Đảo Délos
Đảo ở Hy Lạp, nhỏ nhất trong quần đảo Cyclade. Là trung tâm tôn giáo từ thế kỷ XIV và nhất là sau khi bị người Ionie xứ Attique đô hộ (thế kỷ X TCN) mang theo tục thờ cúng Apollo, Artémis và mẹ của hai thần là Léto, Délos có vị trí quan trọng trong lịch sử Hy Lạp. Athénes chú ý đến Liên đoàn Délos của người Ionie trên đảo (thế kỷ VII TCN) và đặt nó dưới quyền bá chủ của mình (thế kỷ VI TCN). Délos, tập trung dân Ionie trong nhũng ngày lễ Apollo (Délla) và trở thành trung tâm thương mại lớn. Sau chiến tranh Médie (477 TCN), Athénes đặt trên đảo trụ sở Liên minh hàng hải đầu tiên, nhưng đến năm 454 TCN, Délos lấy hết của cải của Liên minh và đô hộ các đồng minh. Để hòn đảo được “tẩy uế”, người ta cẩm sinh đẻ và chôn cất trên đảo (năm 426 TCN). Délos nằm trong quỹ đạo của Athénes cho đến năm 315 TCN, về sau, được độc lập và là trung tâm của một liên minh các đảo, cuối cùng bị người La Mã nhượng cho Athénes năm 166 TCN. Đảo càng ngày càng thịnh vượng, trở thành kho hàng quốc tế và trung tâm giao dịch quốc tế. Bị Mithridate chiếm đóng và cướp phá năm 88 TCN, và về sau là bọn hải tặc, Délos ngày càng sa sút. Bị người Byzance, Xlavơ và Ả Rập (thế kỷ VII - VIII) phá hoại tiếp, đảo bị suy sụp hoàn toàn. Những cuộc khai quật của trường Bác cổ Athénes thuộc Pháp, bắt đầu năm 1873, sau đó Th.Homolle điều khiển, phát hiện một trong những quần thể khảo cổ học quan trọng nhất của Hy Lạp. Đền thờ Apollo xung quanh có cổng chợ (agora), công trình kiến trúc bao quanh Hồ Thần (hành lang sư tử, v.v...) giáo đường trên núi Cynthe (Zeus, Athéna, các thần Ai Cập và Xiri), thương cảng, nhà hát và khu phố Hy Lạp xưa, mộ cổ ở đảo Rhénée bên cạnh (Délos Lớn). Trong viện bảo tàng, có một nhân sư thời cổ, những pho tượng (thanh niên và thanh nữ, Artémis, thi thần, tượng đầu người xứ Ganle) phù điêu bình lọ.
Theo truyền thuyết Hy Lạp, thì Apollo sinh trên hòn đảo này. Đảo Délos được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1990.