Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 234 : Thơ hay thơ hay!

Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác giả: Tam Giới Đại Sư

Chương 234: Thơ hay thơ hay!

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: Mê Truyện


Là mở đầu nên nhất định phải làm cho náo nhiệt, chính vì thế mà giá đầu tiên đã đưa ra mảnh đất tốt thứ hai trong số mảnh đất còn lại, nó chỉ đứng sau mảnh đất gần với chùa Đại Tướng Quốc kia thôi.


Người Trung Quốc thường có thói quen bắt chẹt trước. Sau khi cả sàn đấu giá tĩnh lặng như tờ thì cuối cùng cũng có người ở lầu hai giơ bảng. Mai Nghiêu Thần lớn tiếng hô:
- Được, số 16, tám mươi nghìn một trăm quan!

Có người mở màn, ngay sau đó lập tức có người theo luôn.

- Số mười tám, tám mươi nghìn hai trăm quan!


- Số ba, tám mươi nghìn ba trăm.


Bên ngoài tiếng người hô giá không ngớt, Trần Khác nhìn Lý Giản nói:
- Huynh chẳng phải cũng để mắt tới mảnh đất này sao? Nhân lúc mọi người chưa tranh lấy nó thì mau mau ra tay đi chứ.

- Ra giá bao nhiêu?
Lý Giản hỏi.

- Hai trăm nghìn quan.

- Sao nhiều vậy?
Lý Giản toát mồ hôi.

Trần Khác thản nhiên nói:
- Đến những nơi như thế này mà huynh còn muốn có được giá rẻ sao? Có thể cướp được đến tay chính là thắng lợi rồi.

- Ta đâu có nhiều tiền như vậy chứ.
Lý Giản cười khổ nói.

- Vậy thì mượn tiền đi....
Trần Khác lườm y:
- Ta cứ tưởng huynh đã mượn tiền rồi.

- Ta không có vật để cầm cố.
Tuy y là con trai một nhà giàu có nhất vùng Tứ Xuyên nhưng tất cả sản nghiệp lại nằm trong tay cha y, điều này thì người ở phủ Khai Phong không nhận.

- Không cần phải lo lắng.
Tiền Thăng liền đẩy cửa tiến vào, hạ giọng nói:
- Bổn hiệu đưa ra một dịch vụ “vay trước thế chấp sau”, nếu quý khách cam đoan ký với chúng tôi khế ước rằng sẽ dùng tất cả tài sản thắng được trong cuộc đấu giá hôm nay làm vật thế chấp, vậy thì ngay bây giờ chúng tôi có thể cho ngài vay tiền, cho vay với số tiền tương ứng! Ví dụ như với mảnh đất này, ngài có thể vay một trăm năm mươi nghìn quan tiền.

- Có thể như vậy được sao?
Lý Giản ngạc nhiên nhìn trân trân nói.

- Lão Lý, họ sắp hô giá một trăm nghìn quan, muộn chút nữa thì hai trăm nghìn quan tiền của huynh cũng giữ không nổi đâu.
Trần Khác nhấp một ngụm rượu, từ từ nói.

Bị hai người lay chuyển, Lý Giản giơ tấm bảng cắn răng hô hai trăm nghìn quan.

Quả nhiên giữa lúc mọi người còn chưa quen với phương thức đặt giá này thì đã bị y làm cho yên tĩnh trở lại.

- Hai trăm nghìn quan lần một, hai trăm nghìn quan lần hai, hai trăm nghìn quan lần ba! Được giá!
Mai Nghiêu Thần quả quyết dứt khoát, vui mừng nói:
- Chúc mừng vị số năm mươi trên lầu ba! Đợi một chút nữa sẽ có người mang tới những giấy tờ liên quan!

Trong rạp tiếng chúc mừng không ngớt, Truyền Phú lại ôm lấy Lý Giản, cầu xin y để lại cho y mảnh đất ngoài đường cái. Đồ Dương cũng có ý nà cũng muốn mua một mảnh đất mặt tiền ngoài đường lớn của Lý Giản... Một mảnh đất bạch kim bao gồm cả khu dân cư và khu thương mại như thế, hai người này có thể sẽ không mua nổi toàn bộ.

Ở đằng kia thì Trần Khác lại thì thầm gì đó với Tiền Thăng.

- Đều đã sắp xếp xong cả rồi chứ?

- Xong hết rồi, đúng theo như phân phó của ngài, mỗi một gian phòng chúng ta đều cho vay lấy lãi kinh tế, cho vay trước trả sau.
Tiền Thăng kích động liền cười nói:
- Cả đời này tôi chưa chơi một vố nào lớn như vậy.

- Sau này chúng ta còn chơi nhiều vố lớn hơn thế nữa.
Trần Khác thì lơ đễnh không chú ý, nhìn xuống đài cao ở dưới lầu nói:
- Bây giờ mới chỉ là dùng dao mổ trâu cắt tiết gà mà thôi.

Người phụ nữ thông minh biết khi nào nên ngậm miệng khi nào nên nói. Vì thế mà Khởi Mị Nhi chỉ yên lặng lắng nghe, đôi mắt sáng như hồ ly nhìn chăm chú Trần Khác, có vẻ như là gợi tình nhưng thực ra là có suy tính riêng.

Sau khi đợi Tiền Thăng ra ngoài, lúc này nàng mới hai tay ôm lấy ngực, dáng vẻ mê người nói:
- Công tử thật khí phách, Mị nhi thở không ra hơi nữa rồi...


- Để ta xoa giúp nàng?
Trần Khác cười lưu manh, giả bộ giơ tay làm dáng nói:
- Mị nhi cô nương, ta có thể ăn tươi nuốt sống nàng đó.

Khởi Mị Nhi nghe xong liền hiểu ngay được ý nghĩ sâu xa bên trong lời nói đó, kỳ thực là không muốn kết giao thân thiết với bản thân, nét mặt lập tức trở nên ảm đạm, nước mắt lã chã nói:
- Có phải công tử cho rằng, nô nô này có ý đồ gì khác chăng?

- Có ý đồ gì thì cũng không cần quá lo lắng, nhưng bây giờ chưa phải là lúc.
Trần Khác than nhẹ một tiếng, đưa tay nhẹ nhàng nâng cằm nàng nói.

- Thì ra không phải công tử ghét nô nô, làm nô nô sợ.
Khởi Mị Nhi vỗ tay lên ngực, ôm hy vọng nói với Trần Khác:
- Vẫn mong công tử cho thiếp một ngày hẹn.

- Ta hiểu rồi...
Trần Khác đã hiểu, cô gái này tiếp cận mình tám phần là muốn xin một bài từ mới. Đây chính là câu chuyện xã giao quá đỗi thông thường giữa tài tử giai nhân với nhau.

Nói đến“Bình Hoa bảng” này đã có từ ba bốn mươi năm về trước. Năm đó, có một tiểu tử tên Liễu Vĩnh, y nhân một hôm say rượu hưng phấn bình phẩm về danh kỹ Biện Kinh mà y thấy ưng ý nhất, về sau câu nói này dần dần trở thành truyền thống. Hơn nữa sức ảnh hưởng của câu nói này nói không chừng ngay cả Liễu Vĩnh cũng không ngờ tới - phàm là những người có thể đạt tới vị trí mười người đầu tiên đều đạt danh hiệu hoa khôi, tất cả mỹ nhân tại Biện Kinh bất luận là địa vị danh vọng hay thu nhập đều nhiều không thể tưởng tượng nổi, nhiều không kém việc thi đậu tiến sĩ.

Chỉ có điều, thanh lâu ở Biện Kinh quá nhiều, cuộc cạnh tranh giữa các kỹ nữ rất ác liệt. Hơn nữa, danh hiệu này không chỉ so về dung mạo dáng vóc mà còn cả tài học, cầm kỳ thi họa chỉ là một phần, thi từ ca phú cũng phải tinh thông mới được. Nhưng có một điều chắc chắn là những tiểu thư đứng đầu danh sách đều phải khổ luyện từ nhỏ, tài nghệ khiến người khác ngưỡng mộ, nếu không đưa ra tuyệt chiêu thì khó mà trấn áp được những hoa thơm cỏ lạ khác.

Các kỹ nữ ai cũng có sở trường riêng, có người giỏi khiêu vũ, có người lại giỏi vẽ tranh, có người tinh đánh đàn nhưng so với việc xướng lên một bài từ thì họ rất kém cỏi.

Nói một cách khác thì đó đều là giả, kỳ thực chính là vì Bình Hoa bảng này là do các văn nhân bình phẩm mà ra cả.

