Tài liệu: Đồ sứ tinh vi: phát hiện ở Tuna el-Gebel

Tài liệu
Đồ sứ tinh vi: phát hiện ở Tuna el-Gebel

Nội dung

1895

Đồ sứ tinh vi: phát hiện ở Tuna el-Gebel

Khám phá / khai quật 1895 bởi Người Ai Cập địa phương

Địa điểm Tuna el-Gebel

Thời kỳ Vương quốc mới đến những  thời kỳ La Mã, Triều đại thứ  18 và sau đó, khoảng 1550  TCN. – 300 SCN.

“Trong các phát hiện quan trọng về đồ gốm [sic] những năm qua  một vài phát hiện mang lại một mùa thu hoạch phong phú hơn cho nhà sưu tập là ở một lăng mộ phía Bắc Assiout [Asyut], Tunah...”.

HENRY WALLIS

Một trong những vật liệu đặc trưng được người Ai Cập cổ đại sử dụng là đồ sứ, nguyên liệu thủy tinh màu sắc sáng sủa được dùng trong thời kỳ xa xưa để làm bình chậu, họa tiết và một loạt những đồ trang sức; và một trong các tập hợp tinh vi nhất về đồ sứ Ai Cập so với ở bất cứ đâu trên thế giới là bộ sưu tập ít được biết đến do William Ioseph Myers thu thập và để lại cho ngôi trường cũ của ông là Eton Col1ege vào năm 1899. Đặc điểm phân biệt bộ sưu tập của Myers với các tập hợp những đồ vật xinh đẹp của Ai Cập là việc nhiều tác phẩm chủ chốt được trưng bày có nguồn gốc từ một địa điểm duy nhất - Tuna el-Gebel, nghĩa địa của Hermopolis Magna (nay là el-Ashmunein) ở Trung Ai Cập.

(Trái) William Joseph Myers, một sĩ  quan trong Đội Súng Hòang gia của vua. Cho đến khi ông mất vào năm 1899, Ít ai biết đến bộ sưu tập mỹ thuật Ai Cập - chúng được tập hợp lại với sự giúp đỡ của Emile Brugsch và những người khác và hợp nhất nhiều món từ “phát hiện ở Tuna”-truyền lại cho trướng cũ Eton College, Windsor.

(Phải) Một tượng của nữ thần Nút có cánh, làm bằng sứ xanh. Tập hợp cùng với một bọ hung có cánh và những tượng được thể hiện nhiều màu của bốn người con trai của Horus (đối diện ở trên). Xưa  kia nó được gắn như một bùa hộ mệnh ở lớp bọc phía ngoài của một xác ướp vào khoảng cuối Vương quốc mới ở Tuna el- Gebel.

Tuna el-Gebel là nơi diễn ra một khám phá lớn về đồ sứ Ai Cập suốt giữa thập niên 1890, được Henry Walles ghi chép. Henry Walles là người cùng thời với Myers và là một trong những sinh viên sớm nhất về đồ tráng men Ai Cập. Các hiện vật này được xác nhận bởi vô số các đồ vật bằng sứ có nguồn gốc từ Tuna bắt đầu gia nhập vào những bộ sưu tập Ai Cập đáng kể thời đó, nhiều bộ qua trung gian nhà buôn người Đức Reinhardt. Người dân địa phương, rõ ràng, dấn vào một vùng giàu có, không bị xáo trộn của một di chỉ nghĩa địa ở đó, họ làm việc thận trọng và thu lợi lớn.

Trong mớ những đồ cướp được của dân địa phương, Walles ghi nhận “các chậu đủ loại các tượng thần, những đồ trang sức cá nhân, và tất cả những lễ phục và đồ dùng linh tinh cá nhân của xác ướp. Nghệ thuật cũng trải dài một thời kỳ, từ Triều đại thứ XVIII qua thời Ramesside, đến chiến tranh với La Mã” - Tác phẩm này đến tác phẩm khác bằng đồ sứ được di chỉ chứng thực - trong khi các nội dung thế tục của các ngôi mộ thì chẳng ai biết được tí gì  hay ít ra đến nay người ta mới có thể nhận biết được.

Một trước và sau của một bức chạm lộng tinh vi, với những phắc họa cảnh Horus chiến thắng kẻ thù (trái trên cùng) và sự tái sinh thành công của vị thần mặt trời sáng tạo (phải). Kỹ thuật trang trí có chạm thủng là đặc trưng của Thời kỳ Trung gian thứ ba ở Tuna.

Một mẫu chất lượng cao nhất của nhóm đồ sứ tìm thấy ở Tuna el-Gebel (và có lẽ sản xuất gần đó): một cái ly Triều đại thứ 22, tạo dáng theo hình một bông sen xanh và với những cảnh chạm nổi cho thấy vua đang đánh kê thù.

Tuna el-Gebel, khi những phát hiện vào năm 1895 thì dường như là một trung tâm chính của nghễ làm đồ sứ cao cấp đặc biệt trong thời kỳ Trung gian thứ ba. Trong các sản phẩm đặc trưng của địa điểm này là những chiếc ly, cốc tinh vi khuôn đúc theo hình dạng của hoa sen xanh hay trắng và với trang trí chạm nổi cảnh thiên nhiên hay những hoạt cảnh, cùng với những chiếc nhẫn, những chuỗi hạt rời và bùa với thiết kế tinh vi và trang trí bằng kỹ thuật chạm trổ.

Henry Wallis đã viết và với chút ít phóng đại.

“Tổng số đồ sứ khai quật được ở Tunah rất lớn, và xét về mặt mỹ thuật chúng thuộc hạng chất lượng cao. Có lẽ không quá khi quả quyết rằng nếu toàn bộ hiện vật được tập hợp  lại và tất cả thứ khác của đồ gốm Ai Cập tàn tàn lụi, mỗi tập hợp các hiện vật này có thể thi đua với phần còn lại của thế giới, dù ở thời xưa hay hiện nay; và, nếu các phán quan là những nhà chế tác đồ gốm thì cơ may họ sẽ có được danh hiệu hàng đầu”.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353870432578750/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Do-su...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận