Truyện cổ Hàn Quốc thời Tam Quốc Chương 7


Chương 7
Trung thần Kim Đê Thượng cứu hoàng tử

Vào thời Na Mật Vương, vị vua thứ mười bảy của nước Tân La, đã có chuyện như thế này. Vua Nhật Bản phái sứ thần vượt biển sang Tân La và nói vói nhà vua Tân La:

"Nhà vua của chúng tôi nghe nói đại vương của nước Tân La là thần thánh nên đã lệnh cho chúng tôi bẩm báo vói đại vương về tội trạng mà nước Bách Tế đã gây ra. Mong đại vương hãy phái một hoàng tử sang Nhật Bản để nhà vua của chúng tôi thấy được thành ý của ngài."

Điều này có nghĩa là Nhật Bản sẽ tránh xa nước Bách Tế và sẽ bảo vệ cho nước Tân La, nên để đáp lại việc đó nhà vua của nước Tân La phái một hoàng tử sang Nhật Bản để chứng mình rằng vua nước Tân La không có ý gì khác. Theo yêu cầu đó, Na Mật Vương đã phái hoàng tử thứ ba là Mĩ Hải sang Nhật Bản. Lúc này, Mĩ Hải mói khoảng mười tuổi nên lời nói và hành động còn vụng về. Do vậy, Na Mật Vương đã cho một viên quan họ Phác đi cùng.

Thế nhưng vua Nhật đã bắt giữ luôn Mĩ Hải và không trả về nước Tân La. Vua Nhật giữ hoàng tử Mĩ Hải trong suốt ba mưoi năm mà vẫn không trả về.

Thế rồi, bỗng nhiên Na Mật Vương qua đời, con trai của Na Mật Vương là Nột Chi lên ngôi. Lần này, vua Trường Thọ của nước Cao Ly phái sứ thần sang Tân La. Sứ thần Cao Ly tâu vói Nột Chi Vương:

"Nhà vua của chúng tôi nghe nói người anh em

Bảo Hải của đại vương là người sáng suốt và có tài năng muốn kết tình thân, nên người đã phái chúng tôi đến đây."

Nột Chi Vương cho rằng nếu có thể kết thân vói nước Cao Ly thì đây là cơ hội tốt nên đã phái Bảo Hải đến Cao Ly. Và lần này, Nột Chi Vương đã cho viên quan Kim Vũ Yết đi cùng. Thế nhưng, Trường Thọ Vương cũng lại bắt giữ Bảo Hải và mãi mãi không trả về Tân La. Vậy là xem như Tân La cùng lúc mất hai hoàng tử.

Mấy năm sau, Nột Chi Vương cho triệu tập các quan lại cùng tất cả anh hùng hào kiệt của đất nước và mở yến tiệc linh đình. Khi đã uống ba, bốn ly rượu và nhạc đã nổi lên, nhà vua vừa khóc vừa nói vói các hạ quan:

"Trước đây, cha ta chỉ vì yêu thương muôn dân nên đã phái con trai đến Nhật Bản và cuối cùng người chưa được gặp lại con trai thì đã qua đời. Bây giờ, sau khi ta lên ngôi vua, vì quân đội nước láng giềng hùng mạnh nên chiến tranh vẫn chưa chấm dứt, chỉ vì nước Cao Ly có ý muốn kết thân vói đất nước chúng ta nên ta đã tin lời sứ thần Cao Ly mà phái em trai ta sang Cao Ly để rồi em trai ta cũng bị Cao Ly bắt giữ. Ta ngồi ngôi vua nhưng không một ngày có thể quên được việc này và không một ngày ta không roi nước mắt. Nếu có thể gặp lại hai em trai ta rồi chúng ta cùng đến cúi lạy trước mộ của cha ta thì còn gì vui hơn? Chỉ cần được như vậy, ta hứa sẽ đáp trả công. Ai có thể đưa hai em trai ta trở về đây?"

Nghe xong, các hạ quan đều đồng thanh:

"Việc đó không phải là việc dễ dàng. Phải là người sáng suốt và dũng mãnh mói có thể làm được, chúng thần nghĩ chỉ thái thú Kim Đê Thượng ở Sáp La Quận mói có thể làm được việc này."

Hoàng thượng liền cho gọi Đê Thượng và hỏi ý. Đê Thượng cung kính cúi lạy nhà vua và thề:

"Thần đã từng nghe nói nếu Hoàng thượng có điều lo lắng thì bầy tôi ắt gặp khó khăn, nếu Hoàng thượng gặp khó khăn thì bầy tôi nhất định phải chết. Nếu làm những việc như thế mà tính chuyện khó hay dễ thì không phải là người trung thực, còn nếu tính đến chuyện sống hay chết thì không thể là anh hùng. Mặc dù chỉ là một kẻ ngu dốt, nhưng thần sẽ nhận lệnh Hoàng thượng đi cứu hai hoàng tử trở về."

Nhà vua vô cùng biết ơn và lấy làm tự hào nên đã cùng uống rượu, bắt

tay Đê Thượng để nói lời tạm biệt.

Đê Thượng nhận lệnh nhà vua rồi nhanh chóng lên đường hướng ra biển Bắc. Đê Thượng lên thuyền vượt biển, cải trang vào nước Cao Ly, bí mật tìm đến chỗ hoàng tử Bảo Hải, trao đổi với hoàng tử và định ngày trốn khỏi Cao Ly. Sau đó, Đê Thượng một mình đến cửa sông Cao Thành đợi sẵn trên thuyền.

Gần đến ngày hẹn chạy trốn khỏi Cao Ly thì Bảo Hải cáo bệnh nên không đến chầu vua được. Thế là, vào đúng đêm hẹn, Bảo Hải bí mật chạy trốn đến sông Cao Thành. Đến lúc đó, vua Cao Ly mới hay Bảo Hải đã bỏ trốn nên đã cho mấy chục quân đuổi theo. Quân Cao Ly cưỡi ngựa đuổi theo đến sông Cao Thành và cuối cùng Bảo Hải bị bắt lại.

Nhưng trong thời gian sống ở Cao Ly, Bảo Hải luôn đối xử tốt với những người xung quanh. Quân đuổi theo là những người từng nhận được ân huệ của Bảo Hải nên họ đều cảm thấy Bảo Hải thật đáng thương. Vì vậy, họ đã cố ý bỏ tên thật và bắn tên giả. Nhờ vậy, Bảo Hải đã lên thuyền và trở về nước Tân La một cách an toàn.

Nột Chi Vương lâu ngày được gặp lại Bảo Hải nên rất đỗi vui mừng và càng nhớ Mĩ Hải. Gặp lại Bảo Hải, Nột Chi Vương vui mừng bao nhiêu thì càng buồn bấy nhiêu khi chưa gặp được Mĩ Hải. Vì vậy, nhà vua vừa khóc vừa nói:

"Bây giờ ta cảm thấy như cơ thể ta chỉ mói có một tay, trên mặt ta chỉ mói có một mắt. Ta mới được gặp lại một người em, còn người nữa vẫn chưa được gặp, sao không khỏi đau buồn được."

Vừa nghe xong lời của nhà vua, Đê Thượng cúi lạy hai lần để cáo biệt nhà vua rồi cưỡi ngựa ra đi. Đê Thượng không kịp ghé qua nhà mà đi thẳng đến bến sông Lật Phố. Vợ của Đê Thượng hay tin cũng cưỡi ngựa đến bến sông Lật Phố thì chồng đã lên thuyền. Người vợ gọi thảm thiết song chỉ thấy chồng vẫy tay còn chiếc thuyền không dừng lại.

Khi vừa tói Nhật Bản, Đê Thượng đã phao tin:

"Vua nước Tân La giết hết người thân vô tội trong gia đình chúng tôi nên tôi phải bỏ trốn đến đây."

Vua Nhật nghe vậy bèn cho người chuẩn bị nhà ở cho Đê Thượng.

Từ đó, Đê Thượng luôn                      

phụng sự Mĩ Hải,

cùng ra biển choi, cùng bắt cá và bắn chim. Những lúc bắt được cá, bắn được chim, Đê Thượng đều dâng lên vua Nhật nên nhà vua rất vui và không hề nghi ngờ điều gì.

Một hôm, ngoài biển sương giăng dày đặc, Đê Thượng nói nhỏ vói Mĩ Hải:

"Giờ là lúc chúng ta bỏ trốn. Xin Hoàng tử hãy

theo thần."

"Thế thì chúng ta cùng đi."

"Nếu thần đi, người Nhật sẽ theo dõi và đuổi theo chúng ta. Thần sẽ ở lại đây để ngăn họ không để họ đuổi theo Hoàng tử."

"Ta xem ngưoi như người một nhà, sao ta có thể để ngưoi ở lại mà bỏ đi một mình được chứ?"

"Chỉ cần có thể cứu được Hoàng tử để Hoàng thượng được vui lòng là thần đã mãn nguyện rồi. Thần nào dám mong được sống?"

Nói xong, Đê Thượng dâng lên hoàng tử Mĩ Hải một ly rượu chia tay rồi bảo Mĩ Hải mau chóng lên đường.

Mĩ Hải đành lên tàu ra đi. Lúc đó, Đê Thượng gửi hoàng tử cho Khang Cừu Lệ, là người của nước Tân La đến Nhật Bản.

Sau khi Mĩ Hải lên đường, Đê Thượng lập tức đi vào phòng Mĩ Hải. Sáng hôm sau, khi người Nhật vừa đến thăm Mĩ Hải thì Đê Thượng liền ngăn lại và nói:

"Hôm qua, Hoàng tử đi săn về rất mệt nên vẫn chưa thức dậy."

Nhưng cho đến tối, phòng Mĩ Hải cũng không hề có một tiếng động. Người Nhật lấy làm lạ nên lại hỏi. Đến lúc này Đê Thượng mói nói thật là hoàng từ Mĩ Hải đã trốn đi xa không thể đuổi theo được nữa.

"Hoàng tử đã đi lâu rồi."

Người Nhật liền chạy đi tâu vói nhà vua về sự thật này. Vua Nhật liền cho quân lính đuổi theo Mĩ

Hải. Nhưng hoàng tử đã đi khá xa làm sao có thể bắt lại được.

Vua Nhật nổi giận ra lệnh bắt Đê Thượng giam vào ngục để tra khảo.

"Sao ngưoi lại dám lén đưa Hoàng tử về đất nước của các ngưoi?"

"Ta là quan của triều đình Tân La chứ không phải là quan của triều đình Nhật Bản. Ta làm vậy để thỏa mãn ý nguyện của đại vương chúng ta, sao ta lại phải nói vói các ngưoi?"

Vua Nhật nghe Đê Thượng nói như vậy thì càng nổi giận:

"Chẳng phải ngưoi đã là hạ thần của ta sao? Nếu ngưoi nói ngưoi là quan của triều đình Tân La thì ta sẽ ra hình phạt xứng đáng vói ngưoi. Nhưng nếu bây giờ ngưoi nói ngưoi là quan của triều đình Nhật Bản thì ta sẽ phong cho ngưoi chức quan cao và ban cho nhiều tài sản."

"Ta thà làm heo, làm chó của triều đình Tân La chứ không thể làm quan của triều đình Nhật Bản. Ta thà nhận đòn roi của triều đình Tân La chứ không làm quan và nhận tài sản của triều đình Nhật Bản."

Vua Nhật nổi giận đùng đùng nên đã lột giày của Đê Thượng rồi bắt Đê Thượng đi trên đám sậy và hỏi:

"Ngưoi là hạ thần của nước nào?"

"Ta là hạ thần của Tân La."

Lần này, vua Nhật bắt Đê Thượng đứng trên thanh sắt nóng và hỏi:

"Ngưoi là hạ thần của nước nào?"

"Ta là hạ thần của Tân La."

Vua Nhật thấy không thể khuất phục được Đê Thượng nên đã sai người dẫn Đê Thượng đến Mộc Đảo rồi thiêu chết ở đó.

Lúc này, Mĩ Hải đã vượt biển trở về Tân La an toàn. Khi vừa đến đất liền, Mĩ Hải yêu cầu Khang Cừu Lệ thông báo vói triều đình là hoàng tử đã trở về. Nột Chi Vương vui mừng cử người đến trạm Khuất Hiết, còn Nột Chi Vương cùng vói hoàng tử Bảo Hải đến ngôi làng phía nam để đón hoàng tử Mĩ Hải. Sau đó, họ trở về cung tổ chức yến tiệc ăn mừng. Nhà vua ra lệnh tha tội cho tất cả các tù nhân trong cả nước và phong cho vợ của Đê Thượng làm quốc đại phu nhân. Đồng thời, nhà vua chọn con gái của Đê Thượng làm vợ của hoàng tử Mĩ Hải. Những người nghe thấy tin này đều nói:

"Ngày xưa, khi Chu Hà ở nước Hán trở thành tù nhân ở Huỳnh Dương nước Sở thì tướng Hạng Vũ nước Sở cũng định phong cho Chu Hà làm quan to nhưng Chu Hà không khuất phục và cuối cùng đã bị vua nước Sở giết chết. Sự trung thành của Đê Thượng còn hơn cả Chu Hà."

Lúc đầu, khi Đê Thượng lên đường sang Nhật, người vợ đuổi theo, nhưng rốt cuộc họ cũng không gặp được nhau. Lúc đó, người vợ đã sụp xuống bãi cát phía nam cổng chính của Vọng Đức Tự và than khóc rất lâu. Vì bà đã than khóc rất lâu nên người ta gọi bãi cát ấy là Trường Sa. Hơn nữa, khi ấy có hai người họ hàng đã đến xốc nách đưa bà về song bà duỗi thẳng hai chân và ngồi lại không chịu đứng lên nên người ta gọi noi đó là Phạt Tri Chỉ.

Không lâu sau, người vợ vì quá nhớ thương chồng nên đã cùng ba người con gái lên núi Si Thuật Lĩnh, hướng về nước Nhật, khóc thảm thiết và chết ở đó. Người ta nói linh hồn của bà trông coi núi Si Thuật Lĩnh nên đã gọi bà là Si Thuật Thần mẫu và ngày nay vẫn còn miếu thờ bà.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/84509


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận