Bác sĩ ơi, cháu cách đây hơn 1 năm trong lúc tham gia kéo co bị giãn dây chằng đầu gối chân trái, vì bận ôn thi đại học ...
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, cháu cách đây hơn 1 năm trong lúc tham gia kéo co bị giãn dây chằng đầu gối chân trái, vì bận ôn thi đại học nên thời gian kế tiếp không thể chữa trị đến nơi đến chỗn và sau đó bị thêm 1 tai nạn giao thông khiến dây chằng đứt hẳn. Bốn tháng kể từ ngày bị tai nạn giãn dây chằng, cháu đã phẫu thuật tái tạo dây chằng (ghép dây từ mắt cá chân lên đầu gối, có đóng vít tự tiêu). rnSau phẫu thuật cháu tập vật lí trị liệu khoảng 2 tháng (tập nâng tạ chân và tập bước). Nhưng từ đó đến nay cháu đã ngừng hẳn điều trị và cố gắng đi lại bình thường, tuy nhiên thực sự cháu vẫn gặp vấn đề ở đầu gối khá nhiều và đầu gối trái của cháu vẫn không thể có cảm giác hoàn toàn bình thường như bên chân lành lặn (ví dụ như trở trời sẽ đau nhức, luôn luôn có cảm giác cấn ở đầu gối) và vấn đề đó khiến cháu đi 2 chân không đều nhau nên dẫn đến việc cổ chân trái (bên chân phẫu thuật), cụ thể là vị trí hơi về phía sau của mắt cá trong của chân đau nhức, giống như cảm giác nằm/ngồi lâu không hoạt động khiến khớp mỏi (bình thường khi có cảm giác này sẽ xoay cổ chân để khớp trở lại bình thường nhưng cháu thử và chỉ cảm thấy càng đau hơn). Gần đây cổ chân đau đó đã trở nặng tới mức lúc phát đau, cháu không thể đi được và lúc đứng không thể tựa lực vào chân trái hoặc không thể nhón bằng chân trái. Triệu chứng đau cổ chân này không kéo dài, chỉ đôi khi mới xuất hiện nhưng mỗi lần tái phát là cháu thực sự khó khăn trong đi đứng. rnCháu muốn hỏi bác sĩ là triệu chứng đó có nghiêm trọng lắm không, cháu có cần phải đi vật lí trị liệu trở lại không? Cháu hơn 1 năm nay vì đầu gối và cổ chân đều gặp vấn đề nên rất khó khăn trong việc tập thể thao, mà điều này khiến cháu lên cân, lại càng thêm ảnh hưởng lên chân trái của cháu. Cháu rất lo sợ nếu vấn đề với chân trái có thể khiến cháu bị tật vĩnh viễn.
Chào bạn Khớp gối có thể cử động được nhịp nhàng, chắc chắn là nhờ cấu trúc xương ôm khít vào nhau, bao khớp, cơ bắp và dây chằng hai bên. Đặc biệt, ở giữa khớp có hai dây chằng nối hai đầu xương khiến chúng giữ chặt với nhau ở ngay trung tâm khớp. Hai dây chằng này gọi là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng nhất giúp cho khớp gối chắc chắn và sụn chêm góp phần giữ vững khớp gối. Khi dây chằng và sụn chêm bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng (đi nhanh, chạy nhảy hay bị sụm té). Quá trình sau mổ phải bất động hết 4-6 tuần để gân lành. Sau đó là quá trình tập vật lí trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Cho đến 3 tháng sau thì có thể xem như gân lành. Nhưng để hoạt động thể lực mạnh thì cần phải tập mạnh hơn và phải có bài kiểm tra sức chịu lực của gân trước khi quyết định chơi thể thao. Đối với chân của bạn thỉnh thoảngvẫn còn đau ngay cổ chân ảnh hưởng đến di chuyển đi lại. Điều đó chứng tỏ chưa phục hồi được hoàn toàn. Bạn cần theo dõi thêm, kiêng các hoạt động thể thao mạnh, sau đó đi tái khám trở lại để biết được mức độ hồi phục. Sau khi chân hồi phục hoàn toàn thì mới nên chơi thể thao trở lại. Hiện tại bây giờ bạn cũng có thể vận động bằng đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày. Chúc bạn sớm bình phục và có sức khỏe thật tốt! Thân ái.