Tài liệu: Tài liệu lưu trữ ngoại giao của Pharaon: Các bức thư ở Amarna

Tài liệu
Tài liệu lưu trữ ngoại giao của Pharaon: Các bức thư ở Amarna

Nội dung

1887

TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGOẠI GIAO CỦA Pharaon: CÁC BỨC THƯ Ở Amarna

Trước năm 1887 Đầu xanh của bảo tàng Berlin ● 1888 Tượng Hetepdief

1887 Vật cống nước ngoài ● Trước 1888 Wallis Budge và sách “Tử thư”

Khám phá/ khai quật 1887 bởi người Ai Cập địa phương

Di chỉ el-Amarna (sở ghi chú)

Thời kỳ Vương quốc mới, triều đại thứ 18, thời trị vị của Amenophis III – Tutankhamun? 1391 - 1323 trước CN.

“Trong lúc những cuộc dàn xếp chính thức cho Ủy ban của chúng tôi tại Baghdâd được thực hiện, tôi nhận được tin từ một cư dân Ai Cập về một vài khám phá rất quan trọng... đã [mới]được thực hiện... [Một] phụ nữ địa phương đã bất ngờ, tìm thấy Tall al-Amârnah, một hòm đựng đầy những tấm đất sét mà  người báo cáo cho biết được viết ở cả hai mặt. Ông và các bạn đã bảo vệ một số lớn những tấm đó, và một vài nhà buôn cổ vật nói rằng những tấm bằng đất sét đó giống như những phiếu đất sét nhỏ được đem đến Cairo từ Baghdâd một vài năm trước đấy và do đó những dấu vết phía sau và trước là kitba mismâri, “viết bằng móng tay”, nghĩa là hình nêm...”.

E.A. WALLIS BUDGE

Bức thư Amarna EA 19 của Tushratta,  vua của Mitanni, gửi cho Amenophis  III: “Em tôi có thể gửi cho tôi... số vàng  nhiều hơn em gửi cho cha tôi. Ở xứ sở  của em tôi, vàng đầy như bụi”.

ERNEST ALFRED

THÓMPON WALLIS

BUDGE (1857 – 1934)

Sinh ở Bodmin, 27/7/1857. Nghiên cứu Ai Cập với Samuel Birch ở Bảo tàng Anh Quốc 1870 - 78. Trường cao đẳng Kitô, Cambridge, 1879 - 82; và Bảo tàng Anh Quốc 1883, phụ trách Bộ phận cổ vật Ai Cập và Assyria, 1894- 1924. Khai quật Aswan, Gebel Barkal, Meroe, Semma và các di chỉ khác ở Nubia; cả ở Nineveh và Der, lraq. Tác giả của nhiều tác phẩm - chỉ riêng về sách thôi đã hơn 140 tên. Mất ở Lon don ngày 23/11/1934.

Việc khám phá tài liệu lưu trữ ở el-Amarna - hơn 300 tấm đất sét hình gối (từ đó đã  gia tăng thêm, tổng cộng khoảng 382 tấm) mang những câu khắc theo lối chữ hình nêm ấn  tượng của các nước láng giềng cận Đông của Ai Cập - đọc giống như một truyện thần tiên.  Chưa có loại nào như thế được tìm thấy bên bờ sông Nile trước đây, và do những tấm đất sét  đó chẳng hứa hẹn gì nhiều - bên ngoài chúng không khác gì những miếng bánh cho chó đã bị  thiu - người khám phá ra chúng đã bằng lòng bán những tấm mà bà ấy không phá hủy cho  một người hàng xóm với giá khiêm tốn là 10 đồng.

Vào thời điểm xúc tiến cuộc khám phá, người được trang bị tốt nhất để bình luận về việc tìm tòi này là Đức cha giáo xứ Archibald Henry Sayce, không có mặt tại Ai Cập; một vài mẫu được đem sang Pháp để cho ngài xem; nhưng gần như mù, nhà Assyria học người Pháp Jules Oppert gạt bỏ chúng như những đồ giả rõ ràng.

Người khác, có cái nhìn được trang bị tốt hơn người lớn tuổi là ông Oppert, sắc sảo  hơn trong các ý kiến - trong đó có E.A. Wallis Budge mưu mẹo, rồi một phụ tá phụ trách Bảo  tàng Anh. Điều khác thường đối với một nhà Ai Cập học, Budge có hiểu biết về chữ hình nêm  và không giống vị đồng nghiệp lớn tuổi, ông ta nhận ra sự quan trọng của cái ông nhìn thấy và  ghi nhớ trong đầu:

“Nhìn chữ tết lớn nhất và nắn nót nhất tôi có thể đọc được từ “A-na Ni-ib-mu- a-ri-ya” nghĩa  là “gởi Nibmuariya”, và một từ khác “[A]-na Ni-im-mu-ri-ya shar mâtu Mi-is-ri” nghĩa là  “Gởi Nimmuriya, vua xứ Ai Cập” tôi biết chắc rằng các tấm này vừa xác thực và rất quan  trọng về lịch sử”.

Công trình kiến trúc, những bức tượng vẫn còn tốt, gần sát “văn phong ghi chép” bị phá hủy, nơi các bức thư Amarna được tìm thấy đầu tiên.

Vị vua đó là Amenophis III, cha của “người có tội theo dị giáo” pharaon Akhena-ten (Amunophis IV) mà theo lệnh của ông thành phố mới Akhenaten được xây dựng ở thung lũng el-Amarna.

Budge quyết định mua ngay những gì ông được xem, và về mặt này linh cảm của ông  ấy đúng: vì những gì người phụ nữ Ai Cập không biết này khám phá ra là tài liệu lưu trữ duy  nhất có từ những năm giữa của thiên niên kỷ thứ 2 trước CN. Tiếp theo sau sự xác nhận của  Budge, tin tức về tầm quan trọng của các tấm đất sét này nhanh chóng bị rò rỉ - và việc giữ  các tác phẩm này từ kho dự trữ nhanh chóng được Bảo tàng Berlin, Louvre và Bảo tàng Ai  Cập ở Bulaq chộp lấy.

Nhà Ai Cập học đầu tiên xác định vị trí của điểm tìm thấy hiện nay của các tấm đất sét là Flinders Petrie. Đào bới ở el-Amarna năm 189, sát ngôi mộ nhà vua (khu vực riêng của pharaon), Petrie chú ý đến một công trình kiến trúc được giới thiệu cho giáo sư Sayce trong một năm trước đây như nơi những tấm đất sét được tìm thấy. Việc xác định công trình này như địa điểm nguyên thủy của các tấm đất sét được xác tín khi Petre lật lên  “một phòng, và hai hố bị coi thường”.

Tuy nhiên, chỉ một vài năm sau; bản chất cụ thể của công trình kiến trúc Petre đào lên  được tiết lộ. Cả Peruf Newberry, trong một chuyến tham quan di chỉ vào năm 1895, lẫn J.D.S.  Pendlebury đào với sự tài trợ của hội thám hiểm Ai Cập vào 1933 - 34, liên tiếp nhận xét nó  được xây bằng gạch bùn dán dấu hiệu “tòa nhà thư từ của pharaon, đời sống! sung túc! sức  khỏe!”. Những gì Petrie phát hiện - chẳng qua - là những tàn tích của sở ngoại vụ Ai Cập cổ  đại.

Buồn thay, ngay vào thời kỳ Pendlebury “Quả là đã tan tành những hy vọng đưa ra ánh sáng thêm một vài bảng chữ hình nêm của các thế hệ kế tiếp. Các tường bị phá hủy nghiêm trọng đến nỗi khó mà nhìn thấy đâu là lối vào nguyên thủy và các bức tường gần như hoàn toàn biến mất”.

Nội dung tài liệu lưu trữ.

Hãy gửi cho tôi vàng. Còn anh, phần  anh, những gì anh muốn từ xú sở tôi, hãy viết  cho tôi nếu anh thấy được”.

BURRA-BURIYAS, VUA BABYLON, GỞI CHO AKHENATEN (HAY TUTANKHAMUN)

Có nhiều cuộc tranh luận về nội dung các bức thư ở Amarna. Đa số viết theo một dạng chữ địa phương của Babylon (với rải rác những chữ Assyria, Hurria và Hittite), việc trao đổi thư từ được chia làm hai nhóm chính. Đầu tiên là giữa những người ngang hàng với vị pharaon - Babylonia, Assyria, Mitanni, Arzawa (phía Tây Cilicia), Alashiya (Cyprus) và vùng đất của người Hittites, mà đa phần tìm cách duy trì nguyên trạng bằng cách trao đổi quà qua lại và tiếp nhận phụ nữ vào hậu cung của vua.

Nhóm tài liệu thứ hai lớn hơn (gồm cả một ván ghi chép duy nhất tìm thấy ở địa điểm Tell el-Hesi) về những kình địch tấm thường và tranh chấp trong các nước chư hầu của Ai Cập ở Syria và Palestine. Quan trọng nữa, những bảng ghi chép - có lẽ đa số nếu những phân tích về đất sét mới đây chính xác - là những bản sao chuẩn bị ở Ai Cập để phân loại hồ sơ. Bảng ký hiệu âm tiết và các bản từ vựng cần thiết cho tiến trình soạn thảo và giải thích, cùng với những cách diễn đạt khác, được bao gồm trong món kiếm được.

“Gởi vua [Akhenaten], ngài của tôi, vị thần của tôi... thư của Yabakhu, trị vì Gazru  [Gezer] vua của tôi, mặt trời trên cao, hãy nghĩ đến mảnh đất nếu không bọn Apiru  hủy diệt chúng tôi” Amarna, bức thư EA 299.

Sơ đồ của Petrie về công trình kiến trúc mà ông đã khai quật và nhận ra là địa điểm của tài liệu lưu trữ Amarna.

Tài liệu lưu trữ el-Amarna được mọi người cho rằng có khoảng cách từ 15 đến 30  năm, bắt đầu từ năm 30 của Amenophis III (1391 - 1353 trước CN); tấm ghi chép của Budge  được trưng bày đầu tiên là hiện vật cổ sớm nhất. Các bức thư giữa những người ngang hàng  ghi chú vị vua nhận bằng tên cho thấy khối lượng lớn của việc thư từ có niên đại từ cuối thời  Amenophis III và tiếp tục đến triều của Akhenaten (mặc dù có lẽ xa hơn). Không may, những  thư từ các chư hầu của Ai Cập, không ghi người nhận Ai Cập bằng tên, phải kiểm chứng ngày  tháng nên khó sắp xếp.

TRƯỚC 1887- ĐẦU ĐÁ XANH CỦA BERLIN

Có niên đại từ thế kỷ thứ I trước CN, chiếc đầu đá khác thường này (Berlin 12.500), tạc trong đá xanh chẳng nghi ngờ gì là tác phẩm bậc thầy  thuộc loại đá. Nó  được người dân Ai Cập địa phương tìm thấy, nhưng ở đâu và cụ thể khi nào thì  người ta không ghi  chép.

Năm 1887 nó thuộc bộ sưu tập của hoàng tử Ibralum Hilmy, và cũng năm đó chuyển sang tay nhà sành sỏi về sành sứ Henry Wallis. Các nhà Ai Cập học vẫn hi vọng là bức tượng sẽ trở về nơi nó đã ra đi để lấp đầy ít nhất những lỗ hổng  trong lịch sử và hiểu biết về tác phẩm.

1888 - BỨC TƯỢNG HETEPDIEF

Suốt lịch Sử Ai Cập cổ đại tư nhân cũng như người trong hoàng gia có những bức tượng của họ tạc để  trong đền thờ hay trong mộ. Bức tượng bằng đá granite đỏ để ở đền (Cairo CG 1) của một nhà quý tộc và viên chức có tên là Hetepdief, con trai của Merydjehuty, giữ vị trí  cao) quý như một bức tượng xưa nhất còn tồn tại. Tìm thấy ở Memphis vào năm 1888 và thuộc Triều đại thứ 3 cuối, bức tượng được xác nhận nhờ các loạt Serekh - có biển tên của ba vị vua đầu tiên  thuộc Triều đại thứ 2 trước - Hetepse- khemwy, Raneb và Ninetjer - khắc ở vai phải. Những bức tượng này thiết lập cả tín ngưỡng mà Hetepdief gắn bó suốt cuộc đời, và nó thường được thừa nhận đó là trật tự kế  nghiệp của ba vị cai trị đầu tiên này.

 

THƯ TỪ Ở AMARNA: Hiện nay còn lại gì và ở đâu?

ĐỊA ĐIỂM

SỐ LƯỢNG CỦA NHỮNG BẢN GỖ/MẢNH VỠ

[Arkeoloji Muzeleri, Istanbul

1 (Tìm thấy ở Tell el-Hesi, Palestine)

Bảo tàng Ashmolean, bảo tàng

22

Oxford British, London

94 (+ 1 mảnh vỡ thuộc bàng gỗ Berlin)

Bảo tàng Cairo

49/50 (+ 1 mảnh vỡ thuộc bảng gỗ BM)

Louvre, Paris

7

Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York

2

Musée du cinquantenaire, Brussels

1

Viện nghiên cứu Phương Đông Chinago

1

Bảo tàng Pushkin, Moscow?

3?

Bảo tàng Vorderasiatisches, Berlin

202/203 (+ 3 mảnh vỡ thuộc bảng gỗ BM và một số không được đánh dấu)

Đã mất (cũ / nguyên thu nhập của ngài Amherst); Jules Oppert

2

* Của nhóm chính Amarna, A. H. Sayce ước tính (có lẽ không nhiều lắm) khoảng từ 150 – 200 bảng, một số đã bị tiêu hủy trong thời gian khám phá.

Nội dung chính trên bảng gỗ

BẢNG

SỐ LƯỢNG

thư từ và những ghi chú đi kèm với thư

350

truyện thần thoại và anh hùng ca

6

âm tiết

3

từ vựng

5

danh sách các vị thần

1

truyện kể về xuất xứ của Hurrian

1

bảng mẫu tự Ai Cập tương đương chữ hình nêm của người Babylon

1

bùa chú

1

không có nội dung

14

1887- Cổng nước ngoài

Qua nhiều nguồn tài liệu đặc biệt từ các thư từ ở Amarna, chúng ta biết rằng chính trị ở thế giới cổ đại được tiến hành nhờ sự trao đổi ngoại giao và triều cống, chút chứng cớ vật chất cho tập quán đã được nhận biết qua ghi chép khảo cổ học. Dao găm bằng sắt của Tutankhamun (Cairo JE 61585) có lẽ là đồ vật nổi tiếng của giới có đẳng cấp trong khi người khác có thể là chiếc nắp thạch anh đỏ ngoạn mục hình sư tử ngoạm trâu, khoảng  giữa thiên niên kỷ thứ hai trước CN, tìm thấy ở el-Amarna và giờ Bảo tàng Anh (EA 22866).

Chiếc đầu nhỏ cẩn ốc, có thể là ốc con quay, có lẽ chiếc nút từ một chiếc tù và đựng dầu của một người Syrie cấp cao. Được nhà sưu tập người Anh William Joseph Myers sở hữu ở khu vực Luxor vào năm 1887. Bây  giờ ở Bảo tàng Eton (ECM 820).

TRƯỚC NĂM 1888 - WALLIS BUDGE VÀ CUỐN “TỬ THƯ”

Mặc dù sự dễ dãi của Ai Cập suốt cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cho phép các nhà khảo cổ học nước ngoài được giữ tỷ lệ những hiện vật  khai quật được - hệ thống của sự  phân chia - các hoạt động mua bán của những bảo tàng dẫn đầu thế giới vẫn tiếp tục hầu như không được kiểm soát; vì thế một thực tế  nghiêm trọng là các cổ vật tinh vi nhất hiếm khi được đem ra ánh sáng trong khai quật có giám sát.

Một trong những người châu Âu mua cổ vật rất thích những sản phẩm không khai quật là ông E.A. Wallis Budge, nhân danh Bảo tàng Anh Quốc. Trong những việc mua bán của Budge, ít ai có thể đối chọi được việc ông sở hữu ba cuốn sách về cái chết (tử thư) tuyệt hảo của thời vương quốc Mới - cuốn của Anh (thư lai thật của vua, người sao chép sủng ái, kẻ liệt kê những lễ vật thiêng liêng dâng cho tất cả các vị thần, người giám thị của kho thóc đôi của chúa tể của Tawer Nu “người giám thị bất động sản của người quản thủ kho báu”); và Anhai (“nữ ca sĩ của Amun... chỉ huy các nhạc sĩ của Osiris, Nebtu và Khnum”), những cuốn này giờ đều ở Bảo tàng Anh Quốc (EA 10470/ 10477 - 72).

Cuốn “sách về cái chết” không chú hay “chương mục” với những họa tiết kèm theo, viết trên giấy cói cuộn, giấy da mịn hay da thuộc. Mục đích của nó là cung cấp phương tiện cho người chết đi qua âm ty an toàn và kết thúc một cuộc sống vô tư lự ở kiếp sau. Vì tầm quan trọng của văn bản nên nó được chăm sóc quá chu đáo và  hoang phí.

Bản thảo tô màu rực rỡ của Budge đến Anh Quốc vào năm 1888, và  với một câu chuyện. Buồn thay, một chút lòng tin có thể gán cho nó - chúng có niên đại của ba triều đại khác nhau: Nu thứ 18, Anhai thứ 19 và Ani thứ 20, và không chắc có thật chúng đến từ đâu, như Budge tuyên bố, cùng một ngôi mộ. Điều đáng ngờ trong sổ sách kế toán lại có điều xảy ra sau đây: làm sao, trong một thời gian ngắn bị nhà cầm quyền tịch thu, người anh hùng phốp pháp, không màn nguy hiểm kiếm lại được sách giấy cói bằng cách đào qua tường bằng đá bùn của nhà kho để lấy những thứ trong đó vốn được canh giữ theo lệnh của giám đốc sờ cổ vật; hoặc bằng cách nào Budge đến Cairo chỉ một bước trước những người đuổi bắt để giao những tài liệu vào tay quân đội Anh; và nhờ cách nào chúng được chính phủ Anh bảo vệ và chúng đã đến được Anh Quốc. Không nhiều và cũng không ít, Budge là người kể một câu truyện hay - đế tiêu khiển, nhưng cũng để giải trí các học giả ngày nay.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353863919766250/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Tai-l...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận