóm. Quế nấu cháo múc cho từng người, chia những nắm gạo còn lại ít ỏi cho từng nhà, để rồi cũng chịu chung số phận ngắc ngoải cùng đồng bào, đồng loại. Cô xanh xao, gầy guộc đi. Giá Misen trở về có lẽ chỉ còn nhận được vợ qua đôi môi và ánh mắt. Nhưng đôi môi ấy đã mấy tháng nay không còn biết cười, còn đôi mắt vốn trong sáng anh minh khi trước nay như có một màn tối u buồn. Quế lo cho mọi người và thương cho con mình. Cả hai đứa bé xinh đẹp là thế mà nay phải bụng ỏng, chỉ còn da bọc xương.

Trong khi đó, Misen bị bọn Nhật bắt. Bởi mấy ngày trước, có một phân đội thứ hai của quân Nhật dừng lại ở Thái Bình để tìm những người đã trốn thoát của trung đoàn 19.

Bọn Nhật hỏi cung Misen theo cái kiểu Nhật Bản. Chúng bạ đâu hỏi đấy, hỏi lung tung, không nhằm mục đích khai thác gì cả mà tựa hồ như chúng chỉ nhằm tìm ra một cảm giác, một ấn tượng chung chung. Sau đó, chúng giữ anh lại đấy, không cho ra ngoài và không cho liên lạc với một ai cả.

Nhưng, sau một thời gian chờ đợi, Misen đột ngột đứng lên rồi tiến thẳng ra cửa bằng những bước đi dứt khoát. Khi ra cửa, anh nhìn bọn lính canh một cách khinh bỉ, thay vì chào chúng, rồi ung dung ra khỏi cổng. Bởi Misen biết: nếu chần chừ, dừng lại, tỏ vẻ run sợ, có thể bị tụi Nhật hành hung, đấm đá... Bọn lính canh Nhật vẫn tự cho mình có quyền hành, vì nghĩ mình là đại diện cho hoàng đế.

Những thủ đoạn của người Nhật đã làm tổn thương không nhỏ đến uy tín của quân đội Pháp và cả chính quyền cai trị Pháp. Bởi lẽ, những người dưới quyền họ, nhất là những người ViệtNamngày càng nhiều lo âu. Họ đã mất lòng tin vào người Pháp, và luôn luôn tự hỏi: Không biết rồi số phận của họ trong tương lai sẽ như thế nào?

Misen thấy cần cẩn thận hơn nữa, nhất là trong các cuộc tiếp xúc với binh đoàn 19 nằm rải rác phía biển. Và anh lại tiếp tục làm công việc của một người cảnh sát tình nguyện.

 

 

6

 

Một buổi sáng, Misen vừa tới công sở, đã thấy có một phân đội mới của bọn Nhật đến. Chúng bắt đi cả ba người Pháp: công sứ Pie Varê, thanh tra Pécki và Misen - phó công sứ. Chúng dồn cả ba lên một xe cam nhông quân sự và gí súng vào ngực từng người. Con chó cái của Misen chạy theo một quãng rồi dừng lại. Nó mệt lử, không thể chạy được nữa. Misen xót xa nghĩ tới kết cục bi thảm mà con chó cuối cùng của mình phải chịu - người ta sẽ ăn thịt nó.

Cả ba người Pháp bị bắt ở tòa công sứ lần này đều nghĩ rằng số phận của họ đã đến bờ vực của sự kết thúc.

Cũng như hàng ngày, công sứ Varê vẫn mặc bộ quần áo dân sự, làm cho bọn Nhật xem xét ông ta với vẻ nghi ngờ. Tuy nhiên, là một vị chúa tể trong khu rừng của mình, bề ngoài tỏ ra lịch sự với bọn Nhật, nhưng thực ra ông che giấu trong sâu xa của mình sự khinh bỉ bọn chúng. Bọn lính Nhật Bản hung hăng, theo ông, chỉ là nằm ở giữa người và động vật thôi. Còn Pécki - thanh tra đội bảo vệ Đông Dương thì vẫn mặc quân phục. Với tư cách là người chồng và người cha trong gia đình, ông ta rất lo cho số phận vợ con sau khi ông bị hành hình. Misen trong trang phục dân sự, ý thức được vai trò của mình trong tấn thảm kịch hiện nay. "Quế và các con chắc sẽ an toàn trong gia đình của những người bạn ở ViệtNam", nghĩ vậy, anh ta thấy lòng mình hoàn toàn thanh thản. Bỗng nhiên, anh ta nhớ lại những câu thơ của Êrêbia: "Tôi đã mơ giấc mơ tuyệt vời ấy, mơ được chết dưới ánh mặt trời...". Rồi Misen tự nhủ mình: vì uy tín của nước Pháp, vì gia đình bé nhỏ yêu thương của mình, vì những người bạn Pháp và những người bạn Việt Nam thân thiết, mình còn phải đóng trọn vai trò của mình trong vở kịch này, ngay cả khi vở kịch bị kết thúc bi thảm.

Nhưng Misen rất ngạc nhiên là đã không có chuyện gì xảy ra cả. Sau đó, anh đến Hải Phòng, tới trụ sở của Giéttapô Nhật Bản, gặp tất cả các sĩ quan cùng ngồi một bàn. Varê tự giới thiệu trước, vì ông ta cao tuổi hơn, và còn vì ông ta được huân chương Bắc đẩu bội tinh. Pécki giới thiệu tiếp. Cuối cùng đến lượt Misen. Trong khi đó, những người Nhật trao đổi gì đấy với nhau. Rồi một viên trung úy trẻ dấn bước về phía những người Pháp. Hắn tát Varê hai tát, và đá Pécki một cái vào bụng, rồi nó đến bên Misen. Anh ta tự hỏi: không biết phần nào trong cơ thể mình sẽ chịu cú đòn của hắn đây? Trong khi chờ đợi, Misen nhìn vào đôi mắt của hắn. Thằng Nhật này cũng trạc tuổi Misen, hắn cũng nhìn anh ta với vẻ chăm chú. Sau một vài giây, nó quay mặt đi, ra lệnh cho những người lính dẫn Misen vào trong nhà. Ở đấy cũng không có một sự tra hỏi nào cả. Những người Pháp, trong đó có cả những người ở sư đoàn 19 đã nhóm họp lại. Họ vui mừng khi nhận được thông tin về những bạn bè mình. Bữa trưa, bữa tối, họ được ăn một nhúm cơm trong bát nước loãng và nghĩ đến chuyện tẩu thoát. Nhưng rồi thấy chế độ rộng rãi hơn, bớt căng thẳng hơn: họ được ăn những món ăn do bạn bè họ gửi vào. Bệnh chấy rận xuất hiện. Những người tù báo cho bọn Nhật. Chúng bảo: chúng không có trách nhiệm gì về chuyện đó. Một bác kéo xe già đã giúp họ, cho những người bạn nhiễm bệnh lên băng ca đi bệnh viện. Trong sinh hoạt cũng được nới rộng, dễ dãi hơn, những người Pháp được ra sân xem những viên sĩ quan Nhật múa kiếm. Phải chăng là bọn Nhật nhằm phô trương kỹ thuật quân sự ở mức độ cao để sẵn sàng chờ đợi những kẻ nào có ý định trốn.

Cả khu vực trại giam cũng không có lấy một hầm trú ẩn nào. Đề phòng tù nhân phát tín hiệu cho phi công máy bay, bọn lính canh bắt họ vào những tòa nhà kín, mặc cho họ kêu la, gào thét. Máy bay Mỹ có bay qua trên cao cũng không chắc biết được những người bạn đồng minh của họ đang bị giam ở đây.

Một hôm, trưởng trại tù gọi Misen lên hỏi:

- Trước đây, ông đã từng trông coi việc làm cống ở Thái Bình phải không?

Thấy Misen chỉ ậm ừ, hắn bảo:

- Ông có thể trở lại với công việc của ông ngay lập tức. Đây là giấy thông hành cho ông đi.

Hắn đưa ra một tờ giấy viết chữ Trung Quốc, có con dấu và biểu tượng mặt trời mọc. Hắn cũng đưa cho Varê và Pécki những tờ giấy như vậy.

Ngay lập tức, Misen rời khỏi nhà tù, đến với những người bạn của anh. Cái quần trắng của anh lúc đó đã sổ gấu và ngả sang màu cháo lòng. Chỉ có cái mũ và phù hiệu của anh còn nguyên vẹn.

Sau một thời gian ngắn, Misen trở về Thái Bình, gặp lại gia đình. Vợ chồng, bố con ôm nhau vừa mừng vừa tủi. Misen nhẹ tay lau những giọt nước mắt trên gương mặt thanh tú của Quế. Anh chợt nhận ra Quế đen, già và gầy rộc đi. Nhưng trong đôi mắt còn đẫm lệ đã lóe lên ánh sáng của niềm tin yêu và hy vọng. Misen cảm động ôm chặt lấy vợ, thay vì một lời hứa hẹn rằng từ nay sẽ không để em phải khổ, phải xa anh nữa.

Trên đường trở lên Hà Nội, Misen tìm cách cắt nghĩa tại sao mình lại được thả. Và anh ta nghĩ tới một người bạn đang phục vụ dưới sự kiểm soát của quân đội Nhật: hẳn anh đã nói với người cấp trên có thẩm quyền rằng bọn Misen đã bị bắt nhầm. Sau đó, Misen cũng buông lơi luôn việc làm cống mà bọn Nhật định giao cho anh.

Misen lúc này 33 tuổi. Cho dù sống trong nhà tù của Nhật Bản kham khổ, anh vẫn có thể chạy 100m như một vận động viên. Vì vậy, Misen quyết định chuyển nghề thành một nhân viên cảnh sát tình nguyện.

Buổi sáng, sau bữa ăn sáng rất thanh đạm, anh đi kiểm tra khu vực hàng xóm. Nếu mọi việc đều bình yên, anh làm một vòng tuần tra quanh phố, ở đó có những cửa hiệu lớn của người châu Âu. Rồi anh đi dọc phố đó ra đến Bờ Hồ. Bọn trộm cắp thường rất đa dạng, nhưng thường cũng giống nhau về hành động. Chẳng hạn, chúng xông vào một phụ nữ nào đấy đang đi một mình, giật lấy túi xách hoặc túi thức ăn rồi lẩn trốn. Khi chúng chạy theo hướng Nhà hát lớn, phần lớn chỉ có biệt thự của người châu Âu, khá xa, Misen khó mà can thiệp được. Nhưng khi chúng chạy về phía Bờ Hồ, nơi tiếp nối của những phố người Việt thì Misen thường nấp vào những cây đa cổ thụ, khi tên kẻ cắp vượt ngang tầm mình, anh nhảy ra túm lấy nó, cho một chưởng, nó ngã quay ra đất. Misen cũng chỉ muốn lấy lại những của cải bị đánh cắp, trả lại cho người chủ hợp pháp của nó. Và anh đã nhận được những lời cảm ơn rối rít. Ít trường hợp bị mất tiền, vì lương rất hiếm. Nhà băng bị Nhật kiểm soát.

Một hôm, Misen vừa ra khỏi nhà, thấy một nhóm kẻ cắp 5 - 6 tên đang dùng sào khều những tấm vải đang phơi trong sân nhà hàng xóm. Biết mình thế ít địch nhiều, Misen quyết định tấn công bất ngờ và kêu lên. Anh xông vào giữa chúng nó, đấm đá rất mạnh với tốc độ cao. Chúng nó chuồn hết.

Nghe tiếng ồn, người hàng xóm của Misen chạy ra. Không kịp tham gia chống lại bọn cướp, người hàng xóm đã cảm ơn anh rối rít. Trao cho ông ta cái sào của bọn kẻ cắp để làm kỷ niệm, anh lại tiếp tục công việc giám sát như thường lệ. Đi được vài trăm mét, Misen có cảm giác như đang bị theo dõi. Nhìn ra sau, anh thấy có mấy người đang nhìn về mình. Linh tính cho biết đó chính là những tên kẻ cắp ban nãy anh đã gặp. Lần này, không thể tận dụng hiệu ứng bất ngờ nữa, nên lần đầu tiên, anh đành để cho chúng tẩu thoát. Đối với bọn trộm cướp, Misen đã là một con người đáng sợ. Vì tinh thần, thế mạnh, lẽ phải đã thuộc về anh. Nói riêng về thể lực, anh cũng có thể chọi với chúng được. Vừa đi Misen vừa nghĩ tới những kỵ sĩ dũng cảm của Tăngbơrơ ở Đanh Xanhtơ, đã chấp nhận chiến đấu một chọi ba với những kẻ thù rất nguy hiểm, hơn cái băng nhóm bình thường đang theo dõi anh.

Misen đi tới gần Bờ Hồ thì cảm thấy nhói đau bên vai phải. Có lẽ một tên trong bọn cướp đã ném một hòn đá khá to lên vai anh ta. Misen tức giận đứng lại hỏi:

- Chúng mày dám ném đá vào người ông à?

Rồi, anh nhảy tới, đâm bổ vào giữa bọn chúng. Đó là chiến thuật mà Misen thường vận dụng và đã hơn một lần có hiệu quả. Nhưng lần này, anh không bằng lòng chỉ có thế. Anh ta túm lấy tên cầm đầu đã ném đá, nện tới tấp vào mặt nó. Đang lúc đó, Misen thấy một khẩu mode chĩa vào mũi mình: anh bị một người tự vệ bắt. Rất nhanh chóng, Misen nắm lấy cổ áo thằng kẻ cắp, anh báo cáo với người tự vệ: "Thằng này là thằng giặc, tôi sẽ bắt nó vào đồn cảnh sát". Người tự vệ rất ngạc nhiên.

Tới đồn cảnh sát, người tự vệ nói với cảnh sát trưởng:

- Tôi đã gặp người phương Tây này khi ông ta đang đánh người này. Ông ta nói hắn là một tên kẻ cắp.

 

Rất may cảnh sát trưởng là một người được đào tạo bài bản, nắm được luật pháp và có khả năng thực thi nhiệm vụ nên thông cảm và hiểu Misen. Anh ta hỏi cung tên kẻ cắp, nó nói:

- Ông này đánh tôi.

Misen nói: "Tôi vô tội!".

Không có một nhân chứng nào. Tên kẻ cắp không đưa ra được những chứng tích bị Misen đánh. Trái lại, Misen lại chứng minh được nó là một tên ăn cắp.

Viên cảnh sát trưởng nói với Misen:

- Ông đã được tự do! Nhưng đừng lặp lại hành động
này nữa.

 

  4bb5

7

 

Đầu xuân 1945, chính vào những ngày quân Nhật đảo chính Pháp, tình hình chính trị ở các thành phố lớn rất lộn xộn và phức tạp. Người Pháp đang mất dần những cơ sở. "Nhà nước bảo hộ", chính quyền cai trị với bộ máy hành chính chặt chẽ của nó đã bị tan rã ở nhiều nơi. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ViệtNamphát triển mạnh chưa từng thấy. Không khí xã hội bừng bừng như một lò than cực nóng đang chờ một ngọn gió đổi mùa để thiêu hủy chế độ thống trị của người Pháp trong hơn hai phần ba thế kỷ. Xu thế thắng lợi đã nghiêng hẳn về phía Mặt trận Việt Minh.

 

Lúc này, ở Hà Nội, thường có những cuộc gây hấn chống lại người Pháp. Phần lớn những người bồi và đầu bếp cũ, trước làm việc cho Pháp đều đã trở về quê. Chỉ có những ai tuyệt đối tin tưởng ở người Pháp, chịu ơn họ, hoặc muốn kiếm một khoản tiền lương dù rất thấp, mới chấp nhận mạo hiểm ở lại tiếp tục làm việc cho họ. Trong số rất ít ỏi những người ở lại đó còn có cả những người do lực lượng cách mạng (Mặt trận Việt Minh) cài vào. Cho nên đây đó xảy ra những vụ đầu độc những quan chức và binh lính người Pháp. Thường thì những đầu bếp bỏ thạch tín hoặc một thứ bột được làm từ độc dược vào thức ăn chế biến ở khách sạn hoặc ở các trại lính. Người bị trúng độc nặng sẽ chết ngay tại chỗ. Ai bị nhẹ, chỉ xây xẩm mặt mày rồi ngất đi thì được chở tới nhà thương cấp cứu. Misen cũng ở trong số đó, nhưng chỉ vài ngày sau anh đã ra viện và đi lại bình thường.

Những người Pháp ở ViệtNamđang trong thời kỳ vô cùng lo lắng, rệu rã, hoang mang. Nhất là khi không biết từ đâu đã truyền lại cho họ những thông tin Việt Minh sẽ giết hết tất cả những người lai (châu Âu), cách mạng sẽ mổ bụng những phụ nữ Việt Nam có thai với người châu Âu! Những thông tin nghe cũng đã rởn tóc gáy!

Cả Misen và Quế đều vô cùng lo lắng, sợ hãi những thông tin ghê gớm về sự dã man nói trên là sự thật. Bởi vì cả Quế và Misen chưa bao giờ được trực tiếp tiếp xúc với một người cách mạng chân chính nào. Họ cảm thấy áp lực chính trị ngày càng nặng nề, nhất là ở nông thôn, tổ chức làng theo kiểu truyền thống đang bị mai một dần. Ngày xưa thì "Phép vua thua lệ làng", mỗi làng, mỗi xã là một ốc đảo, một "quốc gia" thu nhỏ. Ngày nay, không gì có thể che giấu, không bí mật nào có thể giữ kín nổi sau lũy tre làng. Huống hồ Quế - vợ của một quan chức người Pháp, và hai đứa con mồ côi một mái tóc vàng, một mái tóc quăn! Giấu vào đâu cho được!

Cho nên, để khỏi liên lụy đến gia đình anh Bếp và bà con xóm làng, Quế chấp nhận cạo trọc đầu hai đứa con, rồi cả ba mẹ con đưa nhau lẩn trốn trong hang núi của một miền đất lạ. Ít ngày sau, một gia nhân cũ trung thành của Misen đã bí mật đưa Marian - đứa con lớn của Misen lên Hà Nội trao tận tay cho bố nó.

Hôm đó trời mưa. Người đàn ông này, tay xách ống trúm, vai mang áo tơi giả bộ như người lên núi đi bắt rắn. Nhìn trước, nhìn sau, anh lọt nhanh vào hang, tiếp tế cho mẹ con Quế thêm mấy thứ thức ăn, vật dụng cần thiết. Rồi, anh chụp lên cái đầu trọc lóc của con bé nhớn một chiếc mũ len xanh đỏ đã cũ, đan rất vụng về, và mặc thêm vào người nó một tấm áo nâu bạc thếch, rộng thùng thình. Người mẹ nhìn đứa con nhỏ nhoi trong trang phục là lạ của một đứa trẻ rách rưới mà ứa nước mắt. Chị ôm chặt con hồi lâu, hôn mãi lên mắt, lên mũi, lên mặt nó, rồi cẩn thận dặn:

- Từ nay, con gọi bác đây là "cha" nhé. Ngoài ra ai hỏi gì con cũng làm như dại khờ không nghe, không hiểu nhé. Đặc biệt là không được nói gì về ba mẹ. Con đã nhớ chưa?

Đứa con gái lên năm trong cái áo cải trang trông nhỏ như cái kẹo, khẽ nói từ "dạ" không thành tiếng kèm theo mấy cái gật đầu khẽ khàng. Nước mắt nước mũi nó túa ra nhòe nhoẹt cả một vùng ngực áo mẹ. Người đàn ông cõng đứa bé trong cái áo tơi, nhìn trước nhìn sau, ra khỏi hang, trượt xuống dốc, rồi cứ men bờ ruộng mà đi chứ không dám vào sâu trong làng. Con An biết sợ, nấp sau lưng ông. Xa xa ngó lại người ta cứ ngỡ là một người dân cày đi thăm ruộng. Nhìn gần, khi có ai đó hỏi:

- Cõng con đi đâu đấy?

Thì ông trả lời:

- Dạ, tôi cho cháu đi nhà thương.

Hai "cha con" khi cõng, khi dắt, cứ đi như thế qua chợ, qua cầu và qua hết tất cả các trạm gác. Quá trưa hôm sau thì đến bến đò Tân Đệ. Cả hai lại lên đò dọc, theo những người buôn chuyến, ra tận bến Phà Đen. Rồi từ Phà Đen, hai "cha con" giả bộ như người hành khất lần đến "ăn xin" nhà viên cảnh sát tình nguyện Pháp.

Misen nhận ra con thì đau xót ngỡ ngàng. Anh ôm ghì con vào lòng rồi đưa cả bàn tay vừa trắng vừa to ấp lên cái đầu trọc lóc của nó. Anh như muốn truyền sang cho đứa con chút sinh lực của tình phụ tử. Và anh khóc! Nhìn thấy tình cảnh cha con Misen như thế, anh gia nhân tin cậy của Misen bỗng thấy mắt mình cay xè.

Misen không có tiền tạ ơn người bạn ViệtNamtốt bụng này. Anh chỉ còn biết cúi đầu xuống trước mặt ân nhân của mình mà nhắc đi nhắc lại mãi hai tiếng "cám ơn!". Những giọt nước mắt mãi lăn dài trên má cả hai người đàn ông.

Nhưng chính Misen cũng chưa biết được số phận mình ngày mai rồi sẽ thế nào. Cho nên, vài ngày sau, anh phải dằn lòng dắt tay đứa con gái lớn của mình dẫn vào cô nhi viện. Marian lặng lẽ cúi đầu theo chân một bà xơ đến ở lẫn vào trong một đám nhỏ. Anh tần ngần nhìn theo bóng con mãi cho đến khi cánh cửa sắt nặng nề của khu nội trú trường Dòng đóng sập lại. Từ đó, cũng như bọn trẻ, Marian bị cấm, không bao giờ được ra ngoài.

 

 

8

 

Misen, cùng một người bạn chịu trách nhiệm đi mua máy chữ trong cửa hiệu của một người Trung Quốc. Họ mua được hai cái máy chữ còn rất tốt với giá rẻ, đặt lên xe kéo. Trên đường về, có ai đó giật mạnh cái kính của Misen. Một tên kẻ cắp? Anh ra lệnh dừng xe lại rồi đuổi theo. Đến ngã tư đầu tiên, anh đang không biết nên rẽ phải hay rẽ trái. Bỗng có một người thương gia đưa tay bắt chéo, kín đáo chỉ cho anh hướng thằng kẻ cướp chạy. Cuối cùng, Misen cũng túm được nó. Nó khiếp đảm nhìn anh. Misen cho nó mấy cú đá vào mạng sườn rồi quật nó ngã xuống đất, lấy lại được cái kính. Sau đó, Misen được cử đến Côn Minh - thủ phủ của VânNam. Phát hiện ra ở đó có một cái phố chợ đen chuyên bày bán các loại hàng hóa Mỹ chất lượng cao với giá khá hời, là hàng ăn cắp trong các doanh trại, Misen mua được hai cái máy in và một số dụng cụ in ấn. Nhưng người Trung Quốc tìm mọi cách cản trở công việc của bọn Misen. Họ cử một đội canh gác chiếc máy bay sẽ đưa Misen về Hà Nội. Vũ khí chĩa vào chân vịt máy bay, họ bắn hai phát súng lục trong đêm. May mà không ai hề hấn gì. Sau một hồi lâu thương thuyết với những nhà cầm quyền quân sự Trung Quốc, máy bay của Misen cất cánh về Hà Nội bình thường.

Thời gian này Misen không được giao một nhiệm vụ gì cố định, và cũng chỉ được cấp những đồng lương "khiêm tốn". Chính phủ Pháp quyết định hồi hương tất cả những quan chức và binh lính Pháp cũ, với lý do là đã vắt họ cạn kiệt rồi. Tuy nhiên, sự thực còn có lý do bên trong sâu xa hơn, như ông Đuymếch nói, là để đảm bảo một sự tiếp nối hoàn hảo. Như vậy có nghĩa là: chính phủ Pháp mới, cần có một êkíp Pháp mới để tiếp tục những hoạt động của họ ở Đông Dương, đặc biệt là hoạt động tấn công vào chính phủ lâm thời của Mặt trận Việt Minh.

Misen được lệnh chuẩn bị hồi hương, ruột rối như tơ vò. Phần lo cho Quế và đứa con nhỏ không biết lưu lạc nơi nào? Tình hình quá căng thẳng, áp lực chính trị đối với những người thân Pháp rất nặng nề. Không biết còn ai có thể đùm bọc, cưu mang mẹ con Quế? Phần thì xót xa cho đứa con lớn Marian, suốt ngày suốt tháng vò võ trong cô nhi viện. Nó có cha, có mẹ mà thân phận nó có khác nào những đứa trẻ con mồ côi! Lại nghe tin đồn, người ta sắp sửa tìm kiếm đến những đứa trẻ lai (châu Âu) ở trong các cô nhi viện! Misen càng hoảng hốt. Anh ta xin nghỉ không lương, đi làm mọi thủ tục đón Marian về. Nửa muốn nấn ná, thăm dò, kiếm tìm, mong sao gặp lại mẹ con Quế.

Người đàn bà sau khi gửi con cho người tin cậy, cứ bần thần cả ngày, đứng ngồi không yên. Chị chắp hai tay thành kính vái vọng ra ngoài cửa hang, cúi xin thần Phật phù hộ độ trì cho con bé An của chị tai qua nạn khỏi, đừng gặp trắc trở dọc đường, để nó được gặp bố nó.

Ngày hôm sau, chị mua một đôi quang gánh, rồi quyết định đưa con ra khỏi hang. Đặt con ngồi vào gánh, chị cứ đi về hướng Bắc. Trong vạt áo chỉ còn lại những hào chỉ cuối cùng. Trên đường đi, gặp ai có hành lý, hàng hóa nặng, chị cũng gánh hộ, nói rằng để gánh cho cân: một đầu hàng, một đầu con. Chị gánh hộ người đi đường, khi vài ba cây số, khi tới hàng chục cây. Lẽ tất nhiên, nhìn thấy hai mẹ con chị nắng nôi như thế, những người chủ hàng cũng phải biết điều: khi đến nơi cần đến, họ không quên cảm ơn chị và đặt vào tay đứa bé một vài hào chỉ. Hai mẹ con mỗi ngày có thể mua mấy nắm xôi hay vài ba cái bánh đúc... Tối đâu là nhà, ngả đâu là giường! Sáng tinh mơ, đôi quang gánh lại dập dình, uyển chuyển trên mọi nẻo đường khi quốc lộ, khi tỉnh lộ. Vừa đi vừa nghe ngóng, người mẹ loáng thoáng biết tin thực, tin hư: nào là tất cả những người Pháp cũ đều bị triệu hồi về nước, nào là tất cả những ai có quan hệ mật thiết với người Pháp đều bị bắt giữ... Cái mái đầu trọc xấu xí của đứa con lúc này làm chị yên tâm hơn.

Chị chỉ còn phải nghĩ cách bôi bác mặt mày cho đứa con da bớt trắng, mũi bớt cao, nghĩa là "bớt Tây" đi một chút, và chính chị cũng phải cho xấu xí lam lũ hơn một chút. Cứ gánh gánh gồng gồng như thế, ngày này sang ngày khác, khi bãi chợ, khi bến đò..., qua mắt đủ loại người hiền kẻ dữ... Nhờ trời, hơn nửa tháng sau, chị cũng gặp được chồng và trao đứa con nhỏ lên ba cho anh.

Misen sung sướng ôm choàng vào lòng một lúc cả hai mẹ con. Mắt rưng rưng ngấn lệ, anh run run nói lời xúc động:

- Anh đã tưởng hết hy vọng gặp lại vợ con. Anh biết ơn em nhiều lắm. Em đã phải chịu đựng biết bao khổ cực, gian truân để bảo vệ các con và để giữ gìn hạnh phúc của gia đình ta.

Họ ôm chặt cổ, áp sát má vào nhau. Những giọt nước mắt nóng hổi của cả hai người hòa quyện nhau trong nỗi xót xa, pha trộn với niềm sung sướng, hạnh phúc, làm hoen những vết bôi bác cải trang trên má người đàn bà tội nghiệp.

Ngay chiều hôm đó, Misen tìm thuê một căn phòng nhỏ, trong cái ngõ hẻm phố chợ Khâm Thiên "cái phố cô đào con hát" - chẳng xa cách nơi Misen hiện ở là mấy, nhưng thật chẳng mấy ai ngờ.

 

 

9

 

Misen đã đón cái An về. Cả gia đình họ đoàn tụ, sum vầy trong cái gác xép chật hẹp. Nhưng cả Quế và Misen đều toại nguyện. Chưa bao giờ như bây giờ, cả gia đình cùng ngồi ăn một mâm, mặc dù mâm chỉ là tấm gỗ thùng tạm bợ, và trên mâm chỉ có vài món ăn đạm bạc, nhưng ai cũng thấy ngon miệng. Cả bốn cha con mẹ con cùng nằm một giường, mặc dù giường chỉ là cái đệm cỏ cũ kỹ và tấm chăn đơn hụt bên này, bên kia, mà ai cũng thấy ấm áp. Nhưng niềm vui chẳng tày gang! Gia đình Misen ăn ở sung sướng, hạnh phúc với nhau như thế chỉ chưa được ba ngày. Tối ngày thứ ba, Misen về đưa tin báo: Đã có lệnh khẩn cấp chuẩn bị lên đường. Misen nói, tất cả thủ tục đã được hoàn thiện trong bí mật, và phải giữ bí mật cho đến khi máy bay cất cánh. Nói khó mãi, cuối cùng cấp trên đã đồng ý cho anh mang theo tất cả hai con và Quế.

Người đàn bà nao núng băn khoăn. Chị phân trần với chồng rằng chị còn có mẹ già. Vả lại chị là người ViệtNam, chị không muốn xa quê hương, đất Tổ. Khi chị chỉ còn lại một mình thì chả ai có cớ gì bắt tội chị. Dần dần, rồi sóng gió cũng qua đi. Chị sẽ yên ổn để chờ đợi đến một ngày... đoàn tụ. Quế nói là vậy để động viên, an ủi chồng, làm yên lòng người đi mà thôi, chứ sâu xa trong lòng chị mười phần đã tắt mười niềm hy vọng: nào chiến tranh, loạn lạc, nào hai người ở tận hai phương, nơi chân trời góc biển, bóng chim tăm cá! Quế đâu dám mơ lại có ngày sẽ được gặp lại chồng con. Ngồi gói ghém đồ đạc, chuẩn bị hành lý gọn nhẹ cho Misen và hai đứa bé, Quế ngổn ngang đau buồn. Chị giọt dài, giọt ngắn, nước mắt giàn giụa. Người mẹ trẻ quay mặt tránh cái nhìn tò mò của đứa con gái lớn, và kín đáo đưa ống tay áo lên quệt mắt, nhưng con An vẫn hỏi:

- Mẹ ơi! Mẹ khóc à?

- Không. Chỉ là cái bụi trên trần nhà rơi vào mắt mẹ thôi.

Mẹ nó chống chế, nhưng cái giọng nói vẫn rưng rưng nên không đánh lừa được nổi một con bé lên năm. Con bé chạy lại sà vào lòng mẹ, ôm chặt lấy cổ mẹ nó mà vừa hôn vừa cất tiếng gọi: "Mẹ ơi!".

Misen không dám hứa chắc, nhưng trong lòng anh vẫn tâm tâm niệm niệm tin rằng sẽ có một ngày gần nhất, dầu mấy năm hay mấy tháng, anh sẽ trở về đón vợ đi, và cả gia đình bốn nhân khẩu của anh lại sẽ được vui vẻ đoàn tụ
bên nhau.

Phút chia xa thật đột ngột và ngắn ngủi. Người ta đã xách hộ đồ đạc và bế hai đứa con của Misen ra sân bay, người đàn ông phương Tây cao lớn vẫn không nỡ rời người anh yêu dấu. Nhưng rồi cái gì đến vẫn phải đến. Hai người đều cố lấy can đảm để buông nhau ra. Quế chỉ còn kịp để lại trong lòng tay Misen một mẩu giấy nhỏ với mấy dòng chữ run run
viết vội!

Phút chia tay ngắn ngủi ấy của gia đình Misen đã diễn ra vào trước 9 giờ sáng của ngày mồng 2 tháng tám năm 1945. Đó là một ngày ảm đạm nhất trong cuộc đời chìm nổi
của Quế.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/86582


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận