Hành động không phải là trò chơi giữa "đúng" và "không đúng”, mà là một chiếc rìu, nó chia vị thần Janus hai mặt thành hai phần.
Do dự không quyết, hành động không dứt khoát, thế là đủ để hỏng việc;
Câu “Còn có ngày mai” để né tránh;
Và cũng là một cái cớ để dùng dằng mọi việc;
Như thế đủ để làm cho con người rơi vào trạng thái tiêu cực suy đồi, lơi lỏng ý chí;
Một hôm, có một người đến tìm Socrates với thái độ rất bức xúc và hỏi: “ông đã bao giờ nghe về những gì bạn ông làm chưa? Có lẽ tỏi nên nói cho ông biết!”
“Xin chờ một chút,” Socrates ngăn lại: “Những gì ông muốn nói với tôi, trước hết phải qua được ba bài kiểm tra đã”.
“Ba bài kiểm tra nào cơ?” Người đó nóng vội hỏi.
“Đúng vậy, anh bạn, trước tiên phải qua được ba bài kiểm tra đã. Để tôi xem câu chuyện mà anh muốn kể có qua được ba bài kiểm tra này không. Trước tiên là kiểm tra về dộ chính xác, anh đã từng kiểm tra những gì anh sắp cho tôi biết chưa - toàn bộ có phải là sự thật không?”
“Không, là tôi nghe được, hơn nữa... ”
“Đúng thế! Vậy thì anh còn phải vượt qua lần kiểm tra thứ hai của tôi - kiểm tra “độ lương thiện”. Cho dù những gì anh định cho tôi biết không phải là sự thật, thì ít nhất cũng phải có tác dụng tốt nào chứ?”
Người đó trở nên do dự, nói: “Không, không thể nói được, nhưng... ”
“Tôi hiểu rồi!” Socrates ngắt lời anh ta: “Được, bây giờ chúng ta hãy xem bài kiêm tra thứ ba. Hãy để chúng ta tự hỏi bản thân, sự việc làm anh rất tức giận đó có thật sự cần thiết nói ra hay không?”
“Điều này... nói thật là, hình như cũng không... ”
“Nếu đã như vậy” Socrates mỉm cười nói: “Những gì anh định cho tôi biết, thứ nhất không phải là sự thật, thứ hai không phải là việc tốt, thứ ba lại không cần thiết, vậy thì hãy bỏ qua nó đi, đừng quan tâm đến nữa”.
Garcia Marquez - tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như “Trăm năm cô đơn”, “Tình yêu thời thổ tả”, ông là một nhà văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết dài rất quan trọng của Colombia, và cũng là chủ nhân của giải thưởng Nobel văn học năm 1982. Ông có một câu truyện ngắn với nhan đê' “Dấu máu hồng trên tuyết trắng”, cuốn sách kể về câu chuyện đi hưởng tuần trăng mật từ Madrid đến Paris của một đôi vợ chồng mới cưới người Tây Ban Nha.
Đôi vợ chồng được nhắc đến trong câu truyện đó, người vợ trẻ bị gai của hoa hồng đâm vào ngón đeo nhẫn bên tay trái và chảy máu không ngừng. Người chồng vội đưa vợ đi cấp cứu ở bệnh viện trung tâm, bác sĩ yêu cầu người vợ nhập viện để theo dõi bệnh tình, và dặn dò người chồng quay lại sau sáu ngày nữa, người chồng chỉ còn cách nghe theo và ra về.
Để tiện chăm sóc vợ, anh ta không nghỉ ở khách sạn đã được đặt phòng từ trước, mà nghỉ ở một nhà nghỉ nhỏ gần một góc của bệnh viện.
Mấy ngày sau, anh ta quay lại bệnh viện, nhưng không tìm thấy vị bác sĩ kia, cũng không tìm thấy người vợ của mình. Rời khỏi bệnh viện, anh ta bị lạc đường và cứ đi đi lại lại cô đơn trên đường.
Anh ta lại tìm đến bệnh viện sau sáu ngày như đã hẹn, vị bác sĩ đã hỏi anh ta đi những đâu trong mấy ngày vừa qua? Vợ anh ta đã mất vào ngày thứ hai sau khi nhập viện vì không cầm được máu, trước đó, cô đã từng khẩn cầu nhân viên y tế đến khách sạn tìm chồng cô.
Nhưng họ không tìm thấy, vì anh không hề nghỉ ở khách sạn đó.
Còn anh đã từng đi lại bên ngoài bệnh viện, mà không hề biết người mà anh yêu quí nhất trên đời cũng đang tìm anh.
Điều thê lương nhất, đau lòng nhất của câu chuyện không phải là giờ phút nhân vật chính biết được mình mất đi người yêu, mà là khi anh đang đi lại bên ngoài mà không biết được rằng người yêu đã mất.
Do dự không quyết, hành động không dứt khoát, thế là đủ để hỏng việc, thực là một chân lí không thể không tin!
Có một người vì nhận hối lộ mà bị đưa đi gặp quan tòa.
Người này phạm tội rõ ràng, thế nên mọi người đều mong anh ta sẽ phải chịu trừng phạt thích đáng. Quan tòa là người thấu tình đạt lí, ông đưa ra ba cách trừng phạt để phạm nhân tự lựa chọn. Thứ nhất là phạt 200 nghìn đồng; thứ hai là chịu 50 roi; thứ ba là ăn 10kg hành tây. Phạm nhân vừa sự bị mất tiền vừa sợ bị đánh nên đã chọn cách chịu phạt thứ ba.
“Việc này đâu có gì khó!” Khi ăn củ hành thứ nhất, anh ta đã nghĩ như vậy. Nhưng càng ăn anh ta thấy càng khó chịu. Sau khi ăn xong cân hành thứ hai, nước mắt nước mũi đầm đìa, anh ta kêu lên: “Tôi không ăn hành nữa đâu, tôi chấp nhận bị đánh 50 roi”.
Vốn là một người keo kiệt, anh ta không muốn bỏ ra một đồng nào. Nha dịch đặt anh ta nằm trên một tấm ván, anh ta nhìn thấy ánh mắt hung dữ và cái roi rắn chắc của nha dịch thì toàn thân đã run lẩy bẩy. Khi chiếc roi quất lên lưng, anh ta đã đau đớn kêu gào ầm ĩ. Khi bị đánh đến roi thứ mười, anh ta cuối cùng cũng không chịu nổi. “Đại nhân, xin hãy rủ lòng thương, đừng đánh tôi nữa, hãy cho tôi nộp phạt 200 nghìn đồng đi!”
Phạm nhân này vừa không muốn bị đánh, vừa không muốn mất tiền, cứ đắn đo nên rốt cuộc đã phải chịu đựng đủ cả ba hình phạt.
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Ngày xưa, vì số người phải xuống địa ngục bỗng nhiên giảm hẳn, Diêm Vương lập tức triệu tập lũ quỷ, bàn luận xem làm thế nào để dụ dỗ người xuống địa ngục.
Đầu trâu đề nghị: “Chúng ta có thể cho loài người biết: Hãy vứt bỏ lương tâm đi! Về cơ bản không hề có Thiên đường!” Diêm Vương suy nghĩ một lát thấy không ổn nên đã lắc đầu.
Mặt ngựa đề nghị: “Chung ta có thể cho loài người biết: “Hãy làm những gì mình muốn! Về cơ bản không hề có Địa ngục!” Diêm Vương lại suy nghĩ rồi thấy chiêu lừa đảo này vẫn không ổn nên lại lắc đầu.
Một lát sau, một tên quỷ nhỏ đứng bên cạnh mới nói: “Rất đơn giản thôi! Chúng ta có thể đi tuyên truyền cho loài người về khái niệm: “còn có ngày mai”. Diêm Vương cuối cùng cũng gật đầu.
Câu “còn có ngày mai”, xét từ góc độ con người là lạc quan, là nhắc đến một niềm hi vọng, có thể làm cho con người phấn khởi. Nhưng, xét từ một phương diện khác, thì đó cũng là một cái cớ để trì hoãn mọi việc.
Lúc nào cũng nghĩ “Còn có ngày mai”, ý chí của con người đã bị lung lay, đủ để làm cho con người trở nên lười biếng, đây mới là địa ngục thật sự của nhân gian! Bắt tay vào thực hiện một điều gì đó không nhất định sẽ mang đến niềm vui, nhưng nếu không thực hiện thì chắc chắn sẽ không có niềm vui.
Chỉ cần một câu nói tiêu cực “Còn có ngày mai”, là sẽ nhanh chóng đưa con người xuống địa ngục.
Cảm nhận:
Romain Rolland nói rằng: “Hành động không phải là trò chơi giữa "đúng' và , ‘không đúng”, mà là một chiếc rìu, nó chia vị thần Janus hai mặt thành hai phần”. Thần Janus là một vị thần có hai khuôn mặt ngược nhau được tôn sùng theo tôn giáo thời La Mã cổ đại và được dựng trước cổng các ngôi đền, bao gồm các cổng vòm trên đường phố. Trong thành phố Roma có rất nhiều nơi có kiểu cổng vòm này, đặc biệt các đội quân viễn chinh đều phải làm lễ, rồi mới đi qua cổng vòm. Tên gọi tháng một (January) trong tiếng Latin có nguồn gốc từ tên của vị thần này. Ngoài việc là tượng trưng của những chiếc cổng ra, Jenus còn có hình tượng người hai mặt làm biểu trưng.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!