Thân Phận Ma Trơi Chương 1

Chương 1
Chap 1

Năm 1987, sau khi ra khỏi tù và hết hạn quản chế, tôi bắt đầu gặp lại một số bạn cũ, phần đông do tình cờ. Và người chủ động tìm tới trong đó có Nguyễn Thụy Long. Long tới nhà tôi vào dịp cuối năm để cho tôi một chiếc bánh chưng vì biết loại thực phẩm này nằm ngoài tầm tay tôi. Long cũng là người đã tìm gặp vợ con tôi khi anh ra khỏi tù và đã viết vào trong tù cho tôi mấy chữ. "Cữ yên tâm về vợ con mày. Tao đã tới nhà và rất mến phục bà xã mày".

Long viết mấy chữ đó trên bao thuốc Đà lạt gửi cho tôi qua một người quen đi thăm nuôi chồng.

Sau khi tới cho tôi chiếc bánh chưng, Long biến mất.

Thỉnh thoảng nghe vài người nhắc tới cảnh lặn đận của Long, tôi cũng chẳng lưu tâm, vì bản thân tôi đã dư loại chuyện này. Một thằng cháu phát biểu khi gặp lại tôi: "Những người như chú không thể bắt kịp xã hội hiện nay. Lúc này đừng nói chuyện lương tâm mà phải tìm ra cách cắn xé người khác, nếu còn muốn mở mặt với đời". Tháng 4.75, thằng bé tròn mười bốn tuổi và khi nói với tôi câu đói nó đã là một kẻ từng trải có mười hai năm đối mặt tới cuộc sống của quê hương.

Rồi tôi lại gặp Long.

Sau nhiều năm trôi nổi mưu sinh, tôi trụ lại với một việc tương đối gần gũi sinh hoạt chữ nghĩa. Cái vốn ngoại ngữ lôm côm chữ còn chữ mất của tôi vẫn có người muốn dùng nên tôi được mướn dịch những bài báo ngoại quốc về cách trang điểm phấn son của nữ giới, cách xào nấu các món ăn, cách giao tế sao cho vừa lòng thiên hạ. Công xá không nhiều nhưng đủ giúp gia đình tôi tránh khỏi cảnh cơm ăn cách nhật như mấy năm đầu tôi ra khỏi tù. Việc làm này tự giúp tôi tiến thêm một bước là ngồi gõ máy thuê, tạo dịp cho bạn bè lui tới. Hai người thường gặp tôi là Thế Phong và Thanh Thương Hoàng, dù tôi đổi chỗ ở như cóc nhảy. Thanh Thương Hoàng tỏ ra ngán ngẩm cho cái thân phận "Làm đầy tớ thiên hạ" của tôi như anh vẫn nói nên thỉnh thoảng ghé qua dắt tôi đi chích một mũi thuốc xổ, hoặc mua cho vợ tôi một con gà, một miệng thịt để cũng có chất bồi dưỡng. Thế Phong có lẽ ngậm ngùi trước cảnh mỗi buổi sáng tôi chỉ có một chén cháo trắng hoặc một chén cơm nguội nên lâu lâu lại bất ngờ xuất hiện thật sớm dắt tôi đi ăn phở.

Rồi một hôm, Long xuất hiện cùng Thế Phong. Anh đưa ra một xấp giấy, nói:

- Đánh giúp tao. Công xá bao nhiêu, tao thanh toán đủ.

Mấy ngày sau, Long trở lại một mình, lầm lì trao cho tôi một tạp bản thảo. Anh ngồi xuống ghế nhấc cặp kinh ra lau bằng mấy ngón tay. Trong khoảnh khắc đó, tôi nhớ lại hơn mười năm trước, khi chúng tôi ở chung trên tù. Những ngày nghỉ lao động, tôi thường ngồi bên bàn cờ từ sàng sớm và gần như lần nào cũng vậy, tôi chưa chơi xong một văn, Long đã lù lù hiện ra hết hàm, nói cực ngủn:

- Đi mày !

Thuở đó Long có cái tên "Long mù" và được đám tù trẻ gọi là chú, là bố. Tới giờ này, tôi chưa tìm ra lý do khiến đám trẻ xưng hô với Long như vậy trong khi tất cả đều gọi tôi bằng anh, dù tôi hơn Long 5 tuổi. Long may mắn không rơi vào cùng đội với tôi là may mắn hơn là thỉnh thoảng lẫn được thăm nuôi nên ngày nghỉ có thể kéo tôi qua chỗ anh nhâm nhi vài hớp cà phê. Những dịp đó, Long thường rỉ rả với cách nói nhát gừng kể về những hoạt cảnh luôn hiện lên trong trí anh, lúc cửa phòng giam khóa lạii lào buổi chiều. "Hơn sáu chục thằng tù lăn kềnh trên những tâm ván sần sùi vỗ bụng lạch bạch đua nhau đánh rắm tùm lum". Anh nhăn mặt nhắc tới con vẹt ở trạm xá "chỉ biết nói độc hai tiếng khắc phục" và chấm dứt câu chuyện bằng một lời chữ thề. Tôi thường ngồi im, nghĩ đến cảm giác Long có. Long nói chậm, đôi lúc tựa hồ run giọng, nhưng cặp mắt lờ đờ của anh loé sáng từng chạp. Lúc trao xấp bản thảo cho tôi, mắt anh cũng chợt loé sáng như vậy. Rồi vẫn bằng cái giọng nhát gừng, anh nói: - Bây giờ tao thấy chỉ có mình mày thôi, chỉ mình mày là hiểu về tao hơn hết, nên tao muốn mày viết cho tao một bài giới thiệu tập truyện này. Muốn viết thế nào thì viết. Đề tài của chúng tôi tức khắc rời khỏi chữ nghiã và như lệ thường tôi ngồi nghe Long nói. Anh kể những điều từng trải khi sống trong gian chuồng heo ở khu Tân Phú, rồi nhắc việc gặp một người bạn từ ngoại quốc về thấy cảnh sống của anh đã ngỏ lời muốn chăm sóc giúp đứa con nhỏ. Anh tả nỗi vui khi tưởng tượng đứa con trai được ăn no mặc ấm, được cắp sách sách tới trường, dù anh rất khổ sở vì phải xa nó. Thế rồi bất chợt anh chửi thề, mặt đổi sắc hầm hầm. Anh đưa cả hai cánh tay ra trước ngực như sắp lâm trận đâm đá, giọng trở nên khó nghe: - Nếu là mày, tao chắc mày đã đấm vào mặt nó. Tao phải cố dằn, chỉ nhắc nó đừng bao giờ trở đi tìm tao nữa. Thì ra sau phần mở đề bằng tình cũ nghĩa xưa, mấy hôm sau người bạn trở lại, đưa ra một tờ giấy viết sẵn bảo anh ký tên xác nhận tự nguyện cho con. Anh hậm hực kết luận: - Nó chó má đến mức để trống tên người nhận nuôi đứa nhỏ. Nó đang làm cai trò buôn trẻ nít. Tôi nghĩ Long còn may hơn tôi vì vẫn phát bẳn được. Từ lâu bạn bè thường chê tôi không nết xã giao, lúc nào cũng lầm lầm lì lì, lời lẽ nói ra như đấm vào mặt người nghe. Nhưng lúc đó tôi chỉ thấy mệt mỏi. Tôi không nổi cục được nữa. Mức độ chua xót và nhờm tởm đã biến tôi thành một kẻ dửng dưng.

Dù thế, tước mắt tôi vẫn bừng dậy hàng trăm mảnh đời hàng trăm khuôn mặt mà tôi từng gặp. Tôi nhớ lại ngày 1.5.75. tôi phải ráng sức nhấc bổng chiếc Honda để tránh lăn bánh qua xác một người lính Biệt Động Quân nằm úp ngang mặt đường trên cầu Thị Nghè trong lúc cả thành phố đỏ rực cờ! Một tuần sau đó, tôi bắt gặp một hình ảnh mới của thành phố Sài Gòn vừa đổi tên là những phụ nữ chùm khăn kín đầu, chân trần, quần xắn ngang đầu gối, rạp mình trên những chiếc xe ba gác chết đủ mọi thứ chổi cùn chiếu rách. Tại sao những phụ nữ kia lại gắn mình trên những chiếc yên ba gác? Họ đạp đi đâu làm gì? Tôi không biết, nhưng người nào cũng ướt đẫm mồ hôi.

Tôi chỉ trở lại Sài Gòn hơn mười năm sau nữa và hình ảnh đầu tiên của buổi tái hội là một người đàn ông cụt cả hai cành tay loay hoay len lỏi giữa bên xe mới lập gần cầu xa lộ. Tôi đang ngơ ngác nhìn quanh thì ông ta chìa phần cánh tay còn lại cho người đứng kề bên tôi. Ông ta bán vé số bằng cách buộc những tấm vé lên đầu cánh tay bị cụt ngang cùi chỏ. Tôi thắc mắc không hiểu ông ta thực hiện việc mua bán những tấm vé số cài trên mấy sợi thung quấn quanh khúc tay còn lại ra sao, vì cánh tay kia của ông ta cụt sát vai. Đang chờ để được thấy thì tôi bắt gặp ánh mắt lạnh như băng của người đọc mời mua đáp lại cái nhìn khẩn nài của ông ta. Phản ứng duy nhất của tôi là lạt đật quay đi để tránh gây thất đọng cho ông ta, vì chắc chắn tôi sẽ là khách mời kế tiếp. Bộ quần áo phát cho những tên tù được thả chỉ đủ đổi lấy tấm vé xe đưa tôi về đây và tôi còn chưa tính xong khoảng đường cuốc bộ vào thành phố. Trong bóng tôi chập choạng lúc ngày tàn. Tôi bước đi với ý nghĩ hỗn loạn về cảnh sống của con người và về cái cách con người nhìn nhau. Sau hơn mười năm cách biệt tôi đã gặp lên Sài Gòn, nhưng là một Sài Gòn xa lạ, thảm não, lạnh lùng. Tôi thấy mình lạc lõng, bơ bơ là nổi da gà khi nghĩ tới ngày mai.

Cảm giác này bừng sống lại khi tôi đọc truyện Nguyễn Thụy Long. Bóng tối chụp xuống là tôi cứ lòng vòng giữa một vùng nhầy nhụa, hôi thối với tâm trạng căng thẳng. Không một tia sáng nhỏ loé lên không một điểm tựa cho tôi bám víu. Trong tối tăm ngột ngạt, tôi chỉ thấy ở khắp nơi những con người khô đét như cây khô, nổi bạt hai hố mắt với cái nhìn đờ đẫn vô hồn. Những con người này khi thì bám lấy nhau, khi lại nhào vào nhau như một bầy chó đói giành mồi trên lớp bùn đen quánh của con kinh len lách dưới những cây cầu thành phố, trên những đống rác ruồi nhặng bay như ong vỡ tổ ở các góc đường Trương Minh Giảng, Nguyễn Thiện Thuật và giữa những nghĩa địa đang bị đào xới lổn nhổn gạch non, nồng nặc xú uế. Tôi không xua nổi hình ảnh từng đám đông bu quanh những tấm ni lông đựng các đống xương nhám nhúa nặng mùi mới vét lên từ lòng mộ, dưới cái nắng như đổ lửa, mà quơ múa tay chân đe dọa lũ chó đói lởn vởn xung quanh vừa ồn ào ngã giá một tấm bia, một chiếc túi nhựa bọc xác, một sợi dây lưng chưa mục của người chết. Đó cũng là thế giới văn chương của Nguyễn Thụy Long, thế giới văn chương không có gió mát, ào màu, không có những nụ cười e ấp. Ngay cả lời ca cất lên ở đây cũng chỉ là âm vang ai oán khơi nguồn cho những dòng nước mắt, những cảm giác nhức nhối.

Chính Nguyễn Thụy Long đã tâm sự là vẫn mong có những tác phẩm đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát cho người đọc, nhưng biết làm sao, khi văn chương không thể tách rời cuộc sống? Hơn một lần tôi nghe Long nói về điều này, rồi anh nhấc cặp kính ra, đưa mấy ngón tay lên mắt. Có thể anh chỉ làm cử chỉ ấy cho con một đỡ ngứa, nhưng tôi luôn nghĩ anh đang cố chặn một dòng nước mắt. Cuộc sống hàng ngày của Long, của tôi, của những người đang có mặt ở đây đã bó tay người cầm bút khi muốn vẽ một cảnh ấm áp, hiền hòa. Đối diện tới sự thảm khốc thì sự đọa đầy chỉ là sự tàn nhẫn vì háo hức "mở mặt với đời". Từ những ổ phế liệu xác xụa hôi thối trong vùng Tân Phú, Bình Hưng Hòa tới những tòa nhà cao ngất giữa trung tâm thành phố luôn sáng loá ánh đèn xanh đỏ tím vàng khó tìm thấy thứ gì khác, ngoài những trái tim quắt queo vì roi đòn của thực tế hoặc vì những mê loạn của bản thân.

Tôi lại nhớ vẻ mặt hãi hùng của một người tù K.3 vào dịp cả nước chào mừng một ngày kỷ niệm lớn. Người tù là một nhà sư được gọi bằng cái tên thật Nguyễn Tiên Khánh đã đưa cả hai tay lên che mặt không nhìn phần đồ ăn đặc biệt nhân dịp này, do trại giam tặng cho tù, vì ba miếng thịt heo kho lớn cỡ ngón tay cái. Vừa bưng mặt quay đi, Nguyễn Tiên Khánh vừa la thết thanh: Không, không ăn được! máu đó, máu đó!".

Tiếng kêu hết hoảng của Nguyễn Tiên Khánh luôn vang lên trong đầu tôi hai chục năm nay khi tôi nghĩ đến thực tế xung quanh. Tôi không dập nổi ý nghĩ bên cạnh những con người đang cạn máu vì mọi lý do, là những kẻ say sưa uống máu đồng loại. Bằng mọi cách, trò uống máu diễn ra dưới trăm ngàn hình thức với nhịp độ tiếp nối không ngừng và quê hương chúng ta dường như càng lúc càng vắng bóng người. Trước mắt tôi hiện ra hình ảnh một thiếu phụ sang trọng đi bên chồng với nụ cười thỏa mãn là ánh mắt kiêu kỳ ngó xéo trên đầu một kẻ mạt rệp ngồi lọt giữa đống xương bò heo trâu chó nhớp nhúa chất cao như đụn rạ trên mặt nền xi măng nóng hầm hập ở một góc nhà kho bên chợ Cây Thị. Kẻ mạt rệp đó là tôi đang chùi rửa những lóng xương cho một cơ sở chế biến thức ăn gia súc để có bữa cơm trưa. Dán mắtvào những lóng xương nhầy nhụa hôi thối, tôi nhớ tới nét mặt kinh hoàng của vợ tôi khi kể lại cách vượt lên của một thiếu phụ. Chị ta đã dắt đứa con gái gần năm tuổi ra mé sông vắng dìm cho chết, thả xác trôi theo dòng để trở thành người phụ nữ "cô đơn" như lời chị ta mô tả với người đàn ông đang theo đuổi mình. Tôi thấy câu nói của thằng cháu chưa diễn tả được bao nhiêu, khi nghĩ tới những người biết rõ chuyện đó, kể cả những người nhìn tận mắt nhưng không có hành vi nào khác một thoáng hoảng hồn rồi lạt đật bỏ chạy, miệng ngậm chặt như bị xiên lình. Người ta đã quen với nếp sống hồn ai nấy giữ, xác ai nấy lo.

Tôi đang sống ở đâu là giữa bầy lũ nào đây?

Một hình ảnh khác bỗng nhiên lên. Đó là hình ảnh con chó xác xơ với khung sườn nổi u như nắm que củi, chạy xiêu vẹo quanh mấy ngọn đồi ngoài vòng rào trại tù, ráng sức chồm táp mấy con cào cào. Đám tù trong đội tôi đều biết con chó. Nhiều tay đã mơ có thể bỏ nó vào nồi. Riêng một tay tù trẻ sau nhiều ngày quan sát chợt lên tiếng chửi đổng:

- Mẹ kiếp, tới cái mức cứt cho chó ăn cũng không còn!

Đúng là con chó đói lắm, nhưng đã hơn một lần tôi bắt gặp nó nằm dài dãi gốc xoài bên đường, dạng háng cho hai con chó con rúc nhay nhay cái vú teo nhếch như giẻ rách. Nó không kiếm nổi "cứt để ăn" là nó chỉ là chó, nhưng nó không cắn xé con và vẫn cố nuôi con bằng cái thân xác héo tàn.

Tôi đang nghĩ gì đây?

Dường như tôi chẳng nghĩ gì mà chỉ tự nhiên gợi lên những hình ảnh nằm trong ký ức.

Nguyễn Thuỵ Long đã vẽ lại thế giới đó của chúng tôi mới nguyên màu sắc cho thấy không ít kẻ đã bằng lòng xóa tiêu cái mức nhân tính còn sót lại, vì sự tồn tôi của nó ở nơi đây chỉ có tác động cào xé tan nát thêm cơn tim đã tan nát trăm bề. Dễ gì sống với tim óc con người i giữa bầy thú đói! Nhưng Long không chỉ vẽ lại mà vật vã vô vọng giữa thế giới đó. Qua từng dòng, từng chữ của Long, tôi luôn bắt gặp nét giễu cợt, lời lẽ bông lông bất cần mọi sự, những chập chờn ẩn hiện ở phía sau là nỗi đau xé ruột và tiếng than nghẹn uất. Thằng lưu manh cố lột cái quần của con điếm đứng đường khách, thằng đàn ông què giò uốn bẻ chân tay đứa cơn sơ sinh cho thành dị dạng để tạo một "cục vàng" trong nghề ăn mày, tay cán bộ cách mạng nhiệt tình không chịu nổi một bà già còm cõi thờ tâm hình đứa con trai con là lính nguỵ đã chết từ lâu... trở thành cơn vật vã với thực tế và chữ nghĩa của Long, làm dấy lên những day dứt khó tả nổi về cuộc sống, về con người, nỗi day dứt do tuyệt trọng pha lẫn hờn oán, xót thương. Tại sao Long phải vật vã đau đớn để dấy lên nỗi day dứt như vậy? Từ lâu, tôi thường nghĩ mỗi người có mặt trên đời đều gắn chặt vào một nghiệp dĩ. Long cũng thế thôi. Anh ra đời với điều kiện bẩm sinh không thể xa rời nghiệp dĩ văn chương. Cái không may của anh là phải sống trong thời kỳ con người bị bóp nghẹt, bị ngược đãi, bị biến dạng thành hoang thú. Ai còn ý thức mình đang là người mà thoát khỏi bị dằn vặt khi đối mặt với những mưu tính, những hành vi, những xu hướng tước đoạt mọi điều kiện tối thiểu để tồn tại của con người?

Có phải tôi đang biện bạch cho thái độ sáng tác của Long trước thói quen chẻ xác văn chương theo những ý nghĩ chủ quan?.

Người ta sẽ soi mọi màu kính lên tác phẩm của Long để thấy là vàng, là đỏ, là trong, là đen. Người ta sẽ ban cho nó những cái tên hiện thực, tượng trưng hoặc gì gì đó để chứng tỏ trí tuệ của mình. Người i ta sẽ xưng tụng nó là tiếng nói chính nghĩa, là văn chương phản kháng hoặc kết án nó là đồi trụy, phản động, đi ngược khuôn vàng thước ngọc của văn nghệ cách mạng để biểu dương ý chí đấu tranh hừng hực. Tôi thấy những trò đó chẳng đáng gì trước thực tế mà cây bút thẳng tay Nguyễn Thụy Long ghi lại. Những trò đó cùng nhữg con người đó cũng như tất cả những kẻ đang thét mưa gọi gió, những kẻ đang lăng xăng đồng hóa với chính nghĩa đều chẳng đáng gì trước cơn dãy dụa hiện nay của con người. Khi xã hội như cỗ xe đang tao xuống vực thẳm thì chẳng loại người nào, chẳng vấn đề nào trên xe lớn hơn một hạt bụi.

Chắc chắn Long chẳng cần biện bạch và cũng chẳng cần ai biện bạch giùm. Anh bị cột vào nghiệp văn chương và chỉ cố làm phần nào công việc của mình trong ý thức và trong cả nỗi đau về cái thân phận nạn nhân đang bị xô xuống đáy vực. Đúng như Long vẫn nói, dù tha thiết mong muốn, anh không thể viết khác. Vì văn chương không thể tách rời thực tế, vì thực tế bao giờ cũng là thực tế không thể đổi trắng thay đen bằng bất kể cách nào, bởi bất kể lý do nào.

Thêm nữa, chắc chắn anh cũng không nghĩ ngợi mảy may về màu sắc văn chương và không có một giây so đo về mức độ Việt Nam tính, thế giới tính hay giai cấp tính, cách mạng tính trong tác phẩm của mình. Điều đó chỉ cần thiết cho trò chơi chữ nghĩa vì những lý do nằm ngoài đòi hỏi của văn chương chứ chẳng ăn nhập gì tới việc sáng tác văn chương. Long đã viết bằng cảm xúc của một nạn nhân bị dập vùi, viết vềnhững thân phận bị dập vùi và viết bằng ý tình chân thật của một con người chưa biến dạng. Có lẽ Long cũng chẳng mưu cầu điều gì ở tác phẩm của mình ngoài hy vọng khơi gởi một nỗi đồng cảm nơi tất cả những người còn là người i đang có mặt trong cuộc sống, bất kể là ai và bất kể ở nơi đâu.

Riêng tôi, để chấm dứt những ý nghĩ lan man dấy lên khi đọc truyện của Long, tôi mong không bao giờ còn phải gặp những thân phận ma trơi, những bà mẹ sương sa, không bao giờ còn phải nghe Diêm Vương phán "mọi hình phạt lóc thịt lột da, chặt đầu đều cắt cổ, đun nấu trong vạc dầu nơi địa ngục đều không sánh nổi với việc trả bị cáo về làm người trên trần thế.

Buổi sáng tôi thức giấc cùng tiếng chim hót. Nhưng không phải là những buổi sớm mai êm đềm trước kia, khoảng năm tháng trước.