Đỗ Thanh Sương năm đó mới mười lăm tuổi, chính là lấy một đoạn “Vũ Lâm Linh” của Liễu Tam Biến (tức Liễu Vĩnh, nhà làm từ nổi tiếng thời Bắc Tống) để đột phá, vừa mới tham gia lần đầu đã giành được danh hiệu hoa khôi thứ ba. Đây chính là một ví dụ điển hình nhất.

Cho nên những kỹ nữ thanh lâu này đều xem sĩ tử tài hoa giống như của báu, với những người khác thì mắt để trên trán, còn với những tài tử thì vui lòng cởi mở... Suy cho cùng, nếu như xướng được vài bài từ xuất sắc, cho dù không có cách nào đạt được vị trí mười người đầu tiên thì thứ bậc trong bảng xếp hạng hoa khôi cũng được nằm phía trên, như thế cũng có thể nâng cao thân phận của bản thân.



Cho nên Trần Khác cũng không cần thiết phải vì việc đối phương có ý đồ mà không nhanh chóng, trên đời này không có thứ tình yêu nào là vô duyên vô cớ hết. Cứ cho là bạn cao to lực lưỡng, dạng chó hình người thì một người con gái bình thường lần đầu gặp mặt đều phải phát điên lên. Có điều đối với những cô nàng ở thanh lâu thì điều mà họ không thiếu nhất lại chính là đàn ông...

Cũng may Trần Khác cả đời này là lãng tử lăn lộn giữa chốn đàn bà, há lại mất đi chừng mực? Hắn liền cười nói:
- Nàng thấy sau kỳ thi mùa xuân thế nào?

- Vậy thì quá lâu... xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Bản lĩnh thuận theo người khác của Khởi Mị Nhi cũng không kém gì so với Trần Tam Lang, nàng liền ôm lấy cánh tay hắn làm nũng. Phần da dẻ đàn hồi đó cọ xát vào cánh tay của Trần Khác, khiến nửa thân của hắn trở nên mềm nhũn. Khởi Mị Nhi nũng nịu:
- Còn nửa năm nữa, nô nô đợi quá lâu rồi…

- Được rồi được rồi.
Nếu để nàng cọ xát nữa thì ắt có chuyện, Trần Khác đành xin tha nói:
- Trước tiên ta sẽ viết cho nàng một bài từ, về nhà rồi nàng tự mình xướng.

Khởi Mị Nhi vui mừng quá đỗi nhưng vẫn kìm nén được, chỉ thấy nàng khẽ cắn môi dưới nói:
- Công tử nói như thế thì nô nô đành đi vậy. Nô nô là yêu cái tài của công tử, muốn thỉnh giáo công tử chứ không hề muốn xin bài từ gì đó.

- Mị nhi tiểu thư có thể đã lầm rồi, lẽ ra nàng nên xin bài từ của hiền đệ tôi.
Lý Giản đứng bên cạnh không chịu nổi nữa liền nhỏ tiếng nói:
- Hiền đệ này của tôi đã làm được một bài thơ hay!

Đám kỹ nữ này biết Khởi Mị Nhi không muốn cho Trần Khác nói, chính là vì nàng sợ bọn họ sẽ nghe được mà đi xúi giục Lý Giản đọc bài từ.

- Ta cũng không nhớ rõ lắm, các người hỏi Thái quan nhân xem sao, tên tiểu tử này trí nhớ rất tốt.
Lý Giản nhỏ tiếng nói.

- Vậy sư phụ, con xin đọc đây...
Truyền Phú cũng nhỏ tiếng nói.

- Thơ gì?
Trần Khác cũng rất tò mò.

- Chính là bài thơ người viết tặng hòa thượng Huyền Ngọc đó.
Truyền Phú cười dâm đãng nói:
- Thiếu niên bất khẳng đới nho quan, cường bả thân tâm phó giới đàn, tuyết dạ cô miên song túc lãnh, sương thiên thế phát mãn đầu hàn. Chu lâu mỹ tửu ứng vô phân, hồng phấn giai nhân bất hứa khán, tử khứ định vi trù trướng quỷ, tây thiên y cựu hắc mạn mạn...

Tạm dịch:

Thiếu niên chẳng muốn khoác nho quan,
Ép lòng phó mặc đến giới đàn,
Đêm tuyết đơn côi đôi chân lạnh,
Trời sương thấm ướt cả da đầu.
Lầu son mỹ tửu nên vô phận,
Hồng phấn giai nhân không được nhìn,
Nằm xuống đã định là sầu quỷ,
Tây Thiên mãi mãi tối mịt mờ.

Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-5-chuong-234-lOOaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận