Đô thị cổ Pagan- Vùng đất tâm linh
của người dân Myanmar (Miến Điện)
Vào khoảng giữa thế kỉ IX, từ 19 làng ở ngã ba sông, nơi sông Chindwin đổ vào sông Irawadi, quốc gia cổ Pagan của người Miến ra đời. Nhưng rồi sau đó các vị vua mải tranh chấp quyền lực nên tình trạng chia rẽ không thống nhất kéo dài hàng trăm năm. Chẳng có gì thay đổi trên vùng đất cư trú của người Miến dọc theo bờ sông Irawadi.
Lịch sử đã phải chờ đợi.
Vào năm 1044, lần đầu tiên Pagan thật sự thống nhất dưới triều đại của vua Anoratha và cũng vào khoảng thời gian này, thành phố Pagan chính thức được xây dựng lại, trở thành một đô thị có quy hoạch độc đáo. Thành phố có diện tích khoảng 40km2, quy hoạch bình đồ vuông, nằm bên bờ sông Irawadi. Vùng trung tâm hay thành nội chiếm diện tích 1,5km2 được bao bọc bởi tường cao, hào sâu. Phía ngoài thành nội là khu vực kiến trúc chùa tháp của người Pagan. Thành phố có bốn cổng, nhưng hiện nay chỉ còn lại cổng thành phía đông - cổng Saraba. Đáng chú ý là mặt ngoài ở hai bên cổng có hai ô khám, trong đó có tượng của hai vị thần bảo hộ cho thành phố Pagan. Tín ngưỡng phổ biến trong nhân gian của người Miến gọi hai vị thần hoàng này là ''Nát''. Đây cũng là hai vị anh hùng trong huyền thoại: chàng thợ rèn tài ba và cô em gái xinh đẹp, vì lòng cả tin đã chết dưới bàn tay của một tên vua thủ đoạn, tàn bạo.
Đã có một thời, Pagan là một vương quốc hùng mạnh, có một vị trí quan trọng trên con đường bộ buôn bán giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Đó là vào thế kỉ XI - XII, khoảng thời gian vẫn được coi là thế kỉ hoàng kim của lịch sử Myanmar. Cũng chính vào những năm tháng huy hoàng đó, vua Anoratha đã phát triển Phật giáo Tiểu thừa ở Pagan, một bộ mặt mới trong đời sống tinh thần của dân Miến được bắt đầu từ đó. Hàng ngàn chùa chiền, đền tháp Phật giáo bắt đầu mọc lên, biến Pagan thành một thành phố tâm linh của người Myanmar, một cõi đi về của cội nguồn dân tộc. Chính vì vậy, nhiều người đã ví: tới Myanmar mà chưa thấy Pagan chẳng khác gì khát nước mà chưn tìm tới nguồn nước. Trong khoảng hơn 240 năm tồn tại (1044 - 1287), trên diện tích 40km2 đó đã có đến trên 5.000 ngôi chùa, tháp Phật giáo được xây dựng. Như vậy trung bình cứ khoảng một tháng rưỡi người ta lại xây xong một công trình kiến trúc. Hằng hà sa số những công trình kiến trúc mang đậm tính chất Phật giáo này đã làm cho Pagan trở thành bất tử. Người Miến quan niệm rằng: việc xây chùa, đắp tượng, đúc chuông là những công lực lớn lao nhất. Xây được một ngôi chùa là giải thoát được một kiếp trầm luân. Có lẽ đó là lí do để mỗi một người ở vương quốc Pagan đều góp công sức của mình vào việc xây chùa chiền: từ người thợ nung gạch, nung vôi, chặt cây, người thợ đá làm tường, vòm cuốn, người thợ điêu khắc tạc tượng, đến những người nông dân chở nguyên liệu trên những chiếc xe bò nhuốm bụi vàng của vùng cao nguyên oi nồng...
Tất cả những kiến trúc ở Pagan đều được xây bằng gạch và vôi vừa, bao gồm hai loại kiến trúc chủ yếu: loại stupa (tháp) - người Myanmar gọi là Xetiya. Có hàng ngàn Xetiya từ nhỏ đến lớn và rất đa dạng, với hình dạng giống như những chiếc chuông. Các stupa lớn thường có nền cao hình kim tự tháp nhiều bậc, giữa các tầng bậc có cầu thang nối với nhau. Nổi tiếng nhất là stupa Shvezigon do Anoratha khởi công xây dựng vào năm 1059, gồm 3 tầng bậc hình chiếc chuông vàng lộng lẫy và thiêng liêng. Đây là ngôi tháp duy nhất ở Pagan được phủ vàng kín từ đầu đến chân. Một trong những điểm đặc biệt của Shvezigon là sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ ''Nat'' của người Miến. Bên cạnh những hình Phật, ở đây còn có 37 hình thần ''Nat", và Nat thành là những vị thần bảo vệ Shvezigon. Tương truyền, khi Anoratha qua đời, ngôi tháp này vẫn còn xây dang dở và con ông là người tiếp tục hoàn tất. Đồng dạng với Shvezlgon nhưng lớn hơn nhiều là Mangalaxetiya cao 45m, xây dựng vào năm 1284. Đây là một trong những tháp lớn nhất của Pagan. Vào những dịp hội hè, hội chợ, những sinh hoạt mang tính truyền thống, dân Miến thường tụ tập dưới chân những stupa.
Dạng kiến trúc phổ biến thứ hai là chùa (tiếng Miến là gu). Từ gu còn có nghĩa là hang, phải chăng loại kiến trúc này có liên quan tới dạng chùa hang ở Ấn Độ(?). Về mặt kiến trúc, gu gồm một khối hình hộp, bên trên có các bậc hồi lang vòng quanh nhỏ dần về phía đỉnh, có dạng hình tháp hoặc hình chuông. Chùa cao nhất là chùa Habinio (64m, bằng tòa nhà 20 tầng), nhưng đẹp nhất ở Pagan phải kể đến chùa Ananda.
Đô thị cổ Pagan (bên phải là chùa Ananda)
Sau khi vua Anoratha qua đời con trai ông tên là Tula lên nối ngôi. Tula là một người tầm thường, bất tài nên không lâu sau thì chết trong một lần mang quân đi trấn áp một cuộc nổi dậy của người Môn. Một người con trai khác là em cùng cha khác mẹ với Tula lên nối ngôi, tên là Tilinman. Đây là một người có tài, tiếp tục mở mang lãnh thổ, phát triển đất nước đưa Pagan bước vào thời kì phát triển rực rỡ nhất. Tilinman đã xây cho mình một đài kỉ niệm xứng danh - đó chính là chùa Ananda. Chùa Ananđa nổi lên lộng lẫy giữa đô thị cổ Pagan, đứng một mình ngạo nghễ giữa trời xanh, dường như tất cả những kiến trúc ''anh em'' với nó đều đứng tách xa Ananda một khoảng cách, như cố tránh để không cản trở con người chiêm ngưỡng toàn cảnh Ananda. Chùa hình vuông đều đặn, mỗi cạnh 80m, chiều cao trung bình 50m. Ở khoảng giữa mỗi bức tường, từ độ cao 10m là các ô cửa sổ. Một hành lang có mái che bao quanh chùa. Những gian phòng của chùa được xây bằng đá, bước chân gần như không có tiếng dộng, ánh sáng lờ mờ lọt qua những ô cứa sổ nhỏ. Một cảm giác trang nghiêm huyễn bí bao trùm. Đi theo hành lang chính đến gian thờ, ta sẽ gặp một tượng Phật mạ vàng lớn, cao 10m, được đặt trên bục cao 8m, với khuôn mặt phảng phất một nụ cười điềm tĩnh, bình thản nhìn những con người nhỏ bé dưới chân mình. Đặc biệt, đối diện với khuôn mặt của tượng là các cứa sổ con. Đứng ở dưới không nhìn thấy các ô cửa sổ ấy, chi nhìn thấy ánh sáng rạng ngời trên khuôn mặt pho tượng nổi bật giữa một nền không gian mờ tối. Dưới chân pho tượng là hai tượng quỳ gối, tầm vóc bằng người thật. Đó là những tác phẩm điêu khắc chân dung duy nhất có thể tìm thấy trong các ngôi chùa ở Pagan. Một tượng mô tả vua Tilinman- ông vua xây dựng chùa Ananda, đầu đội vương miện cầu kì, đôi tai dày và to, mắt hơi xếch. Tượng còn lại mô tả một ông già gầy gò khắc khổ, không rõ là nhân vật nào... Chùa Ananda đã trở thành một biểu tượng cho một thời kì vàng son của vương quốc cổ Pagan và tượng trưng cho quyển lực của một vị vua vĩ đại.
Pagan là một vương quốc lấy Phật giáo Tiểu thừa lâm quốc giáo. Người dân ở đây rất sùng đạo Phật. Do đó bên cạnh những ngôi chùa lớn tượng trưng cho quyền lực của tầng lớp vua chúa, còn có những ngôi chùa nhỏ hơn do dân chúng tự bỏ tiền của công sức ra xây dựng. Dường như hễ bất cứ ai sống ở thành phố tâm linh này có điều kiện xây chùa để làm công đức thì đều được phép. Chuyện xưa còn kể rằng: để thống nhất đất nước, Anoratha phải tiến hành chinh phục những nước lân cận, trong đó có vương quốc Thatơn - một quốc gia cổ đã tồn tại trước Pagan vài thế kỉ. Cuộc chiến kết thúc, phần thắng thuộc về Pagan. Vua Thatơn là Manuha bị bắt làm tù binh cũng được đem về Pagan. Trong những năm tháng bị cầm tù, Nhà vua bại trận này đã bán viên ngọc quý trên chiếc mũ miện của mình đế dựng nên một ngôi chùa mang tên ông ở Pagan. Ngày nay, ngôi chùa Manuha vẫn còn, và nó được chú ý bởi những triết lí được thể hiện trong cấu trúc và điêu khắc. Người ta còn gọi ngôi chùa với cái tên ''Phật bị cầm tù'', bởi tất cả các gian phòng đều hình hộp, trong mỗi gian phòng có những tượng Phật với nhiều tư thế khác nhau. Song điều đặc biệt là các tượng Phật đều chạm vào tường, đến nỗi người ta có cảm giác là nếu pho tượng chỉ khẽ còn mình thì sẽ phá vỡ cả giới hạn của bức tường tù túng. Tâm trạng bị mất tự do và khát vọng tự do cháy bỏng của một con người đã thể hiện rất rõ qua một công trình kiến trúc tôn giáo. Và khát vọng ấy đã vượt qua những giới hạn của thời gian, để trường tồn đến tận hôm nay. Đó cũng chính là điểm tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của công trình kiến trúc có xuất xứ độc đáo này.
Vương triều Ngan tồn tại gần ba thế kỉ thì bị sụp để trước vó ngựa xầm lăng của người Mông Cổ. Marco Polo, một người ý dã từng có mặt ở Phương Đông vào thế kỉ XIII và để lại những dòng kí sự rất sinh động vế trận chiến khốc liệt này. Ông cho biết, những con voi nặng nề chở quân Pagan bố chạy trước những trận mưa tên khủng khiếp của những xạ thủ Phương Bắc. Năm 1300, cư dân cuối cùng đã rời bỏ thành Pagan cổ kính và thiêng liêng... mặc những cơn gió cuốn theo lớp bụi vàng của vùng cao nguyên cháy nắng phủ lên những đền đài trầm mặc, cô tịch.
Nhưng Pagan không chết. Nó vẫn sống trong tâm linh của các thế hệ người Miến.
Chùa Ananda