Thú thật hồi nửa năm về trước, tôi cũng chẳng có thì giờ nghe chim hót. Tôi ra đi lúc còn tối trời, ngồi tòa soạn nghe tin tức đài phát thanh, làm những bản tin thế giới xảy ra trong đêm. Công việc tòa báo tất bật đến chín giờ sáng tôi mới có thì giờ ăn điểm tâm, rồi lại viết vài trang tiểu thuyết cho nhật báo. Công việc bận rộn suốt ngày, về đến nhà cũng phải bẩy tám giờ tối. Coi truyền hình, chơi đùa với vợ con một lúc rồi đi ngủ. Thời gian để nghe chim hót hoàn toàn không có, cũng bởi tại nhà tôi ở trong thành phố. Ngay bên kia sông Cầu Bông. Nay tôi về ở với mẹ, bên này sông, một vùng nửa thành thị, nửa thôn quê. Nhà cửa tôi đã mất, gia đình tôi thành ra ly tán từ sau ngày thành phố giải phóng. Tôi bị đuổi ra khỏi nhà, chỉ mình tôi, vì tôi thuộc thành phần ngụy phản động. Những tác phẩm của tôi bị đốt ngay trước cửa nhà, vì bị kết tội là tác phẩm đồi trụy, phản động, bản thân tôi cũng chẳng còn chút an ninh nào. Tôi về với mẹ, nơi căn nhà xưa. Căn nhà trống huếch trống hoác chỉ còn hai mẹ con. Em trai tôi đã lên đường trình diện đi học tập cải tạo bởi nó là sĩ quan quân đội chế độ cũ. Gia đình tôi đương nhiên phải có tên trong sổ đen. Hàng xóm nói, ban đêm, công an và những tay "cách mạng ba mươi" thường rình nghe ngóng trước cửa nhà. Giấc ngủ của tôi, của mẹ tôi thường không yên, khi nghe tiếng chó sủa, khi nghe tiếng bước chân đi rộn rịp ngoài hẻm. Tôi nằm cứng cả hai bàn chân như bị tê dại khi nghe có tiếng xe gắn máy ngừng lại một nhà nào đó trong xóm. Tiếng đập cửa, kiểm tra hộ khẩu. Mẹ tôi ngồi dưới nhà tụng kinh cầu Phật Bà Quan âm cứu khổ cứu nạn. Một đêm qua, tôi biết mình an toàn thêm được một ngày. Sáng ra, nghe chim hót ở khu vườn chùa sau nhà, mẹ tôi và tôi tạm thời an tâm.

Đồ đạc trong nhà bán dần dần để ăn. Cái đồng hồ treo tường, radio, bộ sa lông, chổi cùn rễ rách gì cũng bán được ráo. Tôi chẳng có gì bán ngoài bộ quần áo mặc trên người khi ra khỏi nhà. Tôi là một tên văn sĩ ngụy, vợ tôi là con nhà liệt sĩ, gia đình cách mạng đương nhiên không thể thích hợp với nhau. Hai đứa con tôi, theo "luật" phải theo mẹ. Cuộc chia tay thảm hại. Tôi ra khỏi nhà tay trắng, vật vờ trên đường phố như cô hồn các đảng với niềm đau mãi khôn nguôi.

Tôi nằm nướng trên sàn gác, ngoài tiếng chim hót bên vườn chùa, tôi còn nghe đủ thứ ầm thanh của những thành phần mua bán. Có người rao mua tôn, gạch bông, thế có nghĩa là rỡ nhà ra mà bán đồ lạc son và cả vỏ bút nguyên tử hết mực, bút máy hư hỏng. Tại ngôi nhà này tôi còn để lại cả ngăn kéo vỏ bút bi, lưu cữu từ bao nhiêu năm nay. Từ khi tôi mới vào đời làm nghề cầm bút. Cho đến ngày người ta gọi tôi là nhà văn. Bây giờ thì là nhà văn chế độ cũ hết thời. Tôi có thể bán số tàn dư đó cũng được vài ba bữa cơm, điếu thuốc, ly cà phê đỡ vã. Nhưng khoan nào, tôi có thể sửa chữa lại những cây bút. Tôi đã học được nghề sửa chữa và bơm mực bút bi của một anh bạn như tôi sớm ra nghề. Đồ nghề để thực hiện ý đồ kiếm ăn đó thật đơn giản. Một cây căm xe đạp mài nhọn để thọc viên bi ra khỏi ngòi, lau chùi hết xét rỉ. Một chút acétone rửa ruột bút, cái ống tiêm bơm mực hoặc không thì mấy cái lọ kín, lọ péniciline, đựng mực làm theo nguyên tắc bình thông nhau cũng được. Mực tự chế bằng mực in pha với dầu nhớt loãng là xong. Nếu không làm được, bạn bè tôi sẽ giúp đỡ lúc ban đầu. Tôi chỉ cần tìm địa điểm ngồi hành nghề. Tôi miên man với suy nghĩ đó. Mẹ tôi lên lầu:

- Con chưa dậy sao?

- Con dậy lâu rồi.

- Mẹ muốn hỏi ý kiến con, mình có nên rỡ mái tôn bán không, nhà mình cũng được vài chục tấm.

Tôi lắc đầu:

- Không mẹ à, mình rỡ mái tôn bán rồi sẽ cậy gạch bông bán nết. Đừng mẹ... Không lẽ mình chịu chết đói sao, mẹ muốn có chút vốn liếng bán bún riêu. Mẹ nấu, bán, con rửa chén bưng tô...

Tôi vẫn lắc đầu:

- Không cần đâu mẹ à, có cách sống rồi. Hôm nay con ở nhà sửa soạn đồ nghề, mai con ra đường kiếm ăn được. Chiều mai con có thể mang gạo về nhà, chút mắm muối.

Mẹ tôi xuống nhà, còn nói với lại:

- Ôi dào, cậu chỉ nói cái mồm, đi rong chợ trời mãi có đến đâu.

Từ xưa tới nay tôi vẫn nổi tiếng là thằng con ba hoa, chẳng thực tế chút nào. Nói một tấc tới trời. Thằng láo khoét, phét lác, ưa tưởng tượng rồi cứ tưởng thật và phát ngôn bừa bãi. Có lần thì chết vì cái mồm! Mẹ tôi gọi là vạ miệng.

Kiếm để có ăn chẳng mấy khó. Tôi ngồi bên hông tường một trường học nữ nay đã đổi tên. Học trò mặc áo bà ba đủ thứ màu chứ không còn mặc áo dài tha thướt như hồi trước. Trường học không thuần nữ mà lan lộn cả nam sinh. Thời trang hiện tại là áo bỏ ngoài quần, có cậu còn diện cả dép râu. Học trò bỏ học nhiều, trường lớp xơ xác. Nhưng điều đó chẳng liên quan gì đến tôi và những bạn đồng nghiệp ngồi dọc theo tường bơm bút bi kiếm tiền lẻ. Tôi đã sửa được vài ba cây bút hoàn chỉnh, mực chảy tốt. Tôi có thể bán được hoặc cho khách hàng mượn vào lớp viết bài trong khi chờ đợi tôi sửa bút. Mới ra nghề vài ngày, tôi đã thành thợ sửa bút có tay nghề cao, sửa được đủ loại bút viết. Thời gian này toàn miền Nam chưa sản xuất được bút bi và cũng chẳng có bút nhập cảng. Những cây bút Bi được coi là hàng quí giá, đất tiền. Cái khó ló cái khôn, tôi tạm thời sống được.

Tôi thú vị với cái nghề mới của mình. Tôi bơm mực, thử bút qua những đường gạch xem mực chảy đều chưa, rồi tôi viết nguyên chữ, mực chảy nhuần nhuyễn tôi mới trao cho khách hàng, lấy tiền. Cuốn tập cũ dùng để thử bút lem nhem mực và những chữ ký tên của tôi do quen tay. Thói quen sẵn có từ xưa khi đang viết, bút bi trở ngại, tôi thử lại bút bằng cách ký tên mình.

Tôi gặp nhỏ khách hàng vào một buổi sáng sớm trước giờ vào học. Cô bé kháu khỉnh đôi mắt tròn to, luôn có vẻ ngạc nhiên khi nhìn, thêm chiếc răng khểnh coi thật duyên. Cô bé chừng mười sáu mười bảy tuổi. Nhìn dáng dấp và quan sát cách xử sự, tôi đoán cô bé là con em của người thuộc chế độ cũ. Cô bé còn học hành được là điều may. Tôi biết nhiều con em phải bỏ học gia nhập nghề buôn bán chợ trời. Nếu có thần thế do liên quan với người làm cách mạng, xin được chân công nhân viên, quét, hết rác cho sở vệ sinh là nhất rồi. Chính mắt tôi đã được đọc những tờ giấy chứng nhận có công lao, giúp đỡ cách mạng của một vài người quen. Viết lem nhem trên một tờ vở học trò. Có người mang bọc lát tích cẩn thận. Tôi cũng đã thấy tại nhà một anh bạn viết báo trước kia, có treo một tấm bằng, chứng nhận "Gia Đình Vẻ Vang ". Tấm bằng có đóng mộc ký tên, lộng kiễng treo ngay tường giữa nhà, ai vào cũng nhìn thấy. Như người xưa treo hoành phi câu đối. Anh khoe hai đứa con trai của anh sắp sửa đi làm công nhân viên, chân bảo vệ gì đó. Riêng tôi ngạc nhiên về anh, vì tôi biết anh là người đóng bè vượt biển vào Nam sau đợi di cư 1954. Sau đó anh là người viết nhiều bài báo chống Cộng kịch liệt. Tôi không biết gia đình anh vẻ vang nỗi gì, ở cái khổ nào. Thây kệ họ?

Cô bé ngồi xem tôi bơm mực, thử bút, chăm chú nhìn chữ ký của tôi. Mắt hơi nhíu lại, bất ngờ hỏi tôi:

- Thưa chú, nếu cháu không lầm, cháu đã thấy chữ ký này trên một cuốn tiểu thuyết ký tặng ba cháu.

Tôi ngẩng nhìn cô bé:

- Ba cháu là ai, tên gì?

- Ba cháu là thiếu tá Phùng Đại Hải, bây giờ đã đi học tập cải tạo rồi.

Tôi nhìn sững cô bé:

- A, thiếu tá Hải, chú có quen.

- Chính chú ký tên tặng sách ba cháu?

Tôi gật đầu thú nhận:

- Chính chú !

- Trời ơi, chú là nhà văn... bạn của ba cháu.

- Đúng thế, đừng nhắc lại nữa, thời gian đổi thay rồi. Cám ơn cháu còn nhắc đến chú. Cháu cũng từng là độc giả của chú, bây giờ gặp được chú, ai dè chú lại làm nghề này... Tôi không muốn cô bé thương thân phận tôi. Vì chính thân phận cô bé cũng đáng thương. Bố bé đi học tập cải tạo mẹ bé bán hàng rong, anh chị của bé chạy chợ trời. Bé sửa soạn bỏ học, thành phần gia đình Ngụy rất khó sống. Người ta truy tìm lý lịch đến ba đời! Bé cười nói thế. Tôi an ủi cô bé, muốn bé vui, đừng quá sớm chán đời:

- Tất cả đều vậy thôi, chú phải làm công việc này vì "sứ mạng ".

- Chú nói gì?

Máu bố láo hình như lúc nào cũng có sẵn trong người tôi, ít khi tôi nghiêm chỉnh được. Tôi bịa ngay ra được một câu chuyện để chống chế cho cái nghề mình đang làm:

- Chú làm nghề này vì phải đền mạng cho hàng bao nhiêu ngàn cây bút do chú đã tàn sát chúng cả chục năm trời nay. Đây là lệnh của Diêm Vương.

Cô bé cười giòn:

- Chú xạo ?

- ừ thì xạo giấc mơ hoặc cơn ác mộng nào chẳng xạo. Một đêm chú ngủ gặp một cơn ác mộng rồi sau đó chú quyết định phải làm nghề này.

- Chú kể cho cháu nghe với.

- Xong ngay.

Tủ sách của tôi bị xô đổ, cơ man là sách vở. Trong số đó có những tác phẩm của tôi viết hai chục năm qua, những cuốn sách quí hiếm của các bậc tiền bối, bậc thầy, đàn anh cổ kim mà tôi đã mất công sưu tầm cả đời. Những chồng sách quí giá ấy bị đám thanh niên nam nữ đeo băng đỏ, độ tuổi choai choai khiêng từ nhà tôi ra, chất đống tưới xăng thiêu hủy. Khói lên cuồn cuộn ngút từng mây, vướng mắc cả vào cây thánh giá mỏng manh trên nóc tháp chuông nhà thờ Tân Định. Trong khu phố có nhiều đám cháy thiêu hủy sách vở báo chí bị kết tội là đồi trụy phản động. Tôi nhìn sách vở của mình bị thiêu đốt mà nhợt nhạt cả người. Tôi nhai theo những tàn tro bốc lên cao, những mảnh giấy cháy thành than như vẫn còn linh hồn, còn vương vấn trong lưỡi lửa bạo tàn. Tôi thấy những trang sách cháy đen bay nhập nhoạng như những bóng dơi trong hoàng hôn. Tôi nhìn lũ trẻ tay đeo băng đỏ hang trưng cho quyền lực vừa vỗ tay vừa ca hát những bài ca mới học thuộc. Chúng nhẩy múa quanh lửa hồng, vô tư và vô tội, vì chúng không biết mình đang làm gì. Chúng biết gì đâu mà cãi cọ với chúng, chúng giống như một đoàn âm binh bị phù thủy ếm bùa, phù phép sai khiến. Tôi bước đi trong thống khổ, trong bóng dơi ma tro tàn khói bay và từ đó ném tôi vào cơn ác mộng. Tôi bị xô ngã xuống vực sâu. Hình như có đám khói đen nào đó đỡ lấy tôi, êm như đệm bông, đưa tôi xuống tận đáy vực, không đau, không xây xát. Nhưng ở nơi đó tối đen, lạnh lẽo. Tôi đang ở đâu? Tôi ngơ ngác trong bóng tối mung lung. Mất tôi còn tốt mà như mù tịt. Hay là tôi bị chôn sống? Không, tôi vẫn còn thở được mà, và còn có thể kêu được, nếu tôi dám kêu.

Nhưng sao tôi hãi sợ nơi thâm u này quá.

Tiếng rì rào xa rồi gần, tới sát bên tôi. Hai mắt không nhìn thấy, nhưng tai lại nghe rõ hơn. Các hồn ma rên rỉ, khóc lóc than thân trách phận cùng oán hờn ai đó. Sao lại là tôi? Có lời than nhắc tên tôi, lời lẽ xúc phạm, nhục mạ hạ cấp. Chỉ ma quỉ mới nhìn rõ được trong bóng tối, tôi còn là người nên tôi không thấy gì. Lửa bùng sáng làm tôi giật mình, lóa cả mắt. Tôi định thần, đúng ỉa cảnh âm ti địa ngục. Tấm màn đỏ kéo lên, như sân khấu tuồng hát bội nơi đình miếu. Trên một án thư rộng, một vị coi dáng đường bệ hách dịch, mặt đen như nhọ chảo, mắt trắng dã, tròng trắng nhiều hơn tròng đen, râu dài thậm thượt bạc trắng như cước coi quái gở làm sao, đầu đội mão hoàng đế, mình bận áo bào thêu đỏ tía, thay vì thêu rồng phượng lại thêu toàn hình xương đầu lâu có hai gióng bắt chéo như cờ cướp biển. Hai bên án thư hai tên quỉ dữ cầm đinh ba, bồ cào. Đứa đầu trâu, đứa mặt ngựa. Sau lưng ngài, một thị tì xõa tóc, mặt dơi tai chuột, cầm quạt lông lợn lòi đứng hầu. Xung quanh tôi, đứng chật cả hang động không biết cơ man nào là các dạng bút hư hỏng. Cả những máy chữ bể càng gầy gọng. Quỉ sứ mặt thú cầm vũ khí ngăn đám đông, tôi đứng giữa hang, trước mặt là một vạc dầu nấu sôi sùng sục cùng đủ thứ cưa xẻ, kìm kẹp, kéo xiên, móc ngoéo. Tất cả dụng cụ đều được nung đỏ, bốc khói. Chỉ có loài quỉ mới xử dụng được. Tôi sợ hãi, hoang mang.

Vị tai to mặt lớn yên vị, vỗ án thư đến rầm một cái ra uy. Tiếng vỗ làm rung chuyển cả hang động, kinh hồn bạt vía thằng tôi nhỏ bé. Tiếng ngài vang như tiếng sấm rền: - Tên Nguyễn Văn Tèo kia, trước đây trên dương gian ngươi làm nghề văn sĩ phải không?

Tôi run sợ, lắp bắp thưa:

- Dạ thưa, chính phải.

Tôi bị quỉ sứ mặt chim bồ nông có cái bìu cổ thật to đạp một cái vào nhượng chân, ngã thành thế quì gục.

- Hỗn, quì xuống tâu bày!

Vị tai to mặt lớn đưa bàn tay ngón chuối mắn lên vuốt râu, cười ha hả:

- Cho ngươi biết ta chính là Diêm Vương tầng địa ngục thứ mười tám, hôm nay được lệnh Ngọc Hoàng thượng đế xét xử tội ác ngươi đã gây ra trên dương gian. Nguyên cáo là hằng vạn cây bút để viết lách kiện ngươi phải được đem ra xét xử, vì trong đời ngươi đã tàn sát chúng quá nhiều, một tội ác thô bạo không thể tha thứ, làm ngơ được... Bị cáo chính là ngươi.

Tôi vỡ nhẽ hoảng hồn. Nguyên cáo quá đông mà bị cáo chỉ có mình tôi. Bản cáo trạng ngắn gọn buộc tội tôi nặng nề.

Diêm Vương hỏi tôi:

- Trên dương gian, nhà ngươi hành nghề viết văn làm báo được bao nhiêu năm? - Thưa ngài Diêm Vương, con không nhớ chính xác được ngày tháng hành nghề. Nhưng tính tới nay cũng cỡ hai chục năm trời.

- Ngươi dùng gì để hành nghề ấy?

- Thưa ngài, tôi dùng đầu óc tôi và bút, mực, giấy, máy chữ. - Đầu óc ngươi không cần nói đến, vì đó là rác rưởi Ta muốn nói đến những cây bút kia.

- Thưa vâng, phải có giấy bút mới diễn đạt được đầu óc tư tưởng mình.

Nhà ngươi coi những cây bút là thứ gì?

- Thưa là những dụng cụ để diễn đạt tư tưởng.

Diêm Vương nổi giận, tóc tai dựng đứng, mặt đỏ như cục than hồng, hai mắt như hai đèn pha:

- Láo, loài người nhà ngươi ngu dốt lại còn giở giọng khinh thị. Ngươi dám nói bút mực không có linh hồn sao? Chúng không phải dụng cụ vô tri. Nhờ có chúng, mi mới diễn tả được tư tưởng của mi, dù rằng thứ tư tưởng cỏ rác thấp hèn, chuyện đó loài người các ngươi xử lý với nhau, và ngươi đã được xử lý rồi. Ngày hôm nay ngươi là bị cáo, ngươi bị đòi từ dương gian xuống tòa án Diêm Vương mười tám tầng địa ngục để trả lời tội ác ngươi đã gây ra trên trần thế. Nếu đúng ngươi có tội, pháp luật Diêm Vương sẽ xử phạt ngươi. Ngươi được phép bào chữa, được phép ăn năn tội lỗi để hưởng lượng khoan hồng của địa ngục do ta là Diêm Vương đang thống trị. Luật pháp là ta và ta là luật pháp hiểu không. Ngươi có biện hộ viên, không lo luật pháp chốn địa ngục này không công bằng, không quang minh chính đại. Biện hộ viên, tức thầy kiện, luật sư bào chữa cho ngươi là quỉ chim Chèo Bẻo. Chốn âm ti địa ngục ngày nay đã tiến bộ lắm roi. Quyền quỉ quyền người đều được bảo vệ, tôn trọng. Nghe ta hỏi này, trong đời xử dụng bút của ngươi, ngươi đã tàn sát bao nhiêu cây bút, máy chữ?

Tôi run lập cập: - Thưa ngài chánh án Diêm Vương, tôi làm hư hỏng bút cũng nhiều, nếu chúng không gây trở ngại khi nguồn văn tôi đang lênh láng, bút Bic, hàng ngoại nhập mực chảy tốt, tôi xài đến hết mực mới liệng đi.

- Khá, ngươi đã thành thật khai báo và nhận tội, vừa tàn sát bút vừa khai thác bóc lột sức lao động của bút đến cạn kiệt rồi liệng đi.

- Thưa đúng vậy, con thưa với Diêm Vương, con không nhớ là bao nhiêu cây bút đã hư hỏng hết mực trong tay con, vì thời gian hành nghề của con quá dài... Tòa Diêm Vương nhắc lại cho bị cáo rõ, tàn sát chứ không phải hư hỏng. Những cây bút cô linh hồn của nó, không còn là vật vô tri, chúng đã kéo nhau đến đây kiện ngươi, hàng hàng lớp lớp. Coi kìa, xung quanh ngươi, tất cả đều là nạn nhân của ngươi. Phen này chắc chết, sao mà chúng đông đến vậy Bút Bic, bút máy Parker, máy chữ Remington, cả bút lông, bút chấm mực. Tất cả họ hàng nội ngoại loài bút đều khập khiễng, thân tàn ma dại, sứt càng gây gọng. Chúng nhao nhao đòi mạng, đòi tôi phải trả nợ máu. Diêm vương và quỉ sứ phải vãn hồi trật tự rồi mới cho những tên đại diện ra tâu bầy buộc tội.

Chàng máy chữ Remington khập khiễng ra trước tòa:

- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, chính tên này một lần đã liệng con từ trên lầu ba ở tòa soạn báo xuống đường vì hắn bực tức. Hắn vô cùng tàn nhẫn, thế là con du địa phủ. Linh hồn con đến nay vẫn chưa siêu thoát

Mụ nạ dòng bút Bic bước ra:

- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, bậc đàn anh khả ái máy chữ Remington nói rất đúng, tên văn sĩ này rất độc ác, cộc cằn, nó xử dụng chúng con vô cùng tàn nhẫn. Nó viết nhiều và viết rất lâu, bất kể giờ hành chánh theo qui định, bất kể đêm ngày. Con, chị em con mệt hụt hơi. Chưa kịp chảy mực là nó đâm ngay ngòi xuống bàn, hết mực nó đập bút luôn. Giận dữ nó cũng bẻ đôi thân thể con ra ngay. Ngài thấy con mảnh dẻ, liễu yếu đào tơ chịu gì nổi tên cầm bút thô bạo vũ phu như vậy.

Người đẹp Parker ỏn ẻn bước ra:

- Chính nó, có kẻ đến nói với nó chịu uốn cong ngòi bút một chút nó sẽ sung sướng cái thân, lại có tiền bạc. Nó không chịu nghe lời người ta còn dùng ngay con đâm vào mặt người ta đến đổ máu. Thân con bị tiêu diệt ngay tức thì.

ả hức lên khóc thảm thiết, đòi tôi phải đền mạng, trả nợ máu. Tôi nghe buộc tội mà muốn tự sát chết luôn, toát mồ hôi hột, mặc dầu ở chốn âm ti vô cùng lạnh lẽo. Tôi không ngờ mình gây tội ác với tộc họ nhà bút kinh khủng đến vậy. Bây giờ chúng đòi mạng tôi, hối không kịp, tôi chỉ chết một lần, làm cách nào tôi đền mạng nổi cả chục ngàn cây bút. Phần buộc tội đã xong. Biện hộ viên mặt quỉ Chèo Bẻo nhẩy ra bào chữa cho tôi ác liệt không kém:

- Thưa ngài chánh án Diêm Vương, thưa quí tòa. Tôi là biện hộ viên của tên nhà văn thối tha bị lôi cổ ra tòa do đơn tố cáo của nhân dân loài bút. Qua lời buộc tội gắt gao của nhân dân thì tên nhà văn này đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác, nước giải của Thiên Hà ngoài vũ trụ cũng không thể rửa sạch. Một triệu lần chết hắn cũng không đền nổi tội ác của một đời lầm lỡ. Người biện hộ viên chân chính như tôi phải bênh vực bào chữa cho hắn cũng lấy làm xấu hổ và nhục nhã Nhưng vì lòng quỉ đạo, tôi cũng tình nguyện đứng ra bênh vực và bào chữa cho hắn. Tội ác đã rõ ràng, không thể chối cãi được. Nay thân chủ tôi đã cúi đầu chân tội. Vậy xin Diêm Vương mà chính Người là luật pháp mở lượng đèn trời soi xét tìm giúp cho thân chủ tôi một hình phạt xứng hợp với tội ác mà hắn đã phạm phải để chứng tỏ tính ưu việt của luật pháp tại tầng địa ngục thứ mười tám này trong cõi âm ti.

Tòa ngưng để nghị án. Tôi khát khô cổ nên được phép giải khát bằng một lít nước đái ngựa. Tôi không thể tả nổi mùi vị ra đây được. Quỉ mặt thú hỏi:

- Có đói không ta cho bị can ăn?

Tôi thất kinh trả lời không còn đói khát gì nữa.

Sau mấy khắc nghị án, Diêm vương tuyên án, giọng ngài oai nghi vang như sấm:

- Xét rằng bị cáo, tên văn sĩ Nguyễn Văn Tèo là người ở dương gian đã gây nhiều tội ác nghiêm trọng. Xét rằng bên nguyên là những hồn bút kiện đòi mạng và có lời buộc tội chính đáng. Xét rằng qua lời bào chữa của biện hộ viên xin xỏ cho bị cáo là cao thượng, có tình có lý, có tính quỉ đạo Toà án tối cao chốn âm ti, tầng địa ngục thứ mười tám ra quyết định số I/ĐN 18: Đối với bị cáo Nguyễn Văn Tèo, mọi hình phạt nơi chốn âm ti này như cắt cổ, mổ họng, lóc thịt, lột da, nấu trong vạc dầu đều không xứng với tội ác mà hắn đã phạm phải. Nên sau khi nghiêm túc luận tội, tòa nhất trí xử phạt lưu đầy ngay hắn lên trần thế cho lao động cải tạo để đền tội ác. Hắn sẽ phải hành nghề bơm sửa bút bi. Các hồn bút sẽ được tái sinh trong những cây bút hư hỏng do tên Tèo sửa chữa.

Bản án được thi hành ngay.

ậ Tôi choàng tỉnh cơn ác mộng và thấy mình là gã sửa bút bi ngồi dựa tường. Bấy giờ quanh tôi là các em học sinh há miệng ngồi nghe. Rồi đưa bút hỏng cho tôi bơm mực, sửa chữa, trả tiền sòng phẳng hậu hĩnh. Tôi vơi dần tội ác.

Nhưng sau đó tôi lại hoảng sợ ngay, tôi thú thật với các em:

- Ta nói láo đấy, ta có máu láu cá, đừng tin lời ta nói, hãy xem việc ta làm.

Một hôm không xa ngày tôi phía chuyện nói cho vui với các em nhỏ, những người mang băng đỏ tới tuyên phán:

- Riêng anh, chỉ có anh thôi, lên đường đi nơi khác. Anh không được phép ngồi đây để bôi bác chế độ. Anh nhớ tai mắt nhân dân ở đâu cũng có. Lời nói nghiêm trọng của người cách mạng choai choai khiến tôi phải tuân thủ liền.

Tôi khiêng đồ đi nơi khác.

Hồn bút ám quẻ tôi mãi tới ngày hôm nay. Tôi giống như một kẻ bị quỉ ám, cứ lẩn thẩn mãi với mấy cây bút, tôi vẫn chưa trả hết nợ máu với chúng. Mà tôi thì không thể quịt nợ chúng. Tôi cặm cụi với cây bút trên tay và nâng mu nó. Cái còng! Nói đến từ ấy tôi thất kinh. Mạng số không ra quái gì, bởi vậy nhiều lần trong đời tôi đút tay vào còng. Thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống, tôi bị tống giam vào khám Chí Hòa. Hai tay bị còng, cái còng Tây để lại, bằng đồng, vặn vít chứ không khóa. Tất cả "quái khuếch " đều chịu thua khi bị mang loại còng này.

Thời Nguyễn Văn Thiệu là nguyên thủ quốc gia, tôi cũng bị ném vào Chí Hoà vì tội chống đối lăng nhăng gì đó. Bị khóa tay. Nhưng cái còng năm xưa vắng bóng đâu rồi. Một loại còng mới có răng cưa, dây xích ngắn, khóa chắc chắn do Mỹ quốc viện trợ. Tôi nhìn thấy cả thùng còng chưa dùng tới có dán nhãn hiệu hai bàn tay nắm lấy nhau, tỏ rõ lòng thân thiện, ném ở góc phòng can nhơn khám Chí Hòa.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tôi quờ quạng lại bị tóm và bị còng. Nhìn lại cái còng, tôi thấy nó đã cũ kỹ, đúng là cái còng tàn dư của Mỹ Ngụy bỏ lại. Tôi bị khóa tay giải đi khám Chí Hòa. Tôi vô phúc nên bị khóa bằng cái còng xét rỉ. Khóa hóc, càng cựa quậy lưỡi răng cưa ở cái còng tối tân càng thít chặt, đến độ hai tay tôi sưng lên, đỏ lựng. Người cán bộ công an lôi tôi đi phá chiếc còng bằng búa và đục sắt. Hai cổ tay đau điếng mà không dám kêu. Tôi còn bị chửi lên đầu:

- Tổ cha thằng phản động, mày làm tao tiêu mất một cái còng rồi.

Khi vào xà lim, tôi bị cùm bằng sắt. Tới trại học tập cải tạo tay tôi bị cùm bằng tre, chân thì bị cùm gỗ cây thau lau, cổ cũng bị gông nốt. Khi bị kết tội chống đối hay trây lười lao động.

Nói tóm lại, cái còng, cái cùm, cái gông đều là một thứ dụng cụ để khống chế cơ thể con người. Nó muôn hình vạn trạng.

Tôi muốn quên chuyện đó khi được trả tự do.

Quên vĩnh viễn cái còng. Nó lâm sự xui xẻo cần được đốt vía xua đuổi đi như thay pháp trừ tà ma quỉ quái. Tôi trở về tự.do, thảnh thơi sống bằng nghề mua bán ve chai. Tôi rong chơi khắp thành phố, rao hàng và nhiều khi cũng trúng mánh. Thâu mua được nguyên một cục răng vàng, một cái đỉnh bằng bạc, một cái huy chương bắc đẩu bội tinh bằng vàng 18 K của một ông tướng, ông tá nào đó ở cư xá sĩ quan mà nay phải đi học tập mút mùa tận Hà Sơn Bình. Thằng con trai ngu dốt dại khờ của ông ta lục ra bán cho tôi. Thế là tôi trúng mánh.. Rõ ràng tôi là thằng mua gian bán lận. Đạp lên đầu nhau mà sống. Để chắc ăn, tôi móc ra hai chai át xít Một chai nước màu vàng, một chai nước màu trắng. Chấm lên đồ vật mình định mua. Một vệt đen nổi lên. Trúng rồi! Tôi phải ếm giá. Cái đồ khỉ này chỉ đáng giá một ly cà phê đen, thêm cho ba điếu thuốc lá Samit lậu Thái Lan! Tôi nói với chú nhóc:

- Cho chú em năm đồng đi uống cà phê, hít Samit cho đỡ vã, thật ra tôi chẳng muốn mua cái khuy đồng này làm gì.

- Cái huy chương của ba tôi, Bắc đẩu bội tinh.

-Chẳng cần biết, cũng như cái khuy đồng thôi. Chỉ có kẻ ngu dốt như tôi mới mua một cái khuy đồng tới năm đồng bạc. Chú nhóc vã, đành ô kê ngay. Thế rồi tôi thơ thới ra đi. Thật ra chẳng cần mua bán nữa, tôi đã trúng mánh rồi. Tôi chạy về bọn thu mua ngồi ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật, hùng dũng gọi rượu thuốc uống để nung chí anh hùng. Thằng phân lòm cân vàng trả tiền cho tôi theo giá vàng thị trường. Mặt tôi cứ vác lên, ra lệnh cho đám ve chai hết thời gọi rượu uống thả cửa. Thằng bạn tôi có bút hiệu là Sao Biển, trước kia làm nghề viết báo, nay cũng ra nghề ve chai mang cái bản mặt sưng tím, lỗ đầu, lỗ mũi ăn trầu, trẹo quai hàm trở về: Xui quá, tao bị chúng nó quây lại "phện" cho một trận thừa chết thiếu sống. Chút xíu nữa thì chúng nó móc mắt tao cho tao chuyển sang nghề bán vé số. Tôi thân róc ly rượu xây chừng mời bạn:

- Cạn ly, lý do?

