Truyện cổ Hàn Quốc thời Tam Quốc Chương 13


Chương 13
Thần Văn Vương có được cây sáo thần kỳ

Thần Văn Vương là con trai của Văn Vũ Vương nước Tân La. Thần Văn Vương vốn họ Kim, tên là Chánh Minh. Sau khi lên ngôi, Thần Văn Vương vì cha mình là Văn Vũ Vương nên đã cho xây chùa Cảm Ân Tự ở bờ biển Đông Hải.

Một năm sau khi xây chùa Cảm Ân Tự, vào ngày mồng một tháng Năm, vị quan chuyên quan sát về biển tên là Phác Túc Thanh tâu vói nhà vua:

"ở giữa biển Đông Hải có một hòn núi nhỏ đang trôi về phía chùa Cảm Ân Tự, hòn núi đó bồng bềnh qua lại theo sóng."

Nhà vua lấy làm lạ nên gọi quan thiên văn Kim Xuân Chất đến để xem quẻ. Kim Xuân Chất xem quẻ và nói:

"Văn Vũ Vương qua đời bây giờ đã trở thành rồng biển đang canh giữ đất nước. Và trong số ba mưoi ba vị Thiên có một vị là Kim Dữu Tín bây giờ cũng đã xuống trần gian và trở thành đại thần. Có lẽ hai vị thánh nhân này hợp lại để ban cho chúng ta bảo bối giữ thành. Vạn nhất hoàng thượng đích thân ra biển thì nhất định sẽ có được bảo bối vô giá."

Nhà vua rất vui mừng, đến ngày mồng bảy tháng đó, nhà vua đi ra biển xem thì quả nhiên thấy có một hòn núi nổi trên mặt biển. Nhà vua ra lệnh cho một vị quan đến nol tìm hiểu kỹ lưỡng. Vị quan đi về bẩm báo lại rằng hình dạng hòn núi đó giống như một con rùa, trên núi có một cây tre, ban ngày cây tre tách ra làm hai, nhưng ban đêm thì hợp lại làm một.

Hôm ấy, nhà vua nghỉ lại tại chùa Cảm Ân Tự. Ngày hôm sau, cây tre đang tách làm hai bỗng nhiên hợp lại làm một, trời đất rung chuyển ầm ầm, mưa gió dữ dội, bốn bề tối om. Điều này diễn ra suốt bảy ngày liên tục rồi đến ngày mười sáu tháng đó thì gió lặng, sóng êm, bầu trời trở nên sáng sủa.

Nhà vua lên thuyền để đi đến hòn núi. Khi vừa tói nol, bỗng nhiên có một con rồng xuất hiện dâng lên nhà vua chuỗi ngọc màu đen. Nhà vua tiếp đãi rồng ân cần rồi mói hỏi:

"Cây tre trên núi này vì sao lúc thì tách đôi, lúc lại hợp thành một?"

"Nếu so sánh thì điều đó cũng giống như việc vỗ tay vậy. Một tay không thể nào vỗ thành tiếng, nhưng hai tay vỗ vào nhau sẽ phát ra tiếng. Cây tre hợp lại mói phát ra âm thanh. Đây là điềm báo Hoàng thượng sẽ cai trị đất nước bằng âm thanh. Hoàng thượng hãy mang cây tre này về làm một cây sáo, khi Hoàng thượng thổi sáo lên thì đất nước sẽ được thanh bình. Văn Vũ Vương qua đời đã trở thành rồng biển giữa đại dương, còn Kim Dữu Tín đã trở thành thần linh. Hai vị ấy hợp lại vói nhau nên mói có bảo bối vô giá đó. Bây giờ, thần được lệnh dâng lên Hoàng thượng ạ."

Nhà vua vừa ngạc nhiên vừa vui mừng nên đã


ban tặng cho rồng tấm lụa ngũ sắc, vàng bạc và châu báu rồi đốn cây tre mang về. Khi nhà vua về tói đất liền thì hòn núi biến mất, rồng cũng biến mất, không còn nhìn thấy gì.

Đêm hôm ấy, nhà vua nghỉ lại ở chùa Cảm Ân Tự, ngày hôm sau mói trở về cung. Trên đường trở về cung, nhà vua dừng chân bên bờ suối phía tây chùa Trí Lâm Tự để nghỉ ngoi và ăn trưa. Lúc đó, thái tử Lý Công hay tin nên cưỡi ngựa ra đón nhà vua. Lý Công quan sát kỹ chuỗi ngọc rồi nói:

"Những hạt ngọc trên chuỗi ngọc này tất cả đều là rồng thật."

Nhà vua ngạc nhiên

hỏi:

"Sao con lại biết vậy?"

"Cha lấy một viên ngọc thả xuống nước thì sẽ biết ngay."

Nhà vua lấy ra viên ngọc thứ hai ở bên trái rồi thả xuống nước. Quả nhiên, lập tức viên ngọc biến thành con rồng, con rồng uốn lượn rồi bay lên
trời. Sau đấy, nơi mà nhà vua thả viên ngọc xuống biến thành một ao sen lớn. Người ta gọi ao sen đó là Long Uyên.

Khi trở về cung, nhà vua đem cây tre làm thành một cây sáo và bảo quản kỹ lưỡng ở kho Thiên Tôn Khố của Nguyệt Thành. Sau đấy, cứ mỗi lần nhà vua thổi sáo lên thì quân địch rút lui, người bệnh khỏi bệnh, thời tiết đang hạn hán sẽ có mưa, mưa dầm sẽ trở nên khô ráo, gió lặng, sóng êm. Vì vậy, cây sáo ấy được gọi là Vạn ba tức địch, có nghĩa là cây sáo làm cho sóng to lặng xuống. Cây sáo được xem là bảo vật của quốc gia và được giữ gìn cẩn thận, về sau, Phù Lễ Lang bị roi vào tay đạo tặc nhưng nhờ cây sáo nên đã sống sót trở về được xem là một kỳ tích, nên cây sáo được đổi tên thành Vạn vạn ba ba tức địch.

 

 

 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/87531


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận