Chào bạn, Túi mật là một bộ phận nhỏ hình túi hay hình quả lê nằm dưới thùy gan phải, để chứa đựng dịch mật, từ đó dịch mật sẽ được bài tiết vào ruột hàng ngày giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Khi có sự kết tủa trong dịch mật sẽ tạo thành sỏi và tùy theo nơi định vị của viên sỏi là ở đường mật hay ở trong túi mật mà sẽ có các tên gọi là sỏi túi mật, sỏi đường mật trong gan hay sỏi đường mật ngoài gan (sỏi ống mật chủ). Trong trường hợp của em, dịch mật kết tủa thành viên sỏi ở trong lòng túi mật nên được gọi là sỏi túi mật. và có mùn trong gan chính là mùn đường mật trong gan. Đôi khi người ta lại đặt tên sỏi mật theo thành phần cấu tạo của nó, là sỏi cholesterol (cholesterol là thành phần cấu tạo chính) và sỏi sắc tố mật (sắc tố mật là thành phần chủ yếu). Về mặt số lượng, sỏi túi mật có thể chỉ là một khối cứng chắc hoặc mềm nhão (sỏi bùn) nằm trong lòng túi mật, có thể có 1 viên sỏi lớn đơn độc hoặc là cả hàng trăm viên sỏi nhỏ xếp chồng lên nhau trong lòng túi mật. Ngoài ra, có những điều kiện làm thuận lợi cho sự kết tủa dịch mật tạo thành sỏi như: béo phì, nữ giới có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn nam giới, đặc biệt là ở những người có lượng Estrogen trong máu cao (mang thai, uống thuốc ngừa thai), người trên 60 tuổi, bị bệnh tiểu đường, giảm cân quá nhanh, nhịn đói quá lâu, uống thuốc giảm cholesterol máu dài ngày... Những yếu tố này đa số gây ảnh hưởng đến sự tạo sỏi mật cholesterol, còn sỏi sắc tố mật thì ít bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu gây nên sỏi mật nói chung và sỏi túi mật nói riêng là do kết tủa dịch mật mà thành phần chính là sắc tố mật với tác nhân là tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột, hay gặp nhất là giun đũa. Giun đũa ký sinh ở ruột, khi đi tìm thức ăn có thể chui lạc vào đường mật hay chui lên túi mật. Xác giun đọng lại ở đường mật hay túi mật sẽ là nơi để sắc tố mật bám dính vào và tạo nên sỏi. Để tránh tình trạng giun chui đường mật tái phát, bố bạn nên xổ giun định kỳ 6 tháng/lần, hạn chế ăn thức ăn chín tái hay còn tươi sống, Khi ăn uống, bố bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: hạn chế ăn dầu mỡ, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, trứng (gà, vịt); hạn chế dùng một số chất kích thích như cà-phê, cacao, trà đặc, bia rượu, các loại bánh kẹo nhiều trứng và chất béo; bổ sung thức ăn nhiều đạm (cá, thịt nạc), chất xơ, rau củ họ đậu (đậu xanh, đậu cove, đậu nành...), trái cây tươi. Có thể dùng thêm các chất lợi mật như nghệ (củ tươi hoặc nghệ bột), lá chanh, các chất béo nhẹ như bơ, mỡ gà, dầu thực vật (trừ dầu dừa) với lượng ít để kích thích túi mật co bóp. rửa tay thật sạch sau đi vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Thông thường sỏi túi mật thường được chẩn đoán bằng siêu âm bụng hoặc chụp phim Xquang bụng (thấy được với sỏi cản quang). Nếu sỏi túi mật lớn, gây nhiều biến chứng như viêm túi mật cấp, nhiễm trùng đường mật hay xơ gan mật (do mật ứ lại thấm ngược vào gan) thì cần phải mổ cắt túi mật ngay bằng phương pháp mổ hở hoặc mổ nội soi.