- Tao thử vàng, một bà lão có chiếc răng vàng lung lay muốn bán cho tao, nhưng còn ở trong miệng bả. Để chắc ăn tao biểu bả há miệng ra, lấy át xít thử. Không may một giọt át xít rớt ra nước răng bả, bả dẳy lên tê tê. Vậy là con cháu bả xúm lại đập tao. Phải thử vì răng vàng bây giờ nhiều loại giả, làm bằng đồng mạ vàng hay i-nốc. "Đại đế ve chai đã cảnh giác anh em như thế.

Chúng tôi hộc lên cười, uống rượu như điện, an ủi bạn gặp cảnh tai nạn nghe nghiệp. Thay vì ca hát, chúng tôi mở cuộc thi rao hàng xem đứa nào hót hay nhất. Nội dung bài thi chỉ như thế này: - Mắt kiềng bể, vỏ đồng hồ, vỏ cà rá, răng vàng, bạc vụn, tiền xưa bạc cũ, ai bán không. Mua hết, bán hết, bà con cô bác ơi...

ấy vậy mà nhiều thằng rao không ra lời. Thằng thì nghẹn lời, thằng tủi thân, mấy con "ghệ" rao như khóc. Thằng bị bệnh sốt rét tắt tiếng ngang. Thằng sứt môi rao có âm điệu ễnh ương kêu. Tôi dĩ nhiên rao được, công phu tập luyện đi lại theo đại đế ve chai hết sáu tháng trời mới vỡ giọng.

Hôm nay tôi giật giải vì tôi là người trúng mánh.

Không phải ngày nào cũng giống như ngày nào. Ngày vàng son có và ngày thê thảm cũng có. Vận bỉ đến không hẹn, tôi rao rát cổ bỏng họng mà chẳng có ma nào mang đồ ra bán. Tôi đi vào một xồm xưa, theo tôi đánh giá hẳn là có cối giã trầu bằng bạc, hay tiền xưa bạc cũ, chắc cũng bằng quí kim. Xóm Gà này có nhiều bà già trầu, ưa để dành chắt bóp, tiền bằng bạc chôn giấu cả hũ ngoài vườn. Thế là tôi cất tiếng rao giữa buổi trưa nắng cháy. Nâng giá đồ vật mình muốn mua lên cho thêm phần hấp dẫn.

Trong xóm có một quán nhậu đông đảo khách hàng. Tôi nhận ra họ đều là thanh niên, ở trần, mặc quần đùi ngồi chồm hổm ngay giữa quán nhậu đế với một mâm xíu quách, chấm nước mắm chanh ớt. Bữa nhậu đang đến hồi gay cấn, bầy hấy. Chẳng biết họ đã "cưa, hết bao nhiêu lít đế, văng tục và chửi bới nhau đến từ thứ bao nhiêu triệu. Những cục xương văng vung vãi khắp nơi. Ruồi nhặng bay như vãi đậu. Có người nghe tiếng rao, anh ta ngoắc tôi vào:

- Mày mua tiền xưa bạc cũ phải không?

- Dạ, đúng vậy.

- Mua với giá cao, một đồng ăn chín mười đồng?

- Đúng vậy.

- Kim loại màu vàng?

- Chính thế!

Người đàn ông hỏi tôi mặt đỏ như mặt gà chọi, kêu thằng nhỏ ngồi cùng bàn: - Bẩy, mày về nhà tao mở cái ngăn tủ, lấy sang đây cho tao đồng kim loại màu vàng. Chủ quán đâu, đưa thêm một can rượu nữa, hết xíu quách thì nướng khô... Thằng Bẩy phóng rẹc một cái. Nó sang đến bên kia đường. Chạy vào nhà, lục lọi. Tiếng đàn bà la chói lói. Thằng nhỏ chạy sang quán đưa đồng tiền cho tôi:

- Chung tiền đi, quí lắm đó?

- Cha mẹ ơi, một đồng tiền điếu, dùng để cạo gió. Đồng tiền dùng lâu ngày mòn vẹt, màu vàng, bóng loáng. Không phải đồng tiền bà đầm xoè. Tôi chưa kịp nói gì mụ đàn bà đã nhào sang xoe xoè chửi:

- Nhậu nhẹt từ đêm qua tới giờ chưa đã sao, bây giờ lại về nhà khiêng của đi bán nữa.

Gã lớn tuổi bình tĩnh:

- Đừng ồn lên vậy, bà yên tâm bán được cho chú ve chai này, tôi chia cho bà năm chục.

Tôi lắc đầu đưa lại đồng điếu:

- Tôi không mua đâu.

Một gã khác trong đám nhậu:

- Tại sao không mua, rõ ràng mày nói mua mà.

Mụ đàn bà nhảy choi choi:

- Không bán, tao không bán cho đồ lưu manh chợ trời. Bọn này ghê lắm, chuyên đi lừa gạt người lương thiện.

Tình thế trở nên gay cấn. Đám đàn ông say rượu hung tợn. Chúng dám làm thịt tôi cướp hết tiền bạc vốn liếng lắm! Miệng mụ đàn bà điêu toa độc ác, kinh khủng không kém:

- Đồ buôn gian bán lận, trời ơi, đồng tiền cạo gió của tôi bằng vàng y mà rẻ mạt thế à. Lột da nó ra!

Không còn cách nào khác, chạy là thượng sách. Tôi nhẩy nai. Tôi phải nhanh hơn bọn say rượu kia, khoẻ hơn mụ nái xề chân yếu tay mềm. Tôi phóng đi, vẫn nghe tiếng chân đuổi theo đồng thời nghe tiếng ngã ạch đui. Chín mươi chín phần trăm tôi thoát hiểm. Nhưng này, sao lại có bàn tay ai túm cổ tôi. Sợ chết, tôi liền giở mặt hèn ra:

- Lạy ngài, tha cho con, con còn phải nuôi mẹ già, vợ dại, con thơ.

Tiếng cười hề hề:

- Bình tĩnh đi...

Gã đàn ông mặt rỗ chằng rỗ chịt, có hàm răng cải mả ố vàng, nam đen, trông cái mặt như trái xúp lơ.

Tôi vẫn chưa hoàn hồn: - Thật tình tôi không thể mua được món hàng ấy của các ông. Tôi không gian dối gì hết...

Gã đàn ông buông cổ tôi, vẫn cười nhe hàm răng cải mả:

- Đúng rồi, tôi hiểu, cái đồng điếu hạng bét đó mà mua gì được. Vào nhà tôi đi, anh có hàng mua được. Tôi biết anh là "chuyên gia mua đồ cổ".

Tôi hoàn hồn thật sự, đứng trước mặt anh ta.

Hình dạng anh ta coi xấu xí vậy nhưng cũng không có gì nguy hiểm. Tôi chỉ nhận thấy anh ta có biệt tài bắt người. Chỉ một cái nắm cổ, hết cựa quậy. Hẳn là một cao thủ, giấu tung tích.

Tôi theo anh ta vào căn nhà rách nát. Mái lá, tường bằng tôn thùng khuy. Sàn xi măng loang lổ trơ cả đất Hai đứa trẻ ở truồng, mặt mày lem luốc nằm ngủ. Đứa nhỏ đút ngón cái vào miệng mút, dãi dớt nhậu nhão Căn nhà nhỏ thấp lè tè, nóng hầm hập. Gã đàn ông mặt mũi quái gở mời tôi ngồi xuống sàn:

- Ngồi chơi chờ tôi chút. Tôi mang ra món đồ "gia bảo" này chắc chắn anh mua được. Hắn khom người xuống mở cái cửa tủ nhỏ xíu lục lọi. Tiện tay tôi lột cái mũ ra quạt cho hai đứa bé. Tự nhiên tôi thấy thương chúng, như thương hai đứa con tội nghiệp của tôi. Mái tóc tơ của trẻ thơ phơ phất. Gã đàn ông lục một hồi, lấy ra một vật gói giấy cẩn thận đưa cho tôi:

- Đồ gia bảo đó, sự nghiệp đời tôi, bây giờ phải bán cho anh, tôi tiếc đứt ruột.

Vật tôi cầm trên tay nặng như sắt thép, có thể một vật gì đó không bằng vàng cũng bằng bạc, đồng đen? Tôi vẫn chưa mở giấy:

- Cái gì đây?

- Anh có quyền mở ra xem hàng, mình thuận mua vừa bán, tôi chỉ cần tiền mua đủ năm ký gạo cho các chịu Tội nghiệp chúng cả tháng trời nay ăn mì sợi khoai lang. Con vợ tôi đi bán tàu hủ mà không đủ tiền mua gạo cho tụi nó. Tôi thất nghiệp mấy năm nay rồi, không làm gì ra tiền, cứ phải bán dần đồ đi ăn... Tháng trước tôi bán chiếc xe đạp cũ, sườn hiệu Tao cho lạc xoong. Người ta tân trang sơn phết lại lời đáo để đó Tôi giở hai lần giấy gối lấy ra món đồ. Tôi thất kinh kêu lên: Trời, cái gì thế này, sao lại cái còng? ừ cái còng đồ, cái còng gia bảo của tôi, mua đi rẻ thôi mà.

Tôi vẫn giẫy lên:

- Không được tôi sợ cái này lắm.

Gã cười, nhe hàm răng cải mả và nước răng xám ngoét ra:

- Xem kỹ hàng đi, hàng tốt, cả một đời làm lính kín của tôi mới trúng thăm được cái này. Một triệu cái còng viện trợ mới có một cái đặc biệt, trong nghề tôi biết, không sét rỉ, khóa nhậy đàng hoàng, pặc một cái là khóa nghiến lại, hết đường cục cựa.

Anh bạn mới say sưa nói đến sự nghiệp lính kín chuyên đi bắt người của anh ta ngày nào, nay đã là dĩ vãng. Những cái hay cái đẹp và cái tốt của chiếc còng gia bảo mà anh may mắn làm chủ. Anh nói nó "o li din" đồ ngoại vì có chữ đề Ma de in USA. Tôi phải chặn anh ta lại:

- Tôi hiểu giá trị của nó rồi, nhưng cái này mua làm gì được?

- Đề phòng kẻ gian.

- Thôi đi cha nội, mua rồi tôi bán cho ai đây?

- Sao lại không, công dụng của nó ghê lắm chứ. Bây giờ kẻ gian hơi nhiều, anh dùng cái còng này khóa xe đạp, ông nội thằng vồ xế nào dám đụng đến. Mấy cái khóa xe đạp Trung quốc sản xuất đâu có bằng. Công dụng của nó đó, chưa kể...

Anh ta bỏ lửng câu nói, nhưng tôi cũng hiểu cái oai của cái còng khiến kẻ gian e ngại. Nhìn hai đứa bé ngủ say, tôi thấy tội nghiệp quá. Tôi nói thôi được. Trả cho anh ta năm đồng bạc, ném cái còng vào túi xách khoác vai, ra khỏi nhà anh cựu lính kín, nói cách khác là công an chìm thời chế độ cũ. Trời vào trưa, nắng gay gắt, nhưng tôi phải đi nữa, mua được món gì kha khá một chút. Không thì coi như hôm nay lỗ sở hụi. Tôi nghĩ đến vài địa bàn hoạt động: Tại sao tôi không đến nhà một bà quen mà ở đó tôi từng mua được nhiều món quí. Giới thiệu người ăn hoa hồng. Khu đó là nơi béo bở cho những thằng ve chai như tôi.

Tôi cuốc bộ đến nơi đó.

Cư xá buổi trưa vắng tanh. Hình như chỉ có mình tôi cầm xâu chuỗi máng đồ ve chai, - vừa lắc vừa điểm ngón tay từng món hàng:

Coi này, cái kiềng bể cũng mua được, cái nắp viết máy cũ rích cũng mua được. Cái vỏ cà rá mất hột cũng mua được. Tất cả mọi thứ trong nhà vứt đi đều mua được hết. Chung tôi không mua rẻ bán đắt mà chỉ lấy công làm lời. Bán hết, bán ráo trọi đi bà con ơi. Tôi lảm nhảm độc thoại, ai muốn nghe thì nghe, không thì thôi. Tôi giống như một thằng điên. Cuối cùng tôi cũng đến được ngôi nhà đó. Nhà chị Tư. Rung xâu chuỗi ve chai lên, cánh cổng mở. ở nhà đã hiểu ám hiệu của tôi.

Chị Tư tiếp tôi ở phòng khách. Chị lúc nào cũng mặt hoa da phấn, áo quần là lượt diêm dúa. Hôm nay mà chị bận bộ đồ suýt bóng màu tím hoa cà, thêu ren, móng chân móng tay sơn phết công phu. Người chị đẫy đà ấy vậy mà chị lại có bệnh. Căn bệnh hiểm nghèo là nhồi máu cơ tim. Bệnh hoạn như vậy, nhưng chị lại làm một nghề cực kỳ nguy hiểm gai góc là chủ tàu chuyên đóng tàu vượt biên đưa người ra nước ngoài. Sự khôn ngoan của chị không để đâu cho hết. Lời nói chị như mật ngọt róc vào tai người nghe. Đứa con gái lớn của chị bưng ra cho tôi một ly nước chanh ướp lạnh. Uống vừa mát vừa ngọt vừa giải cảm nắng. Chờ tôi uống hết ly nước chanh, chị hỏi tôi trong nụ cười:

- Thế nào, hôm nay định đưa đến chị mấy mối?

Tôi khẽ lắc đầu, chị hơi nhíu đôi lông mày "điêu thuyền":

- ờ sao lạ vậy, tôi nói với chú cả tháng nay mà không tìm được mối nào sao?

- Dạ, cũng có tìm, nhưng người ta không tin em có tàu. Người ta sợ em bịp.

- Chú cứ đưa đến đây, tôi bao hết, tiền mặt thì ba cây một người, nếu chung tiền bên kia thì bốn cây. Chung tiền bên kia, ở đây tôi vẫn cho chú hoa hồng trước Nhưng này, có đưa đến đây cũng phải đặt cọc cho tôi, tôi mới cho xem tàu. Dứt khoát là cọc năm chỉ, không ưng đi tôi trả lại cọc, không sợ mất, tôi giữ lại hai chỉ làm tin.

- Chi vậy chị?

Chừng nào tàu của tôi ra khỏi hải phận tôi trả nết. Chớ không nó đi tố cáo tôi thì ai chịu cho tôi đây, chiếc tàu của tôi cả mấy trăm cây vàng. Tính tôi thực thà có sao nói vậy, chuyện gì bảo đảm được tôi mới dám nói. Tôi bảo đảm bến bãi an toàn, tàu ra khỏi hải phận, được chưa, khi ấy tôi mới hết nhiệm vụ. Ra ngoài đại dương tôi không bảo đảm được sóng to gió lớn hay cướp biển. Chuyện đó thuộc về chuyện của ông Trời rồi.. Ta cầu xin Trời, Chúa, Phật. Người nào cầu xin theo đạo người nấy, nên cầu lấy bình an là đáng quí nhất. Sóng gió có thể vượt qua được, tàu của tôi không bao giờ dùng loại tàu nhỏ, ít lắm là dài hai mươi lăm thước, máy Ray 6. Bốn ngàn lít dầu dự trữ. Thủy thủ đoàn toàn là hải quân cũ, hai tài công một lái đường sông, một lái đường biển. Chú thấy đã mê chưa. Ba cây vàng rẻ rề...

Chính tôi nghe nói mà còn mê tít, vì tôi cũng muốn đi mà không có vàng, có cây cối gì ráo. Tôi đành thúc thủ, mặt buồn xo. Nhặt lẻ vài ba phân vàng, mua bán ve chai, đời thuở nào mới đủ "cây" để đi.

Chị Tư là người sểnh tâm lý, chị hiểu tôi, chị nói:

- Chú tìm cho tôi ba mối, mỗi mối ba cây chồng tiền bên này. Tôi cho chú một chỗ.

Tôi không tin được tai mình. Tôi nhìn chị, tự chỉ vào ngực mình:

- Em ấy à? - Chính chú, chú tưởng tôi nói giỡn đó hả. Chú biết tôi là người làm ăn đàng hoàng mà, một là một, hai là hai. Thôi cố gắng lên, tôi thương chú như em, đáng ra tôi cho chú đi không, nhưng tôi e rằng người ta dị nghị.

Nụ cười của chị Tư nở tòe loe coi rất là... đã.

Thân phận tôi là kẻ hèn nên đành nhịn và cũng cười mỉm ăn theo. Chị Tư luôn luôn đoán trước được ý nghĩ của tôi, chị hỏi:

Hôm nay không có mối manh gì, chú đến chị có việc gì không?

Tôi như được gãi đúng chỗ ngứa, vọt miệng:.

- Chuyến này chắc chị có cho con chị đi theo tàu?

Có chứ, hai đứa, cũng để làm tin với khách hàng.

- Vậy thì chị bán lại cho em thứ gì của cháu không cần xài nữa, chẳng hạn như đồng hồ, cát xét, ra-đi-ô hay quần áo cũ gì cũng được. Em đi rạc cẳng từ sáng đến giờ mà chưa mua được gì.

Chị Tư lại cười:

- Mua bán khỉ gì, được rồi, tôi cho chú. Sang Mỹ thì xài đồ Mỹ, mấy thứ này ở Mỹ nó vứt ra nghĩa địa. Tôi khoái trong bụng. Tôi chợt nhớ ra tôi chưa hút điếu thuốc lá nào. Tôi có mấy điếu Đà Lạt xuất khẩu lẻ để trong túi xách. Tôi lục tôi tìm thuốc và cái bật lửa. Tay tôi lụp chụp, vô tình cái còng gia bảo mà tôi mua được lọt ra khỏi giỏ rơi cạch xuống nền gạch bông. Chị Tư nhìn xuống, hét lên một tiếng thất thanh, ngã bật ngửa ra ghế sa lông. Những đứa con của chị chạy ra cấp cứu mẹ vừa lúc tôi nhặt cái còng lên. Chị Tư chưa ngất xỉu hẳn, chị thều thào: Công an, chú ấy là công an, cái còng kìa, còn súng... Chú ấy theo dõi nhà mình bấy lâu nay má không biết... Chuyến ngoài Bà Rịa mình bể... do... do chú... ấy...

Tôi cuống lên, xua tay lia lịa:

- Không phải, không phải... Đứa con gái chị Tư, thuộc nòi làm ăn, phản ứng nhanh, quì ngay xuống chân tôi vái lấy như tế sao:

- Lậy chú, xin chú bỏ qua vụ này cho má cháu. Cháu không quên đền ơn chú ngay tức thì hai cây.

- Nhưng tôi.... số là thế này...

Tôi thấy chị Tư đưa bàn tay nguyên năm ngón lên. Đứa con gái líu tíu:

- Dạ, thưa năm cây vậy, cháu biết chú chia chác với anh em. Chú để cho tàu nhà cháu thoát chuyến này. Vâng, chú cứ cầm trước năm cây vậy. Tôi hết đường chối cãi. Tôi nhìn thằng con trai to con của chị Tư, mặt nó lầm lì coi thiệt dễ sợ. Tôi bắt buộc phải thủ thế, một tay cầm cái còng, tay kia đút vào túi xách. Tôi vừa bóp nát một điếu thuốc Đà Lạt. Không thể nói năng, giải thích gì được. Tôi lùi ra cửa và ra đường luôn. Chỉ loáng sau tôi nhìn thấy chị Tư ngồi sau xe Honda của thằng con trai chạy vụt qua tôi. Họ mải nhìn sang phường công an bên kia đường nên không nhìn thấy tôi. Thiệt là một ngày xúi quẩy.

Chưa ra hết chung cư, tôi gặp thằng Sao Biển. Nó lắc xâu chuỗi ve chai, nhẫn nại rao hàng, người nó rạc đi như con ve sầu, mặt đỏ gay, gân cổ kéo lên cả chùm. Nhưng gặp tôi, nó cười ngay:

- Trúng mánh rồi hả, không thấy mày rao nữa.

Tôi chửi thề một câu:

- Đ. M. xui tận mạng.

Hai thằng kéo nhau vào quán, ăn đỡ đói rồi nhậu. Tôi kể cho bạn nghe vụ cái còng. Hắn nghe lấy làm thú vị. Rượu sừng sừng, hắn nói:

- Mày ngu quá, cứ lấy mẹ nó năm cây hối lộ đi, làm gì nhau nào. Mày đưa tao tới... Tao tính gọn sổ sách.

Tôi lắc đầu:

- Đầu óc tao chậm tiêu cũng có mà muộn rồi cũng có. Đừng nghĩ nuốt năm cây của nó dễ đâu. Nó có thể nhốt mình lại chờ cho chuyến của nó ra khơi mới thả. Hoặc băm xác mình như xíu mại, liệng xuống hầm cầu dội nước cho tiêu theo phân... - Thôi ghê quá, mày? Đừng nói nữa. Có bao nhiêu bỏ ra đây mình ăn nhậu. Mai mình sẽ trúng mánh, tao với mày chia nhau.

- Vốn đâu nữa mà làm ăn?

- Vay vốn con Bokassa nhà tao, "xanh xít đít đui thôi, như bạn hàng chợ Tân Định.

Bokassa là cô gái lai da đen, con nuôi của bà mẹ vợ Sao Biển. Vì là da đen nên Sao Biển phong cho nó chức vị công chúa Bokassa, con gái hoàng đế Bokassa, vua kim cương, đá quí ở châu Phi.

Buổi nhậu của tôi với Sao Biển tàn cuộc về đêm. Khi trăng treo đỉnh đầu.

Trên đường về, Sao Biển nói với tôi rằng đã tìm ra nơi có chiếc thuyền buồm bằng bạc. Có khắc chữ Sterling, bảo đảm "din". Ngày mai trúng mánh đó tha hồ mà vẻ vang.

Đi qua cầu Bình Lợi, Sao Biển hỏi tôi có chán sống không. Hắn hỏi mượn tôi cái còng và quăng tòm luôn xuống sông.

Hắn nói:

- Tưởng mày chán sống thì khóa tay mày lại bằng cái còng gia bảo này quăng mày xuống luôn.

Tôi dựng tóc gáy. Trời chiều nhọ mặt người. Khi đôi mắt già nua không còn nhìn rõ lỗ mọt ở cái ruột xe đạp khách đưa vá nữa. Chúng tôi dẹp hàng. Nói là cửa hàng xe đạp thì hơi quá, một trạm hay một điểm sửa xe thô sơ dọc đường thì đúng hơn. Chúng tôi, tôi và người bạn già, ngang nhiên chiếm một khoảng lòng lề đường để hành nghề sửa xe đạp kiếm chác qua ngày.

Tôi cũng như anh bạn đều không phải thợ chuyên nghiệp. Chúng tôi là những tay ngang, đói đầu gối phải bò, bỗng nhiên một ngày nào đó thấy mình trở thành thợ, kiếm ra đồng tiền nuôi sống bản thân bằng chính mồ hôi, sức lao động chân chính của mình. Điếu đó đủ mãn nguyện rồi.

Tôi không phải người đầu tiên hành nghề ở chỗ này, chính anh bạn già của tôi, cũng là bạn cải tạo ngày nào. Anh đã ngồi một mình ở lề đường một thời gian dài rồi tôi mới vô tình ngang qua.

Chúng tôi tay bắt mặt mừng, ngồi với nhau, uống với nhau ly nước, hút điếu thuốc lào, hàn huyên kỷ niệm tù cải tạo. Khi biết tôi vẫn thất nghiệp, không nhà cửa, không gia đình, không hộ khẩu, nghèo kiết xác anh đề nghị tôi hợp tác với anh. Đúng khi đó có người đến bơm xe đạp, tôi ra bơm thay bạn, nhận tiền khách đưa anh. Anh đề nghị: - Bây giờ cậu ở đây sửa xe với tôi, đừng ngại, rồi nghề dạy nghề thôi, chúng ta cùng chia nhau mà sống. Chịu không nào? Chịu quá đi thôi. Từ ngày ấy, tôi trở thành anh thợ phụ, có thể thay anh trong những lúc anh phải vắng mặt. Buổi trưa tôi có cơm ăn, dù đạm bạc và không no lắm, đủ cho thể lực cầm được cái kìm vặn con bù loong. Buổi sáng là ly cà phê đen hạng bét, bảnh thì thêm điếu thuốc lá làm thơm râu, nếu không, điếu thuốc lào cũng xong thôi. Tôi được cái nết chịu thương chịu khó, thật thà như đếm nên bạn thương quí. Chập tối như bây giờ, bạn già gom những đồng tiền kiếm được suốt ngày, đếm chia cho tôi một phần ba số tiền đó. Rất sòng phẳng, nhưng tôi vẫn thấy nét áy náy trong mắt anh: - Đáng nhẽ tớ phải chia đôi với cậu, nhưng vì tớ còn phải nuôi mẹ tớ và thằng cu, cậu chỉ có một thân một mình, thông cảm nhé! Tôi cười, nghĩ thật nhanh, thời buổi này trên đời dễ gì đã có người tốt với mình. Tôi có máu quân tử Tàu, bạn bè cần phải gìn vàng giữ ngọc cho nhau, bèn làm mặt giận, nói dỗi: - Biết rồi, khổ lắm nói mãi! Mai mà cụ còn phát ngôn cái kiểu ấy là tôi bỏ cụ cô đơn, tôi lại đi bụi...

Nụ cười của người bạn hiền lành, anh dẹp đồ chất lên xe đạp, dặn với tôi:

- Mai nhớ đến sớm, mình kiếm tiền uống cà phê.

Tôi khoác túi lên vai, lững thững quay đi. Tất cả cơ nghiệp tôi trong cái túi này. Một bộ quần áo cải tạo tương đối lành lặn, hai chiếc quần đùi, một đang mặc, một để "sơ cua", khăn mặt rách ngang ngửa cái giẻ lau nhà, kem và bàn chải cùn đánh răng mang nhãn hiệu Cà Là Mèng, một cái ca nhựa mẻ miệng, một cái ve đựng đúng một xị rượu, một miếng ni lông nham nhở thay chiếu, một cái mền rách bươm mà ấm áp vì đụp vá lia chia.

Tôi có thể nằm ngủ ở bất cứ lề đường, hàng hiên nào, đúng cảnh màn trời chiếu đất mà chẳng sợ trộm cắp. Còn có gì đáng giá đâu mà sợ mất. Tôi, một người vô sản chân chính sống trong "thành phố mang tên Bác". Tôi mở to mắt nhìn thành phố ban đêm, ánh sáng chan hòa khắp nơi. Những công viên, những cửa hàng ăn uống, những xe cộ đời cũ được tân trang đẹp đẽ nối đuôi nhau, những lời ca tiếng hát rộn lên từ những quán cà phê, quán bia ôm. Thành phố thời gian này đang ở cuối thời điểm đỉnh cao của bao cấp, sửa soạn đổi mới, rập rình mở cưa bước sang kinh tế thị trường.

Tôi giống như một hạt bụi lãng đãng bay trong cảnh thanh bình. Tôi bay theo một anh bạn bán kẹo kéo, quần áo xanh đỏ "mô đen" chợ trời, nơi bán toàn những tàn dư Mỹ Ngụy, chiếc xe đạp chở quầy kẹo kéo có máy cát sét phát luồng âm nhạc chói tai. Hình như điệu nhạc Lămbađa thì phải, đèn âm thanh chớp chớp nháy nháy xanh đỏ. Tôi bay theo cặp nhân ảnh vào công viên lén nghe những lời tỏ tình lãng nhách nhạt phèo. Tôi bay theo những vị giám đốc đầy quyền uy khạc ra lửa mửa ra tiền vào nhà hàng uống bia lon, nhậu đặc sản rắn chuột, có người đẹp son phấn phục vụ hẩu hạ đến nơi dện chốn. Hạt bụi tôi vật vờ lãng đãng dạo chơi khắp chốn khắp nơi như hồn ma quên siêu thoát

Cuối cùng thì hạt bụi tôi đậu lại một quán cóc quen thuộc của bà già trầu mắt toét ngồi sau cái bàn bầy lổn nhổn nghêu sò ốc hến và những con khô đủ loại. Cái lò than nhỏ xíu bốc mùi thơm con khô đang nướng. Cái bàn nhỏ gần đó có mấy anh em vô sản ngồi nhậu la hét chẳng văn hóa tí nào: "Dô! Dô! Trăm phần trăm", chén tình chén nghĩa. Tôi đưa cái ve không cho bà chủ quán, khi bà ta đang đập chí chát con khô cá thiều trên cục đá:

- Đế nếp Gò Đen nhé! Trăm bạc đậu phong đưa cay.

- Một xị thôi hả chú? Bà già hỏi tôi câu thường lệ, tôi chẳng buồn trả lời Cái ve của tôi cũng chẳng thể đựng được hai xị. Có một cơn gió mát nào đó vừa thổi đến, cơn gió lành lạnh hơi nước. à, thì ra trời sắp mưa. Một tia chớp nháy lên ở cuối trời.

Cầm xị rượu và gói đậu phong mà tôi thấy sảng khoái. Tôi sẽ đỡ chán đời, rồi ngày mai ra sao thì hãy hay.

Tôi giống như một đứa trẻ ăn tham, phải tìm một xó xỉnh kín đáo, riêng biệt để chẳng ai làm phiền mình. Rượu dứt khoát tôi phải uống một mình. Cha mẹ ơi? Những lúc ấy tôi lại thích làm thơ, nếu nhớ không lầm tôi cũng có tí ti tâm hồn thơ, nhưng nhiều năm rồi tôi vẫn không răn được một câu nào ra hồn, đành phải đọc thơ người khác vậy, mà chỉ nhớ lõm bõm. Rồi thời gian cũng qua đi.

Tôi trở về nơi quen thuộc, nơi đó một mình tôi một cõi, không một tên ăn mày, đui què mẻ sứt, một tay bụi đời chán đời hành nghề nhặt bao m lông. Tôi dừng bước giang hồ dưới hàng hiên một cửa hàng thương nghiệp lớn nào đó, tôi chẳng cần biết, chẳng thèm để ý đến bảng hiệu nó mang tên gì. Tôi trải tấm m lông, vậy là thành cái chiếu. Cái túi xách để lên đầu làm gối, cái mền vá chằng vá đụp chống được muỗi mòng.

Phía bên kia đường lại đông đảo rộn rịp. ớ đó là một mái hiên rộng, dài nếu tôi nhớ không lầm thì nơi đó là cửa hàng ăn uống La Pagode xưa kia, nơi các anh nhà báo thường ngồi trao đổi tin tức cho nhau, mà họ dịch nôm ra là quán Cái Chùa. Nay tên La Pagode không còn nữa. Những khách hàng xưa đã biến, như biến khỏi thế gian. Có một sự liên kết bất thành văn, hay hẹn ước bằng mồm, người về trước hay sau đều giữ "nhà" cho nhau, không cho bất cứ kẻ "lạ mặt" nào chiếm "nhà" của hàng xóm mình. Cái đó gọi là tình làng nghĩa xóm cửa tầng lớp người ở đáy tận cùng xã hội.

Cho dù tôi ở bên này đường, chưa bao giờ liên hệ với họ. Từ khi tôi đến ngủ, cho tới nay, chưa có ai xí chỗ của tôi, dù ban đêm nhiều khi tôi về muộn. Một luật hè phố cho những khách bụi đời, trong đó có tôi. Tôi có tính xấu ít ai chịu nổi, khi uống rượu là rống lên đọc thơ. Tôi nói là đọc thơ, chứ không phải ngâm thơ, có rống lên thì cũng tiếng được tiếng không, ùếng còn àếng mất. Ba bài thơ tôi thường rống lên là bài Hồ Trường, Tây Tiến, Hành Phương Nam, đôi khi bài Tống Biệt Hành mà tôi quên tiệt tên tác giả. Tôi cảm khái lố lăng đến độ tưởng mình là hiệp sĩ, kiếm sĩ, hay cái con khỉ khô gì của thuở xa xưa. " Vỗ gươm mà hát... nghiêng bầu mà hỏi... Trời đất mênh mang ai người tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường... ý... a... " Thối không chê được, khi tỉnh rượu, lúc tàn canh tôi mới nhận ra điều ấy. Khốn nạn thân tôi, một thằng già keo bẩn, rượu chỉ uống một mình mà chỉ có một xị, lấy đâu ra vò ra hồ trường để mời khách thập phương. Chẳng ai thèm để ý đến làm gì. Biên giới của sự sống là cái chết. một bậc hiền nhân chán đời nào đã nói như thế. Tôi thấy có lý. cái thân khốn khổ của tôi sống muốn không nổi nữa thì chết có nhằm nhỏ gì. Nhưng còn ở lại thế gian ngày nào tôi vẫn phải sống cho ra trò. Tuy cái miệng tôi có láo lếu nhưng tôi tự biết mình là người hiền, nên sẽ được hưởng phú c.

Tôi vẫn nghĩ đến một đêm nào, một làn gió độc vô anh dạo chơi, trúng ngay tôi, thế là ngủ luôn giấc ngàn thu, hồn phiêu diêu miền cực lạc, hoặc Chúa đứng ở cửa Thiên Đàng vẫy gọi, thế là tôi bèn trút bỏ cái thân xác thối tha cho cát bụi lại trở về với cát bụi...

Nguồn: truyen8.mobi/t123193-than-phan-ma-troi-chuong-1.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận