Đền Karnac
Đền Karnac là quần thể kiến trúc đến miếu cổ lớn nhất Ai Cập, chủ yếu bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XVI TCN. Và phế tích hiện nay của nó vẫn được khen là mẫu mực, như những cột đá, tượng khắc đá và tháp nhọn vuông.
Ngôi đền chính này là đền thần Amon (thần gió và không khí). Hồi đầu thế kỷ mới, Thuotmès I tiến hành mở rộng đền nhỏ Amon. Những người kế thừa ông cũng không ngừng mở rộng, một số cửa tháp cao lớn, hai bên tháp lớn xếp thành dãy, thông đến các nơi trong đền. Lầu cửa chính của đền chính hiện nay cao 43,6m, rộng 113m, độ dày vách tường là 15m, trong lầu cửa là đại diện có hành lang cột vây quanh, từ đó có thể thông đến mấy đền nhỏ hơn.
Trong đền, có rất nhiều cột đá, chúng tượng trưng cho cây cọ (trong thần thoại Ấn Độ cây cọ sinh trưởng trên đất đảo sáng thế nơi phát nguyên của thế giới) và cách hồ thánh nhìn về phía di tích đền thần là một tầm nhìn lý tưởng, thu hút đông khách du tích tham quan. Ngoài ra, quần thể kiến trúc còn có đền Cohns và các đền khác, đền Luxor thờ thần Amon-Ray tuy nhỏ nhưng khiến người tham quan khó quên. Các giáo đồ cơ đốc đem nó làm giáo đường nhưng ở bên trong có một chùa Hồi giáo, còn có hành lang trụ cột tròn chạm hoa leo cấu thành, tượng lớn của Ramses II và phù điêu rất sống động.