Nạp Thiếp Ký I Chương 156 : Hoa si (Chứng cuồng dâm)

NẠP THIẾP KÝ
Nguyên tác: Mộc Dật
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam (http://******.vn (http://4vn.eu/forum/vcheckvirus.php?url=http%3A%2F%2Fvanda))
------------o0o--------------
Chương 156: Hoa si (Chứng cuồng dâm)




Tri Xuân khẽ ửng đỏ hai gò má, cúi thấp đầu bẻn lẻn kể: "Ngày đó sau khi ăn cơm chiều xong, tôi đang ở phòng cùng bà vú chơi đùa với tiểu thiếu gia thì nghe tam di nương cười cười chạy xuống dưới lầu, tiếng cười rất kỳ quái, hơi ngu ngu thế nào ấy."

"Tôi liền vội chạy theo gọi tam di nương, thì thấy tam di nương vừa cười khì khì vừa cởi quần áo chạy thẳng một mạch tới vườn nhà của đại thiếu gia. Đại thiếu gia nghe tiếng tôi hô, liền chạy từ trong phòng ra, lúc này tam di nương đã cởi gần hết rồi, một mạch nhảy vào ôm chặt đại thiếu già, còn đòi... đòi đại thiếu gia phải tức thời cùng người..."



Tri Xuân cúi thấp đầu hơn, mắc cỡ dừng lời kể lại, nhưng ai cũng biết ý cô bé nói về cái gì.

Dương Thu Trì cũng cảm thấy ngượng, không tự chủ được quay sang nhìn Tống Vân Nhi. Tống Vân Nhi tuy không biết ý tứ đích xác của Tri Xuân là gì, nhưng nghe Quách thị cởi quần áo ôm nam nhân, hai má cũng đỏ hồng.

Dương Thu Trì vội quay đầu lại hỏi: "Sau đó thì sao? Nói rõ một chút."

"Đại thiếu gia sợ quá kêu to lên, nhưng không dám đẩy Tam di nương ra, đành để tam di nương ôm chặt. Tôi vội kéo ra nhưng không biết tam di nương lấy đâu ra sức lực cực mạnh, tôi căn bản chẳng thể kéo ra được."

"Đến lúc này thì lão thái gia, đại phu nhân, nhị di nương và còn có Bàng quản gia đều đến, cùng động thủ mới tách được Tam di nương. Kết quả là Tam di nương ôm lấy Bàng quản gia, khiến Bàng quản gia sợ té xuống đất. Đại phu nhân đánh tam di nương mấy bạt tai, tam di nương cứ cười khì khì như không hề biết đau vậy."

"Nhị di nương cũng muốn đánh tam di nương vài cái tát, nhưng bị tam di nương xô té dưới đất. Nhị tiểu thư liền bước lên đạp cho tam di nương một cái vào ngực, khiến tam di nương bị té ngồi xuống đất, mọi người định nhào lên bắt lại để mặc y phục cho người, không ngờ tam di nương thoắt cái vụt dậy chạy ra khỏi vườn, chảy ra cửa lớn mới bị gia đinh bắt lại."

"Lão thái gia tức giận luôn miệng mắng tam di nương không biết liêm sĩ, làm thương phong bại tục, trói người lại định trị tội. Mấy nha hoàn chúng tôi vội kéo lại giúp tam di nương mặc y phục rồi đưa về lại lầu rồi khóa cổng vườn lại."

Dương Thu Trì kỳ quái hỏi: "Tối hôm đó cửa vườn được khóa lại sao?"

"Khóa lại. Trước đó chỉ cài then từ bên trong là được, nhưng hôm đó sợ tam di nương nhân lúc chúng tôi không chú ý lại chạy ra ngoài phát cuồng nữa, nên Dương lão thái gia gọi mọi người khóa cửa vườn từ bên ngoài luôn."

Dương Thu Trì cảm thấy thật không còn gì nói nữa, tam di nương này thật là đáng thương. Từ sự mô tả triệu chứng của Tri Xuân, tam di nương hiển nhiên không phải uống phải xuân dược phát tình - uống thuốc kích dục đương nhiên sẽ cảm thấy hưng phấn, nhưng là một thứ hưng phấn có lý trí, hay có thể nói là dù có sự thúc đẩy dục tình, nhưng còn không đến nổi phải cởi bỏ quần áo chạy rông khắp nơi.

Tam di nương có thể là đã bị một chứng bệnh tinh thần phân liệt theo loại thanh xuân. Nếu mắc phải thứ bệnh này, nữ bệnh nhân thường thể hiện kịch liệt hơn nam nhân, lại rất dễ phát vào tuổi thiếu thời đẹp như hoa như ngọc, nên mới gọi là chứng "hoa điên" hay "hoa si" trong Trung y.

Nói cho đơn giản, Hoa si là một loại bệnh về tinh thần, là hiện tượng khi tinh thần hoạt động có xuất hiện những chướng ngại về tư duy, biểu hiện chủ yếu là khi xuất hiện hiện tượng vọng tưởng về tiếng sét ái tình, vừa gặp đã say mê, hay là tính đố kỵ ... Về ý thức, trong tình huống thông thường, bệnh nhân thường xuất hiện các ảo giác về nghe, ngửi, thấy liên quan đến những vấn đề tính giao, cụ thể là nhìn thấy người ta đang quan hệ, nghe thấy tiếng rên rĩ... dù thực tế không hề xảy ra.

Tam di nương cởi quần áo chạy đi tìm đại thiếu gia, trước mặt nhiều người ôm đại thiếu gia đòi hỏi... chính là điển hình của hiện tượng tinh thần phân liệt do ảo tưởng, là một thứ ảo tưởng "bị chung tình", ảo tưởng cho rằng nam nhân mà mình ái mộ cũng yêu mình, và trong tình huống bị chi phối do thần kinh bị kích động quá mạnh mới dẫn đến hành vi mà người thường không thể nào thực hiện như thế.

Cơ lý phát bệnh "hoa si" còn chưa được xác định rõ, đó là thứ cải biến không rõ ràng về hình thái học ở đại não, thường được cho rằng nó thuộc về sự bất ổn trong dịch tiết nội tiết thần kinh của bất kỳ thiếu niên nam nữ nào. Những người có khuynh hướng ảo tưởng càng mạnh, thì khả năng chịu đựng đả kích càng kém. Và một khi sự đả kích quá mạnh khiến cho hóc môn chống stress của thần kinh suy kiệt, nó sẽ phát sinh những phản ứng tổng hợp tạo thành bệnh hoa si.

Và những kích thích dẫn đến việc nam nữ thanh niên phát bệnh hoa si nàythường phát sinh từ sinh hoạt xã hội, sinh hoạt tình cảm, và thậm chí từ tác dụng phụ của một số loại thuốc nào đó.

Tam di nương rốt cuộc là gặp phải sự đả kích gì mà phát bên hoa si? Hiện giờ hắn vẫn còn chưa biết.

Dương Thu Trì lại hỏi: "Sau khi phát hiện tam di nương treo cổ chết, ai là người đỡ dì ấy xuống?"

"Là tôi," Tri Xuân đáp, "Đại phu nhân bảo tôi đỡ thi thể của tam di nương xuống, gọi Bàng quản gia gỡ dây treo ra. Lúc đó tôi rất sợ, không dám leo lên, bị đại phu nhân đánh cho ba bạt tai, không còn cách nào khác mới bước lên ôm đùi của tam phu nhân. Bàng quản gia đỡ cái ghế ngã cạnh đó định bước lên gỡ dây ra, thì đại thiếu gia đã nhanh nhẹn nhảy lên ghế mở dây ra trước. Tam di nương rất nặng, tôi ôm không nổi suýt té, rất may là bà vú bước lên phụ tôi, mới từ từ đặt được tam di nương xuống đất."

Nghe đến đây, Dương Thu Trì chợt động tâm, tam di nương phát hoa si thì chạy đi ôm người đầu tiên là đại thiếu gia Dương Thanh Thủy, cho thấy nàng ta đã bị ảo tưởng về sự chung tình, ý trúng nhân trong nội tâm nhất định là đại thiếu gia Dương Thanh Thủy. Hiện giờ đại thiếu gia là người đầu tiên đến cởi dây treo cổ, xem ra quan hệ của hai người không đơn giản chút nào.

Nếu như án này là trong ứng ngoại hợp, thì Dương Thanh Thủy là người bị hiềm nghi nhiều nhất.

Phá án liên quan đến tính mạng thì vấn đề trọng yếu nhất là thời gian người bị hại có liên quan gì đến người bị hiềm nghi hay không.
Dương Thu Trì hỏi nha hoàn Tri Xuân: "Lúc ngươi ôm dì ấy, thân hình dì ấy còn nóng không?"

"Đã lạnh ngắt rồi."

Tay người cảm giác lạnh thì nhiệt độ ứng với khoảng dưới ba mươi độ C. Quách thị chết vào lúc trời vào xuân, hoa nở, khí hậu hơi ấm, do đó án chiếu thiếu tốc độ thi thể lạnh đi trong điều kiện bình thường mà xét, thì thời gian chết đại khái đã hết khoảng sáu tiếng đồng hồ.

Chỉ dựa vào nhiệt độ thi thể không đủ để phán đoán, Dương Thu Trì truy vấn: "Lúc ngươi đỡ thi thể của tam di thái xuống, cảm giác tay chân của dì ấy có cứng không? Nhớ cho thật kỹ xem, lấy hết khả năng kể cho rõ từng chút một."

"Đã cứng ngắt rồi, nhưng lúc tôi đỡ người xuống đất thì chân vẫn còn mềm, có thể gấp lại, lúc bắt mạch thì phát hiện tay của người không thể co lại, lúc cởi dây tròng cổ của người ra có ôm nâng đầu lên, cần cổ của người không thể co dũi được, cả người đều ưỡn lên."

Dương Thu Trì nghe lời thuật lại của Tri Xuân, lập tức biết hiện tượng thi cương của Quách thị mang tính chuyển xuống dưới, cổ và tay đều đã không uốn cong được, nhưng chân có thể uốn cong, từ trên phát triển xuống dưới chính là biểu hiện của hiện tượng thi cương hạ hành (xuôi dòng, chuyển xuống dưới).

Do vẫn chưa hình thành hiện tượng thi cương cao cường độ ở toàn thân, như vậy có thể nói thân trên đã có thi cương nhưng ở thân dưới thì chưa. Nếu chiếu theo điều này mà xét, thì thời gian chết ứng vào khoảng bốn giờ, như vậy chính vào khoảng 2 giờ đêm.

Tri Xuân tiếp tục kể: "Sau đó khi nhập liệm Dương lão thái gia có bảo chúng tôi rửa toàn thân cho tam di thái và thay y phục, lúc đó phải phí rất nhiều sức lực mới làm cho tay cong lại. Mặc quần áo xong rồi, chờ đến khi đưa vào trong quan tài, tay của người cứng lại không gập vào nữa.

Nghe đến đây, Dương Thu Trì chợt động tâm: cứng trở lại? Cái gọi là cứng trỡ lại này chính là sau khi thi thể xuất hiện thi cương, dùng ngoại lực cường hành giải trừ hiện tượng cứng của các bộ phân cơ thể rồi thì sau đó sẽ cứng trở lại, chỉ có điều hiện tượng này chỉ xuất hiện sau khi chết từ năm đến sáu giờ. Điều này rất hữu dụng cho sự phán đoán về thời gian tử vong.

Dương Thu Trì truy vấn: "Tam di nương của các ngươi sau khi được đưa vào quan tài rồi đại khái cách thời gian phát hiện bao lâu?"
"Đại khái khoảng một canh giờ, nhân vì sau khi phát hiện tam di nương treo cổ chết, đại phu nhân sợ sẽ tụ khí tà, nên lệnh cho Bàng quản gia lập tức đến nhà hòm họ Vương trong thôn mua một cái quan tài. Quan tài đó còn chưa kịp trang trí, nhập quan tẫm liệm xong rồi mới gắn hoa văn vào."

"Lúc ngươi đỡ tam di nương xuống đất, có phát hiện tay chân của dì ấy có dị dạng gì không?" Dương Thu Trì hỏi vậy là vì nếu bị treo đứng thì hiện tượng thi ban sẽ xuất hiện rất nhiều ở tay chân và bụng dưới.

Ti Xuân cúi đầu trầm tư một lúc, đáp: "Tay chân tam di nương vốn rất trắng và mịn, nhưng khi chúng tôi đỡ người xuống, bắt mạch của người thì phát hiện tay đen tím rất đáng sợ. Sau đó khi thay quần áo và vệ sinh thân thể, phát hiện bụng dưới và gan bàn chân tím đen."

Như vậy có thể nói lúc Tri Xuân phát hiện thi thể thì đã xuất hiện thi ban, do đó thời gian tử vong phải từ hai giờ trở lên.

Lúc nãy Tri Xuân nói tam di nương ngủ vào khoảng canh ba, chính là vào khoảng mười hai giờ đêm. Phát hiện thi thể vào giờ mão, tức là khoảng sáu giờ sáng. Phát hiện hiện tượng cứng trở lại vào khoảng một canh giờ nữa, ứng vào khoảng tám giờ. Hiện tượng cứng trở lại thường phát sinh sau khi chết khoảng sáu giờ, kết hợp thêm với nhiệt độ cơ thể mà phán đoán, thì thời gian tử vong của Quách thị là vào lúc 2 giờ đêm.

Hỏi xong mấy điều này, Dương Thu Trì đột nhiên đanh mặt, lạnh lùng bảo: "Được rồi, chúng ta quanh đi quẩn lại cả buổi, hiện giờ nên nói vào chính sự đây. Tri Xuân, ngươi hãy thành thật khai ra, ngươi làm cách nào xiết cổ chết tam di nương của các ngươi, sau đó đem dì ấy ngụy trang thành treo cổ tự sát vậy? Thành thật khai ra, nếu không sẽ phải chịu cái khổ đau đớn da thịt!"

Vừa nghe lời này, Tri Xuân sợ đến hoa dung thất sắc, dập đầu lia lịa thưa: "Đại nhân, dân nữ oan uổng a! Tôi không hề giết tam di nương, tôi không có mà."

Tống đồng tri và Tống Vân Nhi vốn nghe Dương Thu Trì đang nói năng nhẹ nhàng là thế, sao đột nhiên chuyển qua hỏi một câu trái ngược hoàn toàn, lại còn khẳng định như vậy nữa?!

Kỳ thật, đây là biện pháp khi không còn biện pháp nào nữa của Dương Thu Trì. Án mạng đã xảy ra hai năm, người bị hại ở trong phòng kín, hai cửa khóa chặt, không có dấu vết của người ngoài lẻn vào, trong phòng chỉ có đứa bé Sơn nhi ba tuổi và Tri Xuân và bà vú, hai người lớn này đương nhiên là kẻ bị hiềm nghi lớn nhất.

Trong tình huống này chỉ cần dùng phương pháp bài trừ đã có thể định tội, nhưng phương pháp bài trừ chỉ có thể dùng để đoán định có tội, hay nói rõ hơn là trước hết đoán là y có tội, sau đó tìm ra bằng chứng chứng minh. Đôi lúc có thể để bị cáo tự chứng minh bản thân vô tội, nếu như không thể chứng minh thì có thể nhận định y có tội, nếu không chịu thừa nhận thì có thể dùng hình tấn bức cung.

Phương pháp bài trừ này chính là cách nhận định tội phạm, trong xã hội Trung Quốc hiện đại chỉ có thể thích hợp để nhận định một tội danh, đó là "tội tài sản cực lớn có nguồn gốc không minh bạch", nếu bị cáo là cán bộ viên chức của quốc gia, tài sản nhiều hơn thu nhập quá nhiều, thì có thể đoán định là tài sản đến từ nguồn gốc phi pháp. Nếu như nhân viên công vụ của quốc gia không thể chứng minh tài sản đó là có được tự nguồn gốc hợp pháp, thì có thể nhận định đó là phi pháp mà truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoại trừ tội danh này, toàn bộ các chứng cứ để nhận định phạm tội khác đều phải được cơ quan công tố chứng minh, đây là cái gọi là "Tội bất tự chứng", hay còn nói người hiềm nghi phạm tội không có nghĩa vụ chứng minh mình không phạm tội, càng không có nghĩa vụ chứng minh mình phạm tội. Chứng minh người đó phạm tội hay không là chuyện của cơ quan công tố, nếu không thể chứng minh hay chứng cứ không đủ thì phải tuyên cáo kẻ ấy vô tội.

Tuy pháp luật quy định như vậy, nhưng trong hiện thật sinh hoạt, một số cơ quan công tố khi tiến hành khởi tố vẫn cứ sử dụng phương pháp bài trừ này để nhận định phạm tội. Do kết luận từ phương pháp này thiếu tính duy nhất, do đó nếu bài trừ mà để hở chỗ nào đó, rất có khả năng dẫn tới những án oan sai, nên nếu chỉ đơn thuần sử dụng phương pháp nhận định phạm tội này để khởi tố thì không được pháp viện ủng hộ, ít nhất cũng phải được pháp quan đã được huấn luyện nghiêm cách về pháp luật ủng hộ thì mới có thể.

Dương Thu Trì đương nhiên biết rõ những điều này, nhưng hiện giờ là ở Minh triều vào mấy trăm năm về trước. Vào thời bấy giờ, sử dụng phương pháp "đoán định có tội" rất thông hành, và nếu như nó đã hợp pháp, thì hắn an tâm dùng. Hiện giờ người hiềm nghi phạm tội chỉ có hai, lại không có manh mối đáng tin nào khác, do đó Dương Thu Trì quyết định sử dụng phương pháp đoán định này để thử xem coi hiệu nghiệm ra sao.

Đoán định có tội cộng thêm dùng hình tấn bức cung chính là thủ đoạn phá án. Tuy chúng không phù hợp quan niệm nhân quyền, nhưng không hẳn không là phương pháp phá án hữu hiệu, nên được nhiều nhân viên điều tra hình sự dùng, bởi vì nó đơn giản và hữu hiệu.

Nhưng phương pháp nhận định phạm tội này một khi có sự sai lầm trong phán đoán, thì sẽ xâm phạm nặng nề đến quyền lợi hợp pháp của người hiềm nghi, không phù hợp tinh thần nhân quyền, nên bị các nền pháp trị hiện đại bỏ qua. Thứ hành vi này được nhiên là đối tượng chỉnh trị trọng điểm của cơ quan kiểm sát và giám sát thực thi pháp luật.

Nghe Tri Xuân bảo là hàm oan, Dương Thu Trì chuyển giọng hỏi: "Tam di nương đối với ngươi thế nào?"
Tri Xuân không hề ngờ hắn sẽ hỏi như thế, trong lúc nhất thời không biết đáp như thế nào, nghĩ ngợi một chút mới đáp: "Tam di nương đối với tôi.... đối với tôi... rất tốt ạ."

"Rất tốt?" Dương Thu Trì cười lạnh, "Vậy mấy vết sẹo trên cổ và lưng ngươi đó do ai đánh vậy?"

Vừa nghe câu hỏi này của Dương Thu Trì, Tống Vân Nhi tức thời hiểu ra, cả cười reo lên, "Ca, vừa rồi huynh nhìn cổ người ta chằm chằm như vậy thì ra là nhìn vết thương a! Muội còn tưởng là.... hi hi hi."

Dương Thu Trì trừng mắt nhìn nàng: "Đừng làm ồn!"

Tống Vân Nhi rụt cổ, lè lưỡi nín họng.

Tri Xuân nghe Dương Thu Trì hỏi câu này, ú ớ đáp: "Không có, không có a, có thể là tôi tự gãi rồi lưu lại dấu vết đấy thôi."

Dương Thu Trì quay đầu lại bảo Tống Vân Nhi: "Vân nhi, làm phiền muội đưa ả vào sương phòng kia, cởi quần áo ra kiểm tra một lúc, coi xem có vết sẹo gì không, và hình dạng vết sẹo như thế nào."

"Được!" Tống Vân Nhi bước lên xách cổ Tri Xuân lên nắm tay kéo vào sương phòng cách vách. truyện copy từ tunghoanh.com

Một lúc sau, Tống Vân Nhi kéo Tri Xuân ra, nói: "Ca, trên người ả chỗ nào cũng có dấu roi đánh, chỉ có điều vết roi rất nhạt, dường như đã bị lâu rồi." Nói xong quay về vị trí cũ ngồi xuống.

Dương Thu Trì cười lạnh hỏi Tri Xuân: "Trên người ngươi đầy vết thương như vậy là từ đâu mà ra? Nếu tiếp tục không thành thật khai báo, đại hình chờ đón!"

"Tôi khai, tôi khai," Tri Xuân run rẩy nói, "Tam di nương thường bị đại phu nhân và nhị di nương trút giận, trở về thường thấy tôi không vừa mắt, nên cứ kiếm cớ đánh tôi."

Dương Thu Trì nhìn Tri Xuân chằm chằm, bảo: "Do đó ngươi tức giận nhịn không được, nhân lúc dì ấy bị hoa si, ý thức thác loạn, tận dụng cơ hội xíêt cổ chết đúng không?"

"Tôi không có! Tôi không có làm a, đại nhân, dân nữ oan uổng mà."

"Oan uổng? Tam di nương vô duyên vô cưới đánh ngươi, chẳng lẽ ngươi không hận sao?"

Tri Xuân rụt người sợ hãi không nói gì.

Tống đồng tri cũng nghe ra ý tứ, thì ra tiểu nha hoàn này chịu không được sự ẩu đả vô cớ của tam di nương với ả, nên báo phục giết người! Lão thầm mừng rỡ, như vậy là án này bị phá rồi, vị hiền điệt này quả thật là cao thủ phá án, tới tay là bắt được, công lao này lão lại lập chắc rồi!

Tống đồng tri hét lên: "Điêu dân thế thế à, không đánh không khai! Người đâu, kéo ả ra đánh ba chục gậy cho, cho ta!" Theo tập quán lão quơ tay cầm cây thước trên án định vỗ xuống, nhưng sờ sờ mãi mà trống không, mới biết đây không phải là nha môn của mình, mà là ở trên căn lầu nhỏ có xuất hiện quỷ.

Nam Cung Hùng và ba hộ vệ khác không phải là thủ hạ của Tống đồng tri, không chịu nghe theo hiệu lệnh của lão, chỉ nhìn Dương Thu Trì. Dương Thu Trì khe khẽ gật đầu, họ mới đáp ứng, bước lên kéo Tri Xuân ra hành lang định đánh roi.

Tri Xuân sợ đến đánh bò cạp, run rẩy nói: "Đừng đánh tôi, tôi khai, tôi khai."

Dương Thu trì phất tay, Nam Cung Hùng và mấy người khác lúc này mới kéo Tri Xuân trở lại, sau đó quay về chỗ cũ.

Tri Xuân thở phù một hơi, nói: "Lúc đó quả thật tôi có hận tam di nương, đích xác cũng nghĩ... nghĩ là sẽ trở mặt với người, nhưng trong thâm tâm tôi không dám nghĩ gì xa hơn, chỉ trách cái số tôi khổ. Tôi thật không có giết tam di nương, cầu đại nhân mình xét a." Nói xong dập đầu liên tục.

Tống đồng tri khó khăn lắm mới nắm được nghi phạm, sao có thể dễ dàng bỏ qua, hét lên: "Trong phòng đó chỉ có ngươi và bà vú, ngươi lại có động cơ giết người, không phải ngươi giết thì còn ai vào đây? Thật đúng là con điêu phụ, dám giở trò gian dối trước mặt bổn quan, xem ra không đánh không được! Người đâu...."

Dương Thu Trì khoát tay, thưa: "Tống đại nhân, không cần dùng hình vội, cứ đem ả nhốt lại trước, chờ chúng ta xét hỏi xong bà vú Lữ thị rồi tính sau." Vừa nói vừa nháy mắt với Tống đồng tri.

Tống đồng tri có chút không hiểu nhìn Dương Thu Trì, nhưng cuối cùng đành gật đầu: "Cứ theo ý hiền điệt vậy." Rồi lão ra lệnh: "Đem phạm phụ Tri Xuân giải xuống, đem, đem bà vú Lữ thị thượng, thượng đường!"

Tri Xuân vẫn còn dập đầu kêu oan, bị kéo xuống lầu giam lại.

Nhân lúc Tri Xuân bị đưa ra ngoài không có ai, Tống đồng tri hỏi Dương Thu Trì: "Hiền điệt vừa rồi có dụng ý gì? Chân hung nếu như đã bắt được rồi, vì, vì sao còn phải hỏi người khác nữa?"

Dương Thu Trì lắc lắc đầu, hạ giọng nói: "Tiểu nha hoàn Tri Xuân không có khả năng là hung thủ, chân hung nhất định là một người khác."

Nguồn: tunghoanh.com/nap-thiep-ky-i/quyen-1-chuong-156-Jrpaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận