Tài liệu: Thủ đô Cairo

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thủ đô nước Cộng hòa Ai Cập thành phố lớn nhất đất nước, với số dân lên đến 12.600.000 người, chiếm 15,4% dân số toàn Ai Cập.
Thủ đô Cairo

Nội dung

Thủ đô Cairo

Thủ đô nước Cộng hòa Ai Cập thành phố lớn nhất đất nước, với số dân lên đến 12.600.000 người, chiếm 15,4% dân số toàn Ai Cập. Thành phố nằm trên châu thổ trong một bình nguyên bao la giữa vùng hữu ngạn sông Nile với sườn phía Tây của núi Muqattam. Cairo có ý nghĩa là Nữ thần chiến thắng - hiện nay gồm khu phố cổ nhất thế giới rằm giữa khu đô thị hiện đại - là một thành phố của đền thờ, trường học Hồi giáo và lâu đài, dinh thự, các công trình nghệ thuật Hồi giáo.

Khu đô thị cũ được hình thành từ năm 639, khi Amr Ibn Al-As, người chinh phục Ai Cập đã xây dựng thành Fustat sau khi chiếm được pháo đài Babylone. Năm 870, Ahmad Ibn Tulun cho xây dinh thự của mình trên đồi Yashkar, tiếp đó nhiều dinh thự và khu nhà mới được mọc lên, tạo nên khu phố mới mang tên Al-Quta’iyah. Năm 1176, Saladin, người khôi phục dòng Hồi giáo chính thống ở Ai Cập đã đập bỏ những bức tường thành xây gạch cổ và cho xây lại bằng đá vững chắc hơn. Dưới thời thống trị của các vua Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt dưới chế độ Ottoman vào năm 1517, Cairo đã bị các vua Thổ cướp phá nặng nề, nhưng do sự sùng bái đạo hồi của Ottoman nên các công trình của Cairo không bị phá hủy. Và thành phố Cairo Hồi giáo cổ không có sự thay đổi lớn cho đến hôm nay. Khi vua Isma’il trị vì năm 1865, Cairo được mở rộng sang phía Tây và được gọi là khu Cairo mới. Các du khách đến thăm thành phố Cairo thời Trung cổ đã phải thốt lên: “Mẹ của các thành phố với hằng hà sa số dinh thự lộng lẫy huy hoàng có một không hai...”

Cairo cổ kính với những đường phố trải dài, có nhiều dinh thự và ngõ hẹp nhộn nhịp của cuộc sống thành thị. Giữa cảnh náo nhiệt là các đền thờ mái vòm, nơi trú ngụ yên tĩnh của những người đã đi theo nhà tiên tri Muhammad thờ phụng đức thánh Allah từ thế kỷ VII. Năm 969 một đạo quân của giáo phái Hồi giáo Fatimid đã xâm chiếm Ai Cập và cho xây dựng một thành phố cung điện trên bờ phía Đông sông Nile. Trong hai thế kỷ thống trị của Fatimid người ta đã xây dựng những đền thờ thánh Allah để khẳng định một di sản đã tồn tại 1.300 năm.

Cairo có nhiều bảo tàng nổi tiếng như: Bảo tàng Ai Cập do Mariette thành lập năm 1857; Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo; Bảo tàng nghệ thuật của người Copte. Không phá huỷ cái cũ, để thích nghi với cái mới, người Cairo đề xướng một chương trình bảo tồn lịch sử để giữ gìn cho tương lai những dinh thự, đền thờ... lịch sử của thành phố với hơn 1.000 ngọn tháp của nhà thờ hồi giáo. Hiện Cairo là trung tâm chính trị, văn hóa, nghệ thuật và giáo dục của đất nước Ai Cập và là kho tàng nghệ thuật của thế giới.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4025-02-633702223453506250/Ai-Cap/Thu-do-Cairo.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận