Tôi đã tập hôn như thế nào Phần 30


Phần 30
Khi tôi viết câu chuyện này, cuộc hành trình của chúng tôi chỉ mới trải qua được 12 tuần.

Lớp học cam kết năm 2000

Năm học lớp 9, tôi là hội trưởng hội học sinh của trường trung học Erwin ở Asheville, bang North Carolina. Đây quả thực là một vinh dự vì trong trường có đến hơn 1.000 học sinh. Cuối năm vì cả lớp tôi đều được lên lớp 10, nên tôi được chọn để đọc bài phát biểu trong buổi lễ tổng kết. Công việc này đòi hỏi nhiều cố gắng vì những lời phát biểu cảm tưởng không thể sơ sài như mọi lần. Chúng tôi là lớp học sinh của năm 2000, vì thế tôi muốn bài phát biểu của mình cũng phải đặc biệt như chúng tôi vậy.

Nhiều đêm sau đó, tôi nằm trằn trọc suy nghĩ về bài phát biểu. Có nhiều ý nghĩ thoáng qua trong đầu, nhưng tôi không hài lòng và tiếp tục vắt óc nghĩ ra những gì có liên quan đến tất cả bạn bè tôi. Một đêm nọ, tôi chợt nghĩ ra một ý. Trường trung học Erwin có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất nước. Còn mục tiêu nào tốt hơn là lớp tôi không bỏ học nửa chừng? Tôi phải làm gì để lớp tôi trở thành lớp trung học phổ thông đầu tiên trong lịch sử hệ thống trường công lập, có được 100% học sinh tốt nghiệp? Mọi người có quan tâm đến điều này không?

Bài phát biểu của tôi trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ kéo dài có 12 phút, nhưng hiệu quả thì thật khó tin. Khi tôi đưa ra lời thách thức với các bạn cùng trường rằng, chúng tôi hạ quyết tâm tốt nghiệp trung học phổ thông 100%, thì tất cả mọi người, từ thầy cô cho đến phụ huynh đều vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt. Tôi tiếp tục đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể, mà bất cứ học sinh nào cũng có thể đạt được và khi kết thúc bài phát biểu, mọi người đồng loạt đứng dậy nhiệt liệt hoan hô. Tôi cố gắng tỏ ra điềm tĩnh dù xúc động đến  chảy nước mắt. Tôi không thể ngờ rằng sáng kiến của mình lại được hưởng ứng đến như vậy.

Trong suốt mùa hè, tôi làm việc cật lực để xây dựng một chương trình nhằm thực hiện lời cam kết tốt nghiệp phổ thông. Tôi được mời phát biểu trong các câu lạc bộ học tập của thành phố. Tôi tìm một vài đứa bạn cùng chí hướng để bàn bạc, rồi gặp thầy hiệu trưởng trường trung học Erwin trình bày kế hoạch “Quản lý việc bỏ học giữa chừng” nhằm giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong quá trình học tập. Tôi xin phép thầy thiết kế một kiểu áo sơ mi đặc biệt để bán kiếm tiền xuất bản một cuốn danh bạ cho lớp. Sau đó tôi lại đề nghị thầy hiệu trưởng cho chúng tôi một bữa tiệc nhỏ để ăn mừng nếu như suốt cả một học kỳ không có học sinh nào bỏ học.

Trong suốt mùa hè, tôi làm việc cật lực để xây dựng một chương trình nhằm thực hiện lời cam kết tốt nghiệp phổ thông.

Thầy hiệu trưởng đồng ý ngay: “Thầy sẽ cho các em nhiều hơn thế nữa, cứ sau một kỳ đánh giá thầy sẽ tổ chức cho các em một bữa tiệc nếu như không có em nào bỏ học”. Lời hứa thật hấp dẫn, bởi vì cứ sáu tuần là một kỳ đánh giá, tức chỉ có 30 ngày đi học mà thôi. Kế hoạch bắt đầu diễn tiến tốt đẹp.

Trong mùa hè, nhiều nơi biết đến kế hoạch của chúng tôi. Tôi xuất hiện trên đài truyền thanh và truyền hình địa phương, có một tờ báo còn yêu cầu tôi viết bài cho chuyên mục khách mời. Tôi cũng nhận nhiều cuộc điện thoại từ khắp nơi gọi đến. Chẳng hạn cuộc gọi từ đài CBS News ở New York cho biết, một chuyên gia nghiên cứu giáo dục của đài đã đọc được bài báo của tôi và muốn giới thiệu lớp chúng tôi trong chương trình 48 Giờ của họ. Ken Hamblin, người phụ trách chương trình trò chuyện trên đài phát thanh quốc gia, cho biết sé giới thiệu chúng tôi trong chương trình Ken Hamblin nói chuyện với người Mỹ vào tháng 8 tới đây. Ông mời tôi xuất hiện trong buổi phát sóng của ông để giới thiệu cho cả nước biết về những cam kết của chúng tôi. Thật là thú vị, chỉ mới đi những bước đầu tiên mà chúng tôi đã gây được tiếng vang trên khắp cả nước.

Khi tôi viết câu chuyện này, cuộc hành trình của chúng tôi chỉ mới trải qua được 12 tuần. Những lời cam kết của chúng tôi được treo ngoài tiền sảnh, đối diện văn phòng thầy hiệu trưởng. Trước bản cam kết, nhà trường đặt một chiếc thùng lớn bằng thủy tinh có gắn một miếng kim loại vẽ hình chiếc đồng hồ cát thật to. Trên đỉnh chiếc đồng hồ có 720 cục nam châm tròn tượng trưng cho số ngày đi học. Chúng tôi đã thành lập một tổ “Quản lý việc bỏ học giữa chừng” để theo dõi chiếc đồng hồ cát. Mỗi ngày họ chuyển một cục nam châm từ trên đỉnh xuống đáy chiếc đồng hồ. Điều này giúp lớp tôi có thể theo dõi được tiến độ thực hiện chương trình. Giờ đây đã có 60 cục nam châm được rời xuống đáy và chúng tôi đã được thưởng buổi tiệc thứ hai. Thật là thú vị khi theo dõi việc di chuyển các cục nam châm này.

Cuộc hành trình ba năm đầy khó khăn chỉ mới bắt đầu, nhưng chúng tôi đã tạo được một ảnh hưởng quan trọng. Năm ngoái, vào cuối kỳ đánh giá thứ hai, đã có 13 học sinh bỏ học năm đầu tiên của bậc phổ thông. Thế mà năm nay, cũng cùng thời điểm đó, không có học sinh nào bỏ học.

Các nhà doanh nghiệp thì quan sát xem liệu một chương trình hoàn toàn do bọn nhóc điều hành có thể làm được việc gì, và họ ủng hộ chúng tôi hết sức nhiệt tình. Nhiều ngân hàng, nhà buôn xe hơi, cửa hàng trang trí nội thất… đã giảm giá cho chúng tôi khi chúng tôi đưa thẻ “Quản lý việc bỏ học giữa chừng” của mình ra. Một số người còn tặng cả Công trái quốc gia và hàng hóa để chúng tôi làm phần thưởng cho những học sinh ủng hộ chương trình.

“Lớp học Cam kết năm 2000” của trường trung học Erwin mong muốn tạo một tiền đề để các lớp học khác thực hiện được một chương trình như thế. Nếu 100% học sinh của lớp học năm 2000 tốt nghiệp THPT, đứng đầu trong cả nước, thì có đáng nể không? Có thể lắm chứ!

Jason Summey, 15 tuổi

Truyen8.mobi chúc bạn đọc truyện vui vẻ

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/18689


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận