Tài liệu: Đồ trang sức của các Công chúa Ai Cập: De Morgan ở Dahshur

Tài liệu
Đồ trang sức của các Công chúa Ai Cập: De Morgan ở Dahshur

Nội dung

1894 – 95

ĐỒ TRANG SỨC CỦA CÁC CÔNG CHÚA AI CẬP: De Morgan ở Dahshur

1894 – 95 Nơi giấu những tượng của Sesostris I ở el – Lisht

Khám phá / khai quật 1894-95 bởi Jacques de Morgan

Địa điểm Dahshur (quấn thể kim tự tháp Ammenemes II, Sesostris III  và Ammenemes III)

Thời kỳ Vương quốc trung, Triều đại  thứ 12-13, Vương triều của  Ammenemes II – Hor 1929 -  khoảng 1745 TCN

Suốt mùa Đông năm 1893-4 de Morgan làm một chuyến tham quan vùng cao nguyên đầy đá ở bờ phía Tây sông Nile, nơi có những kim tự tháp nổi tiếng Dahshur. Toàn khu vực đầy những ngôi mộ và tất cả các học giả đều thừa nhận điều này; song, khác lạ là cho đến nay không có những khai quật có hệ thống được thực hiện ở đây... Ông de Morgan chuyển sự chú ý về cuối Phía Nam và kết quả lao động của ông đã chứng minh hoàn toàn đúng đắn quyết định của ông ta hoàn toàn đúng đắn...”.

TIN BÁO LONDON CÓ MINH HỌA

(Trái) Đào vàng: một tái tạo tưởng tượng của Jacques de Morgan về cuộc săn kho tàng ở dưới đất. (Phải) Sơ đồ cho thấy cách bố trí của “hành lang các công chúa” phần thấp (hạ) ở Dahshur. “T” và “T1” đánh dấu vị trí nơi giấu đầu tiên và thứ hai.

Những khai quật của Jacques de Morgan ở Dahshur bảo đảm vị trí của ông trong lịch  sử như một trong các nhà khảo cổ học lớn - qua những kết quả và sự nhanh chóng công bố về  Ai Cập học thế kỷ thứ 19. Qua ba đợt làm việc tại thực địa giữa năm 1894 và 1895 ông khám  phá nhiều ngôi mộ giàu có và phát hiện được bộ trang sức lớn nhất, tuyệt vời nhất của Vương  quốc giữa – các đồ vật đáng lưu ý không chỉ bởi giá trị thực mà cả về tay nghề khéo léo và đồ  vật đáng lưu ý không chỉ bởi giá trị thực mà cả về tay nghề khéo léo và hình dạng của chúng,  sánh cùng với những đồ trang sức được Petrie sau này tìm thấy ở el - Lahun (tr. 176).

Sở hữu chủ của kho tàng Dahshur (đa phần giờ ở Cairo CG 30857 và tiếp theo) xếp theo niên đại: hai công chúa It và Itweret, con gái của Ammenemes II; nữ hoàng Khnemet, vợ của Sesostris II; Sithathor, một con gái của Sesostris II và là chị lớn của Sithathoriunet được Petrie tìm thấy ở ei-Lahun; nữ hoàng Meret, vợ của Sesostris III; vua Hor của Triều đại thứ 13; và có thể một người con gái của vị vua này, công chúa Nubheteptikhered. Như thực trạng khi khai quật cho thấy đa số các đồ trang sức đều được họ đeo khi còn sống.

Kho tàng thứ nhất và thứ hai

De Morgan khám phá nơi chôn cất đầu tiên trong hàng loạt nơi chôn cất phong phú  nhất vào năm 1894 ở góc Tây Bắc hàng rào vây quanh kim tự tháp Sesostris III. Một ống  thông dẫn thẳng xuống phía Đông của bốn siêu cấu trúc bàng đá, nhỏ, giờ được nhận dạng là  những kim tự tháp nhỏ, dẫn đến hai hành lang. Trong những nơi chôn cất bị cướp bóc của  phần thấp hơn của hai hành lang là những gì còn sót lại trong mộ phần thuộc công chúa  Sithathor. Xác ướp không còn nữa, có lẽ bị bọn cướp mang đi vì những đồ trang sức, và quan tài nằm đó trống rỗng. Trướng che ngực bằng gỗ với bốn hũ có nắp bằng thạch cao tuyết hoa dựng nội tạng vẫn còn, và chính ở một huyệt cạnh trướng ngực này, Morgan tìm thấy một hộp bằng gỗ đã nát ghi chữ tượng hình bằng bạc tên cô công chúa. Bên trong là một bộ sưu tập đồ trang sức của cô - gồm cả tấm che ngực tuyệt vời của Sesostris II và đồ chạm hình bọ hung của Sesostris III.

Đồ trang sức ở Dahshur. (trên) vòng cổ và các đồ trang sức khác của công chúa Itweret  con gái của Ammenemes II, từ nơi chôn cất còn nguyên vẹn; (trái) những móc dát vàng  (móc ở giữa đảo ngược), và các đồ nữ trang bằng đá quý khác từ kho tàng thư hai của  Meret, vợ Sesostris II; (phải) đồ trang trí ở ngực dát vàng của Ammenemes III, từ kho  tàng của nữ hoàng Meret.

Đào sâu hơn nữa cũng ở hành lang này, hôm sau de Morgan, (giờ đã biết phải nhìn ở đâu) tìm thấy một “kho tàng” tương tự: một quan tài, cũng trống không, và một huyệt ở xa  hơn chứa một bộ sưu tập đồ trang sức thứ hai - tất cả những gì còn lại của việc mai táng nữ  hoàng Meret, vợ của Sesostris III. Kho tàng này gồm hai tấm trang sức che ngực tuyệt vời (của Sesostris III và Ammemenes III) và một chuỗi đồ chạm hình bọ hung, nhẫn, đồ trang sức lủng  lẳng ở dây chuyền đeo cổ và các nữ trang tuyệt vời khác. De Morgan không tin là mình may  mắn đến thế.

JACQUES JEAN MARIE DE MORGAN (1857 – 1924): Sinh ở Blésois, Huisseau - sur - Cosson, Loir-et-Cher, ngày 03 tháng 6 năm 1857. Học ở Trưởng Mỏ, Paris, làm việc như một người thăm dò  ở nhiều nơi trên thế giới. Tổng giám đốc Sở Cổ Vật 1892-97. Khai quật ở Saqqara; Kom Ombo, 1893; Dahshur,  1894-95, khám phá được nhiều đồ trang sức bằng vàng tuyệt đẹp của Vương quốc giữa; Naqada, 1897; và nơi khác. Từ 1897 hướng những nỗ lực về khảo cổ học đến Susa, Ba Tư. Mất ở Marseilles ngày 12-06-1924.

Những thành công trong đợt hai

"Giống như xác ướp công chúa Ita, đầu của công chúa Khnumet nằm nghỉ trên một  vòng tròn bằng đất nện. Ở cổ là một vòng cổ với những hạt vàng và nhiều dấu hiệu khắc trên vàng, khảm bằng đá cácnelian, ngọc lụa bảo và đá xanh da trời lazulit. Hai đầu của trang sức  này được hình thành bởi đầu chim ưng bằng vàng khối, khảm đá xanh da trời lazulit và  cacnelian. Mỗi cánh tay đeo ba vòng tay, hai vòng đặt gần cổ tay được bổ khuyết với những cái khóa mang dấu chữ thập dát đá xanh da trời lazulit. Những đồ tùy táng của xác ướp này rất đẹp...”

Sự may mắn của de Morgan tiếp tục, kết quả của đợt hai ở Dahshur nhiều kỳ lạ hơn đợt đầu.  Ông tập trung chú ý tường bao quanh phía Tây của kim tự tháp của Ammenemes II Triều đại  thứ 12: mộ chôn một loạt thế hệ của hoàng gia Vương quốc giữa đã được khám phá . Không  giống những ngôi mộ của đợt trước (đã bị cướp bóc và các đồ trang sức của chúng còn sót lại  vì chúng may mắn ở trong bóng tối và do sự hỗn loạn của việc cướp bóc), bốn bộ trang sức  của đợt này còn nguyên. Và trong bốn bộ trang sức này, ba bộ - của công chúa It và Itweret và  của nữ hoàng nhiều tuổi hơn Knemet – sản xuất sau và thậm chí có những mẫu quá nghệ thuật  làm giật mình các nhà thiết kế nữ trang. Tuyệt vời nhất là vương miện của Khnemet, việc tìm kiếm chúng được mô tả trong một bản khác của thời đó đăng trên “Tin báo London có minh  họa, dấu dưới một hòm dầu thơm cùng với một đống những đồ trang sức, dây chuyền [và]  khóa... đã rơi ở đấy, không được sắp đặt dọc theo tường phía Đông của ngôi mộ.

ĐỒ TRANG SỨC Ở DAHSHUR

VỊ TRÍ

SỞ HỮU CHỦ

LÝ LỊCH

ĐỒ TRANG SỨC

Kim tự tháp có hàng rào vây quanh của Ammenemes II

It

Con gái của Ammenemes II

(trên người) vòng cổ, vòng tay, hạt tạp dề, bùa chim nhạn, hạt, dao găm

 

Itweret

Con gái của Ammenemes II

(Trên người) vòng cổ, vòng tay, nịt, hạt, dao găm

 

Khnemet

Hoàng hậu của Sesostris II

(Trên người) vòng cổ, vòng tay, vòng cổ chân, hạt tạp dề; (trong hộp) vương niệm, vòng tròn, móc, đồ trang sức lủng lẳng ở dây chuyền đeo cổ, hạt.

Kim tự tháp có tường rào vây quanh của Sesostris III

Sithathor

Con gái của Sesostris II

(Trong hộp: “Kho tàng đầu tiên”) Tấm che ngực của Sesostris II, vòng đeo tay chạm hình bọ hung của Sesostris III và các móc khác, bùa và đồ trang sức lủng lẳng ở dây chuyền đeo cổ, nịt, vòng cổ chân, hạt

 

Meret

Hoàng hậu của Sesostris III

(Trong hộp: “Kho tàng thứ hai”) Tấm che ngực của Sesostris III và Ammenemes III và Meret, nhẫn, đồ trang sức lủng lẳng ở dây chuyền đeo cổ và bùa, vòng cổ tay, nịt, vòng cổ chân, hạt.

Kim tự tháp có tường rào vây quanh của Ammenemes III

Hor

Vua (Triều đại thứ 13)

(Trên người) vương niệm, vòng cổ, vòng tay bằng gỗ mạ vàng, hạt, dao găm các đạp lúa bằng tay

 

Nukhetepti-khered

Con gái Hor

(Trên người) vương niệm, vòng cổ, vòng tay, đồ trang sức lủng lẳng ở dây chuyền hạt, dao găm, các đập lúa bằng tay.

Thời điểm thành công: De Morgan nâng chiếc vương miện vàng tuyệt đẹp của  Khnemet, vợ của Sesqstris II, từ xác ướp Của nữ hoàng trong bức họa tái hiện nổi  tiếng lần đầu tiên đăng trên những trang của tờ báo “Tin báo London có minh họa”.

Vua Hor

Đợt thứ ba của Morgan ở Dahshur, vào mùa xuân năm 1895, tập trung vào khu vực trong tường rào bao quanh “kim tự tháp đen” của Ammenemes III, và là nơi chôn cất của một  vị vua không ai biết đến - Hor. Bức tượng nổi tiếng nhất của huyệt - mộ đã xới tung này là  một tượng Ka bằng gỗ cao 1,75 m (5 3/4 ft) được chạm khắc rất đẹp với đôi mắt sống động dát  đồng thanh, đá pha lê và quartz. Bức tượng được tìm thấy trong một điện thờ bằng gỗ có ghi  chữ ở lối vào hầm mộ hẹp, nầm sấp và kèm theo những cây gậy và các đồ minh khí nhỏ. Cạnh  đó là một hộp dài chứa những món đồ tùy táng bị gãy, đằng sau là một quan tài bằng gỗ hình  chữ nhật có ghi chữ đựng xác ướp vua đã bị cướp đi, phủ một tấm che đầu gỗ mạ vàng và  trang trí một dãy những đồ vật rời rạc cũng là đồ gỗ mạ vàng. Phía bên kia quan tài gỗ, trong  một hốc và hoàn toàn không bị ai đụng đến nằm lăn lóc tấm trướng phủ ngực bằng gỗ của  vua. Các thùng bằng đá hoa và gốm, một bàn bày lễ vật tròn, hai tấm bia tìm thấy đâu đó  trong mộ, và một tượng Ka thứ hai nhỏ hơn và đã xuống cấp bằng gỗ mạ vàng tìm thấy gần  đó. Đó là toàn bộ những gì thu thập được.

Hor là ai? Khi mất người ta áng chừng ông 45 tuổi hay hơn nữa. De Morgan quả quyết  ông ta là con trai (hay em trai) và cùng là quan Nhiếp Chính của Ammenemes III mất trước  khi thực thi được quyền uy của mình; trong khi Maspero và các người khác mới đây, muốn  coi ông ta như một vị vua được ít người biết đến là Auibre của Triều đại thứ 13, người kế  nhiệm duy nhất của Sebekhotep I.

Công chúa Nubheteptikhered

“... Rồi chúng tôi thấy mình đứng trước một phòng mộ còn nguyên vẹn, trong đó các đồ vật  đa dạng vẫn ở nguyên tại chỗ chúng được đặt vào cách đây 4500 năm”

Huyệt chứa mộ thứ năm và cuối cùng do de Morgan khám phá là của công chúa Nubheteptikheređ, được tìm thấy sát cạnh mộ của Hor ngày 19 tháng 4, không bị ai  đụng đến nhưng mục nát vì ẩm ướt. Lối vào như trước đáy, nhờ vào một huyệt thẳng đứng mở vào một hành lang và hầm mộ đóng kín bằng những tảng đá vôi. Chiếc quan tài gỗ, nắp cong và trang trí bằng những dải lá bằng vàng, nằm trong một quách (quan tài bằng đá ) họp thành một thể thống nhất với cấu trúc của ngôi mộ. Nhấc nắp quan tài lên, xác một người phụ nữ khoảng 44-45 tuổi hiện ra, xưa kia phủ bằng vữa xtucô mạ vàng, nằm ngửa đầu quay sang trái. Bộ xương còn khớp, còn đến với nhiều món trang sức vẫn ở nguyên chỗ. Cạnh quách là hũ đựng trướng hình hộp và cùng loại minh khí thông thường: bình bằng đá và gốm, thực phẩm dâng cúng và hai hộp gỗ chứa một đồ vật cúng tế chọn Lọc.

Mặc dù dãy đồ minh khí ngay ngắn này và chúng tôi biết tên bà ta, nhưng lý lịch của Nukheteptikhered vẫn chưa rõ ràng. Điều tốt nhất có thể dám phát biểu, dựa vào những đặc điểm tương đồng trong việc chôn cất này và của Hor, Là vị vua và nàng công chúa cùng thời và có thể là cha và con.

1894-95 - MỘT NƠI GIẤU NHỮNG TƯỢNG CỦA SESOSTRIS I Ở EL-LISHT

El-Lisht ở Faiyum là nghĩa địa của Itjtawy, kinh đô mới của Ai Cập do Ammenemes I thành lập vào buổi đầu Triều đại thứ 12. Địa điểm được Viện khảo cổ học Pháp ở Cairo thăm dò vào năm 1894-95 và có kết quả tốt. Nhiều phát hiện về điêu khắc được thực hiện ở Ai Cập và đẹp nhất là nơi giấu của 10 tượng ngồi bằng đá vôi của con trai nhà sáng lập Sesostris I (Cairo CG411-20), trong tình trạng bảo quản tốt. Người Pháp tìm thấy chúng được chôn gần góc đông bắc ở bên ngoài tường rào vây quanh của kim tự tháp phía Nam. Những bức điêu khắc này chưa hoàn tất, đã được thực hiện vào những thời kỳ nguy hiểm: Sesostris I có lẽ ngày nay được biết đến nhờ vào sự “giáo  dục” tà giáo của cha ông, Ammenemes I, trong đó vị vua đã chết xuất hiện trước con của mình để mô tả việc ám sát anh ta và răn đe:

Đề phòng những đối tượng vô hình.

Và âm mưu của họ không được nhận thấy.

Không tin vào một người anh em; không biết một ngôi bạn.

Không nên thân thiện - điều này không đáng giá!

Khi anh nằm xuống, hãy giữ con tim của anh,

Vì không một ai bảo vệ anh vào ngày đau buồn đó!

(Trái) Tượng ka của vua Hor, kho tàng vĩnh cửu của bản sao hay sức sống, khắc gỗ đôi mắt cẩn. Bề mặt được trang trí bằng vôi, mạ  vàng nhiều chỗ nhưng đã rơi thành bụi vào lúc khám phá nó. (Phải) Những quan tài ấn tượng (trên và dưới) của Vua Hor và công chúa Nubheteptikhered và (giữa, trái và phải) những tấm trướng che ngực. Làm bằng gỗ nhập cao cấp, thớ gỗ đẹp sáng rực lên với những dải văn băn chữ tượng  hình đát bằng lá vàng.

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353869243047500/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Do-tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận