Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 5

Chương 5
ĐỘ LƯỢNG NHƯ BIỂN, KHÔNG ĐÒI HỎI SỰ HOÀN HẢO TỪ NGƯỜI KHÁC!

Thứ rộng nhất trên thế gian là biển, thứ rộng hơn biển là bầu trời, thứ rộng hơn cả bầu trời là tấm lòng của con người.                                   

 ........................................................................ Hugo (Pháp)

Yêu mến mọi người sẽ được mọi người yêu mến;

Đơn phương yêu cầu người khác phải “hoàn hảo” là sai lầm;

Bạn bới móc người khác, người khác cũng sẽ bới móc bạn;

Chỉ có “Nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác" mới là cảnh giới cao nhất của việc làm người và tự tu dưỡng.

Niềm tin được sinh ra từ những ước vọng,

Vì muốn tin tưởng nên mới tin tưởng,

Vì hi vọng tin tưởng nên mới tin tưởng,

Vì có một thứ lợi ích nào đó nên mới tin tưởng.

Đã từng có người hỏi nhà truyền đạo Graham: “Mục sư, tôi sắp không chịu nổi nữa rồi! Một năm nay tôi đã thay đổi năm giáo hội, nhưng mỗi giáo hội đều có chỗ khiến tôi không hài lòng. Ôi! Có giáo hội nào không có chút khiếm khuyết nào không? Tôi muốn được đổi đến đó!”

Mục sư Graham nghe xong lời, liền mỉm cười và nói một cách hài hước: “Trên thế giới không có một giáo hội nào hoàn hảo cả, nếu thật sự có, thì nó cũng sẽ xuất hiện những tì vết vì sự tham gia của Ngài”.

Câu nói này của mục sư Grahàm rất sắc sảo và có sức phản hồi rất lớn, mang ý nghĩa biện bộ cho tất cả các giáo hội.

Thực ra, không chỉ là giáo hội nơi bạn ở, mà những đoàn thể khác như trường học, nơi làm việc, xã hội... cũng đều không thể hoàn hảo, vì thế, không nên quá để ý đến lời phê bình của cá nhân, vì mỗi con người bao gồm cả bạn và tôi đều không hoàn hảo, huống hồ bình thường con người rất ít khi tự soi lại mình, không chừng có lúc chính bản thân chúng ta cũng là người không hoàn hảo rồi!

Trước kia có một “ông lớn” trong làng cổ phiếu, tuy đã 70 tuổi mà vẫn chưa lập gia đình. Ông ta khá giàu có, nhưng ngoại hình không được dễ coi cho lắm, thế nên ông đã đi du lịch kh p nơi hòng tìm kiếm những cô gái dẹp trên thế giới. Tuy đã kết giao với rất nhiều bạn bè, nhưng cứ nhắc đến chuyện kết hôn thì lại gặp nhiều trắc trở.

CÓ người hỏi ông ta: “Ông muốn quyết định kết hôn với người phụ nữ như thế nào?”

Ông ta trả lời: “Tôi đang tìm kiếm một người phụ nữ hoàn hảo để lấy làm vợ!”

Có người lại nghi ngờ hỏi ông ta: “Ông đi du lịch khắp nơi, đã tìm kiếm suốt bao nhiêu năm, chẳng lẽ ông chưa từng tìm được người phụ nữ nào hoàn hảo hay sao?”

“Có chứ, tôi đã gặp được một người và chỉ có một người, đó thật sự là người phụ nữ hoàn hảo!”

“Vậy sao ông không cưới cô ta?”

Ông ta thất vọng nói: “Vấn đề là: Cô ấy cũng đang tìm kiếm một người đàn ông hoàn hảo!”

Trên thực tế, chúng ta rất dễ nhìn thấy những cái gai trong mắt người khác, nhưng lại không nhìn thấy thanh xà gỗ trong mắt mình. Edison nói rằng: “Bỏ qua sở trường của một con người, mà chỉ chú ý đến những tì vết của họ là một việc rất vô lí và dáng tiếc”. Điều đáng nói ở đây là, có phải chúng ta cũng thường bắt người khác phải làm được những gì chúng ta không làm được hay không?

Trong đêm Giáng sinh, có 5 cậu bé cẩm trong tay các miếng đồng đi đến Giáo hội, cậu bé thứ nhất cười nghịch ngợm thả miếng đồng vào hòm công đức, Thiên thần nhỏ bên cạnh ghi chép rằng: “Cậu bé quyên góp một đồng bằng “Thiếc”, vì hàng ngày cậu ấy không thấy vui vẻ với bạn bè.”

Cậu bé thứ hai lắc lư cầm miếng đồng đến trước hòm công đức và” keng” một tiếng - cậu thả miếng đồng vào hòm công dức, Thiên thần ghi chép là: “Cậu bé đã quyên góp một đồng bằng “Đồng”, vì trong lòng cậu chứa đầy sự kiêu ngạo”.

Cậu bé thứ ba lại nghĩ: “Mọi người đều đã quyên tặng rồi, vậy thì mình cũng phải quyên tặng thôi!” Thiên thần liền ghi chép là: “Cậu bé đã quyên một đồng bằng “Sắt”, bởi vì trái tim của cậu ấy quá lạnh lẽo!”

Đến lượt cậu bé thứ tư, vào lúc cậu định bỏ miếng đồng vào thùng, cậu bỗng rơi nước mắt khi nhớ đến những người không có gia đình đang lang thang trên hè phố trong mùa đông lạnh giá. Thiên thần đã ghi chép là: “Cậu bé này đã quyên góp một đồng bằng “Bạc”, bởi vì cậu ấy có sự đồng cảm”

Khi cậu bé cuối cùng bước đến trước thùng quyên góp, cậu thầm cầu nguyện: “Kính Chúa Jesu, cầu xin Người hãy dùng đồng tiền nhỏ bé này để làm được nhiều việc nhất cho Người”. Thiên thần liền ghi chép: “Cậu bé này đã quyên góp một đồng bằng “Vàng” bởi vì trong lòng cậu đầy lòng nhân ái và niềm tin”.

Những cậu bé này cùng quyên góp một miếng đồng như nhau, nhưng giá trị của chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Một người cha và cậu con trai đi tản bộ bên bờ sông, người cha do bất cẩn nên bị trượt chân rơi xuống sông, do ông không biết bơi nên vừa vùng vẫy dưới sông vừa luôn miệng kêu “Cứu với!”

Người con trai cũng không biết bơi nên không có cách nào xuống cứu cha.

Đúng lúc đó có một người đi từ phía đối diện tới, người con vội cầu cứu: “cha tôi bị rơi xuống nước, xin anh hãy cứu cha tôi.” Người đó nhìn người đàn ông đang vùng vẫy dưới nước rồi nói: “Nếu tôi xuống nước cứu người thì quần áo của tôi sẽ bị ướt, chỉ cần anh chịu bỏ ra 100 đồng để bồi thường cho chỗ quẩn áo ướt của tôi thì tôi sẽ cứu ông ấy”.

Xét về lí, người bình thường sẽ nói: “Cho dù hết bao nhiêu tiền cũng được,, chỉ cần anh mau chóng cứu ông ấy thôi!”

Nhưng người con trai này lại cò kè trả giá: “Một trăm đồng thì đắt quá, bảy mươi đồng có được không?”

Điều đáng buồn cười hơn là, nghe thấy người con trai nói như vậy, người cha đang sắp chìm nghỉm dưới dòng sông lại gào lên: “Cái gì, mày là đứa phá gia chi tử, tuyệt đối không được trả giá cao như thế, trả cho anh ta năm mươi đồng là được rồi!”

“Đã như vậy thì các người tìm người khác giỏi hơn đi!” nói xong, người đó phất tay áo quay gót đi. Thế là người cha đó bị chết chìm dưới sông.

Câu chuyện này tất nhiên là hư cấu, sinh mạng là vô giá, làm gì có chuyện chết đến nơi rồi mà vẫn còn cò kè trả giá?

Có một Vương tử Macedonia từ nhỏ đã thông minh hơn người, khi lớn lên được kế thừa ngôi báu, ông đã từng dẫn quân đi khắp châu Âu, châu Phi, đánh bại cả những nước lớn mạnh lúc bấy giờ như Ba Tư, Ai Cập..., ông chính là Alexandros Đại đế.

Chuyện kể rằng trước khi Alexandros Đại đế qua đời, ông đã dặn dò mọi người rằng: phải đục lỗ ở hai bên quan tài của ông, để đôi tay ông thò ra ngoài, cho thần dân cả nước thấy được - đôi tay ông để trống, không hề nắm giữ bất kì thứ gì. Quyền lợi, Vương vị, quân lực... tất cả đều là hư không. Câu nói của ông là: “Ta muốn giơ đôi tay cho cả thế giới thấy, ta tuy có được biết bao nhiêu đất đai, nhưng khi chết đi thì đến một hạt bụi cũng sẽ không mang theo”.

Có thể thấy rằng, cuộc sống quan trọng hơn bất kỳ thứ gì (bao gồm cả tiền bạc)! Không có cuộc sống, tiền bạc có nhiều nữa cũng không còn ý nghĩa gì nữa.

Có một vị thương gia giàu có, vì tai nạn xe nên đã bị thương và không thể đưa con đi chơi, ông nhìn qua cửa sổ thấy một đám trẻ con đang chơi bắt chuốn chuồn ở quảng trường, nên đã nói với bốn đứa con nhỏ của mình: “Các con ra ngoài đi bắt mấy con chuồn chuồn vế đây đi, để bố xem ai bắt giỏi nhất nào?”

Không lâu sau, đứa con lớn mang về một con chuồn chuồn. VỊ thương gia hỏi: “Sao con bắt được chuồn chuồn nhanh thế?” Đứa con lớn trả lời: “Bố, con đã đổi bằng chiếc ô-tô điều khiển từ xa mà bố tặng cho con”. Người cha liền gật gật đầu.

Lại một lúc sau, đứa con thứ hai quay về, nó mang theo hai con chuồn chuồn. Vị thương gia hỏi: “Con bắt được hai con chuồn chuốn nhanh thế à?” Đứa con thứ hai trả lời: “Không ạ, con đã cho một bạn thuê chiếc ô-tô điều khiển từ xa mà bố tặng con, bạn ấy trả cho con 3 đồng, hai con chuồn chuồn này là con thuê của một bạn mất 2 đồng. Bố, bố xem còn lại 1 đồng đầy này”, vị thương gia mỉm cười gật đầu.

Sau một lúc nữa, đứa con thứ ba trở về, cậu bé đã mang về mười con chuồn chuồn. Vị thương gia hỏi: “Giỏi quá! Con làm thế nào mà bắt được nhiều chuồn chuồn thế?”

Đứa con thứ ba trả lời: “Con đã mang chiếc ô-tô điều khiển từ xa mà bố tặng ra quảng trường và hỏi: Ai muốn chơi đua xe không? Nếu muốn chơi đua xe thì chỉ cần nộp một con chuồn chuồn là được. Nếu không vì phải vội quay về, thì ít nhất con có thể có được những mười tám con chuồn chuốn cơ”. Vị thương gia mỉm cười vỗ nhẹ lên đầu đứa con thứ ba.

Đứa con thứ tư về sau cùng với mồ hôi nhễ nhại và đôi tay trống không, quần áo thì lấm lem bùn đất. Vị thương gia hỏi: “Con trai, con làm sao vậy?” Đứa con thứ tư trả lời: “Con đi bắt mãi mà chả bắt được con nào, con đã chơi đua xe trên đất, nếu không vì thấy các anh đã vê' cả rồi thì không chừng con đã có thể đâm vào một con chuồn chuồn đậu trên mặt đất rồi ấy chứ”. Người cha cười lớn, cười đến chảy cả nước mắt, ông vuốt ve khuôn mặt đầy mồ hôi của đứa con thứ tư và ôm cậu bé vào lòng.

Lúc này, vị thương gia gọi cả bốn đứa con lại, ông nói: “Các con, thật ra bố không cần chuồn chuồn, mà bố muốn biết niềm vui đi bắt chuồn chuồn của các con! Bố muốn các con chơi thật vui vẻ!”

Cảm nhận:

Giá trị quan của cuộc sống được đánh giá như thế nào? Làm thế nào để đánh giá mặt tích cực, tiêu cực và phân biệt chúng?

Ví dụ, tiết kiệm và keo kiệt có gì khác biệt? Nó gần như hai mặt giống nhau của cùng một việc. Nhưng ý nghĩa trong đó vẫn có sự khác biệt lớn: Nếu bản thân mua được một chiếc áo giá rẻ, thì đủ là tiết kiệm; nếu mua một chiếc áo với giá rẻ để tặng cho bề trên hoặc bạn đời thì đó là keo kiệt!

Việc đòi hỏi người khác sự “hoàn hảo” cũng là sai lầm. Mình sao người vậy, bạn lựa chọn người khác thì người khác cũng lựa chọn bạn. Chỉ có '‘Nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác” thì mới là cảnh giới tự tu dưỡng cao nhất.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t58758-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-5.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận