Đây là trường hợp bị thương từ trước ngày 01/01/1995 có vết thương thực thể, do đó, có thể được xem xét giải quyết theo diện tồn đọng về chính sách sau chiến tranh.
Theo Thông tư số 22/1995/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập và quản lý hồ sơ người có công với cách mạng, hồ sơ gồm:
- Giấy chứng nhận bị thương do Thủ trưởng cấp trung đoàn của đơn vị cấp;
- Biên bản giám định thương tật do Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền cấp;
- Phiếu thương tật;
- Tờ khai của người bị thương về quá trình hoạt động và bị thương;
- Quyết định phục viên, xuất ngũ;
- Giấy ra viện, hồ sơ điều trị hoặc phiếu khám sức khoẻ.
Trình tự, thủ tục giải quyết
Trong trường hợp này, ông Lộc đề nghị UBND xã xác nhận vào tờ khai về quá trình hoạt động và bị thương nhưng không có giấy chứng nhận bị thương do Thủ trưởng cấp trung đoàn cấp và phiếu thương tật để chứng minh là ông đã bị thương khi chiến đấu trong quân đội. Do đó, UBND xã cần hướng dẫn ông Lộc bổ sung các giấy tờ trên. Trong trường hợp không còn các giấy tờ gốc thì phải có giấy chứng nhận của hai người cùng chiến đấu, cùng làm nhiệm vụ hoặc chứng nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp và được UBND xã hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cơ quan đang quản lý căn cứ vào hồ sơ, lý lịch của ông Lộc để xác nhận.
Sau đó, UBND xã tổ chức họp Hội đồng xác nhận cấp xã để xem xét xác nhận cho ông Lộc là thương binh đã bị thương tại chiến trường.
Nếu ông Lộc không có đầy đủ các giấy tờ nêu trên, thì UBND xã không xác nhận vào Tờ khai cho ông Lộc vì không đủ căn cứ để chứng minh ông đã bị thương trong quá trình chiến đấu.
Khoản 3, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP quy định:
“Người hy sinh hoặc bị thương từ ngày 30/9/2005 trở về trước do một trong những trường hợp quy định tại Điều 3, Điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP mà chưa được xác nhận là liệt sỹ hoặc thương binh thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi.
Tiếp tục xem xét và công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, thương binh, liệt sỹ, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày với những hồ sơ đã hoàn thiện trước ngày Nghị định số 54/2006/NĐ- CP có hiệu lực thi hành và kết thúc trước ngày 30/9/2006”
Đối với những hồ sơ chưa hoàn thiện hoặc những hồ sơ lập mới thì thực hiện theo hướng dẫn mới.
Các văn bản liên quan:
Nghị định 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng