Tài liệu: Những gương mặt của quá khứ: Các chân dung ở Faiyum

Tài liệu
Những gương mặt của quá khứ: Các chân dung ở Faiyum

Nội dung

1888

NHỮNG GƯƠNG MẶT CỦA QUÁ KHỨ: CÁC CHÂN DUNG Ở Faiyum

1888 Mê cung ● 1888 Một cái đầu khổng lồ của Ammenemes III ở Bubastis

1888 Lâu đài của Amenophis III ● 1888 Những bức vẽ phác thảo của các nghệ sĩ từ

Thung lũng các vua ● 1889 Giấy cói Kahun

Khám phá / khai quật 1888, 1910-11 bởi WM. Flinders Petrie

Di chỉ Hawara

Thời kỳ. Thời kỳ La Mã, thế kỷ thứ I - III sau Công Nguyên.

Nhờ những cuộc triển lãm mới đây, những bức chân dung ở “Faiyum” - những bức họa sống động xưa kia băng bó trên khuôn mặt của xác ướp - bây giờ đã được xác lập rộng rãi trong nhận thức phổ cập về nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, các mẫu đầu tiên được mang về tử Ai Cập sớm hơn năm 1615 (do nhà du hành người Ý Pietro della Valle; và sau này, từ Thebes, do Henry Salt), chứ không phải tới khi các bức họa tràn ngập thị trường mỹ thuật khoảng 1880 chúng mới gây ra nhiều tranh luận. Nó được điều hành từng bước khéo léo bởi nhà bởi nhà buôn cổ vật người Áo, Theodor Graf, người đã nhận thấy trước nhu cầu, nên mua toàn bộ và đem triển lãm khắp thế giới tất cá những bức chân dung được người dân địa phương đào lên ở vùng lân cận của Faiyum, thành phố của el-Rubaiyat - có lẽ nghĩa địa cổ xưa của Mansura. Những người mua các bức chân dung của Graf gồm những nhân vật nổi tiếng - trong đó có nhà sáng lập ngành phân tích tâm lý người Vienne, Sigmund Freud, người đã sở hữu hai bức trong nhóm. Trong khi một vài phát hiện sớm hơn của della Valle và Salt  được vẽ bằng kỹ thuật sáp màu (wax), bất luận thế nào, những bức họa của Graf hầu như hoàn  toàn bằng màu keo, đặc quánh rất nghệ thuật. Nhưng trong đợt sau này, về mặt thẩm mỹ làm  hài lòng hơn với những bức chân dung bằng sáp màu - và giờ đây, lần đầu tiên, người ta sẽ  học được đôi điều về nội dung cổ xưa của chúng.

(Trái) Chân dung một phụ nữ với trang sức của đầu thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên, vẽ bằng sáp màu, lần này từ mùa thu lượm sau của Petrie ở Hawara năm 1910-11. (Phải) Chân dung bằng sáp màu một cậu bé đôi mắt to, vẫn còn gắn trong bọc xác ướp - tia X cho thấy xác ở trong đã mục nát. Công trình có niên đại từ thời Trajan, 98- 117 sau Công Nguyên, và là một trong những phần thưởng 1888 của Petrie.

Năm đó là 1888, và chàng trai trẻ Flinders Petrie (tr.83) vừa mới đến để bắt đầu công trình ở địa điểm Faiyum tại Hawara.

"Chẳng bao lâu tôi đến đó, tôi trông thấy một nghĩa địa ở phía Bắc Kim Tự Tháp [của  Ammenemes III]; đào vào đấy tôi thấy ngay tất cả đều La Mã... và tôi tính bỏ nó, không tiếp tục nữa thì một hôm một xác ướp được tìm thấy, với một chân dung họa trên một tấm ván gỗ  đặt trên mặt xác ướp. Đây là đầu một cô gái được vẽ rất đẹp, nét chải màu xám nhẹ, hoàn toàn  cổ điển về phong cách và thời trang không chịu ảnh hưởng tí Ai Cập nào. Nhiều người được  tập trung vào vùng này, và hai ngày sau nữa, một chân dung - xác ướp thứ ba, và rồi trong  chín ngày không có một bức nào; một sự chờ đợi đầy lo âu, bất ngờ được thưởng thêm ba  bức. Tất cả là sáu mươi bức được tìm thấy khi dọn quang nghĩa địa này, một số bức đã bị tan  rã và không giá trị nữa, một số mới như ngày chúng được vẽ.”

1888- MÊ CUNG

“Một công việc ngắn một vài ngày ở Biahmu [ở Faiyum] để giải quyết vấn đề về cái gọi là kim tự tháp ở đấy. Ngay khi chúng tôi bắt đầu xới đất, chúng tôi tìm thấy những mảnh vỡ sa thạch khổng lồ; ngày thứ hai cái mũi khổng lồ của một tượng khổng lồ được tìm thấy, to như của thân thể một người đàn ông; rồi những mảnh của ngai khắc và một mảnh trong một ghi chép của [Ammenemes] III. Tất nhiên, hai đống đá lớn là bệ của những tượng khổng lồ ngồi, khắc trong đá cứng thạch anh - sa thạch, và được mài nhẵn. Tượng khổng lồ cao khoảng 60 feet từ dưới đất lên.

Như Petrie phát hiện, những tượng khổng lồ này đánh dấu lối vào một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng thời cổ đại - một đền nghĩa địa khổng lồ với 3000 phòng được các tác giả cổ điển Herodotus, Diodorus, Strabo và Pliny gọi là Mê cung, từ đó tàn tạ dần thành một đống đá đồ nát. Khai quật cho thấy rằng đền chiếm “một khu vực dài khoảng 1000 feet và ngang 800 feet” - một không gian rộng lớn ở đó Petrie tính toán, “có thể dựng lên...tất cả những đền đài ở bờ đông Thebes, và một đền lớn nhất ở phía Tây”.

1888 - MỘT CÁI ĐẦU KHỔNG LỒ CỦA AMMENEMES III TỪ BUBASTIS

Một trong những người hâm mộ nhất của Gaston Maspero là tác giả người Anh Amelia B. Edwards. Bà là người đầu tiên đã vượt sông Nile vào khoảng năm 1870, yêu Ai Cập và quyết định hiến dâng đời mình cho việc nghiên cứu và bảo tồn cổ vật. Kết quả từ những nỗ lực của bà, ở Anh cũng như hải ngoại, là Quỹ thăm dò Ai Cập (EEF) được thành lập năm 1882, với mục tiêu đặc biệt là thám hiểm vùng Đồng bằng và đào bới các di chỉ có tầm quan trọng trong kinh thánh.

Một kiệt tác từ những cuộc khai quật sớm của Quỹ thăm dò Ai Cập là chiếc đầu khổng lồ tạc trong đá granit đen (Bảo tàng Anh quốc EA 1063), nguyên thủy với đôi mắt dát như thật. Giờ mọi người nhận ra là chân dung của một vị vua thời Vương quốc giữa, Ammenemes III, người xây Mê cung; vào thời điềm khám phá, tuy nhiên,  người ta nghĩ rằng nó thuộc thời kỳ Hyksos vì gíống với những nhân sư đặc thù và các bức tượng được Mariette   tìm thấy đầu tiên ở Tanis và nơi khác (tr.63). Đầu của Bảo tàng Anh được đào lên bởi nhà khai quật chính của  EEF, Edouard Naville ở Bubastis (Tell Basta) năm 1888, nơi toàn thề bức tượng bị Osorkon II, Triều đại thứ 22  chiếm đoạt, với cặp đôi của nó (giờ ở Cairo, CG 383 + 540).

Petrie trở lại địa điểm một vài năm sau, gặt hái một mùa bội thu tương tự.

Mặc dù số bức chân dung được tìm thấy, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ - 1 đến 2% - từ mồ của người La Mã ở địa điểm đó.

Petrie tin tướng rằng những bức họa này được đặt làm lúc người ấy còn sống và đặt vào khung để giải trí, mặc dầu kết luận này đến nay bị người ta thắc mắc như thể ý tưởng của ông là những xác ướp với chân dung tại chỗ “được giữ trên mặt đất trong nhiều năm trong những phòng, có lẽ tiếp giáp với nhà ở”. Đa số các bức chân dung giờ được tách ra khỏi xác ướp. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin phong phú về quần áo, trang sức và những đặc điểm vật chất của những người Ai Cập giàu có trong thời La Mã.

(Trái) Chân dung xác ướp Gaudy của một thiếu nữ, từ mùa 1888-89, vẫn ở tại chỗ trong lớp bọc băng dính (vữa) nặng nề, mạ vàng và dát đá, đúc khuôn nổi với những cảnh chôn cất của Ai Cập truyền thống. Công trình có niên đại vào khoảng thời gian hoàng đế La Mã Hadrian, 117 – 38 sau Công Nguyên. (Phải) Một quý bà La Mã Ai Cập duyên dáng của giữa thế kỷ II sau Công Nguyên.

Hộp xác ướp vữa hồ mạ vàng và sơn màu của đầu thế kỷ thứ I sau Công Nguyên trang trí, lại nữa, theo sự phối hợp giữa phong cách cổ điển và truyền thống Ai Cập. Chủ đề của bức chân dung lôi cuốn này được nhận biết bởi một miếng nhãn tiếng Hy Lạp dán dưới cổ áo rộng: “Artemidorus – giả biệt”.

1888 - Lâu đài của Amenophis III

Tàn tích của quần thể lâu đài tuyệt đẹp xưa kia được Amenophis III dựng lên ở bờ Tây Thebes để cử hành lễ hội sed, được Georges Daressy, phụ tá người Pháp của Maspero ở Bảo tàng Bulaq nhận ra đầu tiên năm 1888. Cuộc khảo sát thử bằng máy dò của Daressy - một trong những mẫu đầu tiên của công trình khảo cổ học - phát hiện một số những phòng và nhiều đoạn quan trọng của tường vẽ trang trí, cũng như một chiếc bệ ngai được làm tỉ mỉ.

Tên hiện đại của địa điểm el-Malqata dịch là “nơi mọi vật được lấy đi” - phản ánh số lượng khổng lồ đồ sứ xanh, đỗ làm bằng thủy tinh, đồ gốm sơn màu lam và các đồ tạo tác sang trọng khác rải đầy kín diện tích bao la này trong nhiều năm. Malqata được khảo sát có hiệu quả do nhiều cuộc thám sát của Daressy, gồm cả Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, và gần đây là đoàn của Đại học Waseda, Tokyo. Dù nhiều cách khai quật và đặc biệt có nhiều cách bảo tồn song vẫn còn nhiều việc phải làm.

1888 - NHỮNG BỨC PHÁC THẢO CỦA CÁC NGHỆ SĨ TỪ THUNG LŨNG CÁC VUA

Năm 1888 là một năm may mắn của Daressy. Tiếp sau những phát hiện của ông ở Malqata ông được bố trí làm công việc thăm dò gần khu đất chôn cất hoàng gia nổi danh là Thung lũng các vua. Ở đây, phía trong những ngôi mộ dài - lộ thiên của Ramesses VI (KV9) và Ramesses IX (KV6), nhà Ai Cập học trẻ tuổi tình cờ rơi vào một tập hợp phong phú những tấm bia tạ ơn và những phiến vỏ sò có hình những mảnh vỡ đá vôi với những hình phác họa nguệch ngoạc tùy tiện hay những bức phác thảo cho những dự án lớn hơn và đàng hoàng hơn - bộ sưu tập lớn nhất được tìm thấy.

Vài ba trăm tác phẩm được phục hồi, đa số từ KV9, nơi tên hai nghệ sĩ lấn át: đó là của Amenhotep và Nebnufer, cả hai nhà thiết kế Deir- el-Medina. Ở trên chúng ta nhìn thấy một bức phác họa một anh lùn, bụng phệ, lưng gù thổi sáo hai ống (CG 25040), có lẽ là một người khách thường xuyên của công trình các ngôi mộ, dưới là hai người đàn ông đang vật nhau (CG 25132).

1889 SÁCH GIẤY CÓI Ở KAHUN

“Đây là một sự cộng thông với thượng đế, cuộc sống! Thịnh vượng! Sức khỏe! Về sự quan tâm đối với tên  nô lệ hoàng gia Wvadjhau, ông đã làm cho hắn học viết mà không phải chạy trốn”.

PKAHUN VIII.1

Những khai quật của Flinders Petrie ở địa điểm el-Lahun vào năm 1889 đã phát hiện một trong những thứ hiếm có của khảo cổ học Ai Cập một thành phố gần như không biến đổi của Triều đại thứ 12 đến 13, vẫn còn nhiều đồ đạc, trang thiết bị cổ xưa tại chỗ. Xưa kia người ta nghĩ rằng nó được xây lên để làm nơi ở cho lực lượng lao động sử dụng trong việc xây dựng kim tự tháp gần đó và đền thờ của Sesostris II, nơi định cư “Kahun”; giờ được thừa nhận là một công trình độc lập rộng lớn. Nó bao gồm 11 chỗ ở lớn và có lẽ 500 chỗ ở nhỏ (trong đó 250 chỗ đã được phát hiện), mỗi tòa nhà chứa trên 5000 người. Trong những bất ngờ mà Petrie tìm thấy trong đống đồ nát của thành phố này là những mánh gốm Minoan Kamares ở Crete (và những cái mô phỏng nó), chúng thực việc buôn bán quan trọng với Aegea. Nhưng khám phá lớn nhất của Petrie là khối lượng phi thường tài liệu đương thời trên giấy cói bao gồm chúc thư (trứ danh của Wah và Meryintef), văn bản y học và “thú y” duy nhất trên giấy cói tồn tại ở Ai Cập, thêm vào là một thánh ca tôn vinh Sesostris III, và nhiều thư từ đa dạng, khế ước và sổ sách kế toán (Bảo tàng Petrie, UC 32036 và tiếp theo).

Thêm nữa, các sách giấy cói, được coi là thất lạc khối địa điểm này, được Ludwig Borchardt sở hữu cũng vào khoảng thời điểm đó, những văn bản này gồm 200 “khung”, giờ ở Berlin (10001 - 450). “Chỉ duy nhất có năm sách cói có niên đại sớm này được mọi người biết đến trước đây”, Petrie viết về các văn bản Kahm vào năm 1892, đây là một bổ sung to lớn cho các nguồn tài liệu của chúng ta”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353867026485000/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Nhung...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận