Tài liệu: Những xác ướp hoàng gia: kho báu Deir el – Bahri

Tài liệu
Những xác ướp hoàng gia: kho báu Deir el – Bahri

Nội dung

1881

Những xác ướp hoàng gia: kho báu Deir el – Bahri

Trước 1881 Ánh sáng mới về y khoa Ai cập

Khám phá / khai quật Trước 1881 bởi Émile Brugsch

Di chỉ Thebes (Deir el-bahri, ngôi mộ DB 320)

Thời kỳ Trung gian thứ 2, Thời kỳ - Trung gian thứ 3. Thời kỳ, Triều đại thứ 17 - 22, khoảng 1500 - 900 TCN.

“Mười năm cuối hay hơn nữa người ta nghi ngờ rằng người ả  Rập ở Thebes (mà nghề chính của họ là cướp phá những ngôi mộ và xác ướp) đã tìm thấy một hầm mộ hoàng gia. Các đồ vật rất hiếm và cổ vật được đem bán ở châu Âu theo mùa (các du khách đã mua lại của những người buôn bán bản xứ sinh sống ở ngay tại các di chỉ) và nhiều trong các đồ vật này có dấu vết lịch sử thuộc về các triều đại hoàng gia nào dó đã lấy Thebes làm kinh đô. một vài du khách cũng là những người buôn bán và họ đã bán cho bảo tàng Anh Quốc và Louvre. Với thời gian, sự nghi ngờ đã trở thành hiện thực chắc chắn...”

AMELIA B. EDWARDS

“Ông ta không chỉ là một nhà Ai Cập học thành thục mà ông còn làm chủ được tất cả truyền thống của vi tiền nhiệm vĩ đại Mariette. Ông am hiểu người bản xứ, và có thể nói tiếng ả Rập thông tục thao thao, và xử trí tài tình, tế nhị với họ trừ một vài trường hợp - chẳng hạn việc tra tấn người bản xứ ở Kanâ (liên quan đến việc tìm tòi xác ướp hoàng gia).

E.A. WALLIS BUDGE.

Sinh ở Paris, 24/611846. Quan tâm đến Ai Cập học năm 14 tuổi; được giới thiệu với Mariette vào 1867. Giáo sư “Ecoles des Hautes Etudes”, Paris, 1869; đỗ tiến sĩ năm 1873; giáo sư về ngữ văn Ai Cập và khảo cổ học, Collège de France, 1874. Giám đốc ủy ban khảo cổ học Pháp Cairo năm 1880. Giám đốc Bảo tàng cồ vật và Bulaq từ 1881 – 86 và 1899 - 1914, tham gia vào nhiều khám phá quan trọng - kể cả các văn bản kim tự tháp, kho dự  trữ đầu tiên các xác ướp hoàng gia, ngôi mộ ở Sennudiem, và khai quật ở thung lũng các vua. Mất ở Paris, 30/6/1916.

Việc khám phá vào năm 1881 một ngôi mộ chứa những xác ướp của những nhà cai trị  lớn của Ai Cập cổ đại được thực hiện một cách tình cờ ở vịnh những vách đá nhô ra Deir-el- Bahri, bờ phía Tây Thebes, do sự đi lạc của một con dê của một gia đình địa phương. Lôi  cuốn bởi tiếng kêu be be của con vật, Ahmed Abd el-Rassul tìm thấy con vật rơi xuống một  đường thông mộ thẳng đứng bao quanh khu vực. Anh chui xuống đó và thấy mình đứng trước  một hành lang chật hẹp, lộn xộn những hình dạng lờ mờ; đốt một ngọn nến, các hình dạng nổi  bật lên - một cảnh quan kinh ngạc với những quan tài gỗ đầy bụi, nhìn xa hơn nữa: chúng chồng lên nhau. Cũng không phải là những quan tài bình thường: hình rắn đội mặt trời, đặc  biệt con rắn hổ mang bành hoàng gia, gắn lên trán, và vô số khuôn triện trong các văn bản  định dạng ghi chú trên các nắp quan tài, cho thấy rõ là con dê của Abd el- Rassul đã trượt  chân vào một ngôi mộ đầy tượng vua.

Mở xác chết hoàng gia ở Bảo tàng Bulaq: một  bức ảnh chụp trước cho thấy quan tài của  Ahmose triều đại thứ 18, nắp quan tài mở ra cho  thấy xác ướp được bọc vải với nhau vòng hoa.

Trước năm 1881 - Ánh sáng mới về y học Ai cập

Dụng cụ y khoa hiếm có  này- một bộ phận giả ngón  chân cái cho thấy những dấu  vết là nó đã được mang  trong lúc người này còn  sống – được tìm thấy ở Thebes, ở vị trí của một xác  ướp có lẽ trước 1881, khi nó được Bảo tàng Anh quốc sở  đắc (EA 29996). Sự ghép  nối bằng những sợi chỉ của  vải nền gợi ý một niên đại  trước khỏang 600 trước CN; có thể nhiều thế kỷ xưa hơn.  Cùng với một bộ phận giả  gần giống vậy bằng gỗ do một đội người Đức mới tìm  thấy trên một xác ướp đã bị xâm phạm có lẽ thuộc Thời kỳ Trung gian thứ 3 từ ngôi mộ TT 95 của Sheikh Abd el-Qurna. Nó đại biểu cho tay chân giả sớm nhất so với nơi đầu tiên trên thế giới – một cái đầu tiên khác cho y học Ai Cập.

CÁC VỊ VUA Ở KHO DEIR EL-BAHRI

(những thành viên của hoàng gia nhỏ hơn, các tư tế cao cấp và nhân viên bỏ qua)

TÊN

XÁC ƯỚP

QUAN TÀI

TÊN

XÁC ƯỚP

QUAN TÀI

Seqenenre-Taa

Ramesses I

 

Amosis

Sethos I

Amenophis I

Ramesses II

Tuthmosis I

●?

*

Ramesses III

Tuthmosis II

Ramesses IX

 

Tuthmosis III

 

 

 

* Các quan tài nguyên thủy được dùng lại cho việc cai táng vị tư tế tối cao của Amun Pinudjem I.

Ahmed cùng các anh Muhammad và Hussein giữ bí mật tự xoay sở, khám phá nhiều  năm trời. Số lượng của những vật quan trọng lộ ra ngoài ở chợ cổ vật Luxor, bất luận thế nào  - gồm có sách viết trên giấy có cói tượng shabti, các chậu bằng đồng, vỏ bọc có khắc chữ và  cuối cùng một xác ướp (có lẽ đó là xác ướp Ramesses I đã mất), nghe nói là được ném xuống  sông Nile do người mua lo sợ chính quyền chú ý đến khám phá này. Dấu vết dẫn chứng đến  nhà của Abd el-rassuls; và tiếp theo sau một cuộc tra vấn tàn bạo các người anh (một trong  họ, Hussein Abd el-Rassul, không bao giờ được nghe tới nữa) của Daoud Pasha, mudir của  Qena, Muhammad quyết định thú tội. Gia đình đã kiếm lợi khá nhiều từ cuộc khám phá, và sau tất cả, có nhiều tiền mặt để được thông tin về sự tìm tòi.

Gaston Maspero, vừa được bổ nhiệm làm giám đốc của Bộ phận các cổ vật của Mariette, vắng mặt ở Pháp khi chung cục xảy đến, và sự đầu tư theo những công bố của Muhammad Abd el-Rassul rơi vào Émile Brugsch (tr. 73), rồi một phụ bảo tàng ở Bulaq. Đó  là ngày 06/06/1881, với cái nóng của mùa hè Ai Cập lên đến cực điểm. Cúi người đi vào  đường thông xuống mộ đổ nát, Brugsch quen ngay mọi sự bất tiện khi quan sát cảnh quang:  ông nhớ lại, như trong mơ, thấy mình đứng trước một hành lang thấp , chất cao những hộp bằng sứ dâng tặng người chết, những chậu bằng kim loại và thạch cao tuyết hoa, vải vóc và đồ  nữ trang rẻ tiền, cho đến khi gặp một khúc quẹo ở lối đi, một tập họp những hòm xác ướp hiện ra trước mắt nhiều đến nỗi làm tôi lọang choạng”.

“Tập trung mọi giác quan, tôi xem xét thật tỉ mỉ bằng ánh sáng của ngọn đuốc, và ngay tức thì  tôi thấy chúng chứa những xác ướp của các nhân vật trong triều đình cả nam lẫn nữ, nhưng đó  chưa phải là tất cả. Lao tới phía trước nguời hướng dẫn, tôi vào phòng (cuối) và đứng dựa vào  tường hay nằm trên sàn, tôi tìm thấy vô số những hòm đựng xác ướp đủ kích cỡ và trọng lượng.

Vỏ bọc ngoài bằng vàng và bề mặt đánh bóng phản chiếu bộ mặt đầy xúc động của tôi như tôi  đang chìm vào mặt của chính các tổ tiên của tôi”.

Cuộc tìm kiếm chưa từng thấy dư luận của việc khám phá lan ra nhanh chóng, người  địa phương không còn thanh thản nữa. Brugsch hiểu rõ rằng cần phải hành động quyết liệt và  nhanh chóng, và chỉ trong một vài ngày ngôi mộ đã trống rỗng: các nhân vật trong đó - hơn  50 xác ướp vua, nữ hoàng và hoàng thân cấp thấp và người môi giới, với hơn 6.000 đồ vật đi   kèm - được đưa lên tàu hơi nước của bảo tàng đến Bulaq.

Lịch sử nơi chôn giấu

Việc khám phá nhiều vị vua, các thành viên của hoàng gia cấp thấp và quản gia trong  một ngôi mộ duy nhất là điều ngạc nhiên đối với cộng đồng các học giả, họ khó xử bởi sự  nghèo nàn về chất lượng và thực trạng của các quan tài chứa những xác chết trong hoàng  cung, cũng như sự mất mát những đồ tùy táng - ít ra cho các xác ướp trước - triều đại thứ 21.  Nghiên cứu các phiếu chỉ dẫn mà một số quan tài và xác ướp có quấn băng thường mang theo sẽ biết tất cả mọi điều:

“Năm I5, tháng thứ 3 của mùa akhet, ngày 6: Ngày mang vua Osiris Usermaatre-setepenre  [Ramesses II] cuộc sống! Thịnh vượng! Sức khỏe! Làm mới ông ta va chôn ông vào ngôi mộ  của vua Osiris Menmaatre-sety [I] cuộc sống ! thịnh vượng! Sức khỏe! Bởi vị tư tế tối cao của  Pinudjem”.

(Trái) Trong mớ các đồ vật nhỏ hơn tìm thấy trong kho những tách sứ thủy tinh, những tượng Ahabti và một loạt những vật chứa nội tạng tẩm liệm của người chết trong hoàng gia và quí tộc. (Phải) Địa điểm kho trong mối liên quan với đồn chôn nghĩa địa nổi tiếng Hatshepsut’, và (với tỷ lệ lớn) mẫu hồ sơ công bố bởi Brugsch và Maspero cho thấy hình dạng khác thường của ngôi mộ.

Phiếu chỉ dẫn này viết bằng mực trên băng quấn quanh xác ướp Ramesses II, cho thấy  rõ chuyện gì đã xảy ra: xác ướp của vua trong thời cổ đại đã được di chuyển khỏi mộ của mình để chôn lại vào mộ của Sethos I, KV 17, gần đó; và, như các phiếu chỉ dẫn khác  liên quan với hai vị vua này cho thấy, họ và xác ướp của Ramesses I được di dời từ mộ của  Sethos I để chôn lại trong mộ của nữ hoàng Inhapy. Lý do mà các vị vua lớn của Ai Cập được  an táng một cách quá cẩu thả là vì họ được đi dời một cách không tuân theo nghi thức nào cả  trong suốt một thời kỳ hàng trăm năm từ buổi đầu của thiên niên kỷ thứ nhất trước CN và dĩ  nhiên đã mất gần hết những đồ tùy táng nguyên thủy.

Nơi an nghỉ cuối cùng của xác chết hoàng gia thời vương quốc Mới, DB 320, giờ được thừa nhận như hầm mộ gia đình của vị tư tế tối cao ở Thebes là Pinudjem II, mà những thân  thích của họ - xác ướp của họ đa phần không ô uế và được đựng trong những quan tài sáng  trưng làm bằng những lá vàng dày - chiếm phòng tận cùng của mộ Abd el-Rassul. Những xác  ướp méo mó sau này được để chung ở đấy là được nhập vào từ nhiều thập niên sau, sau năm 11 của Shoshenq I của triều đại thứ 22.

Theo Maspero, người công bố trong báo cáo của mình về nơi cất giấu hoàng gia - Các  xác ướp hoàng gia ở Dier el-Bahari - vào năm 1889 thì việc chuyển dời và cất giấu liên tục là  để tránh sự chú ý của các tên trộm vào cuối thời vương quốc mới. Các nhà Ai Cập học ngày  nay, thừa nhận rằng việc cởi bỏ y phục người chết là công việc không phải của những tên trộm địa Phương, mà là của nhà nước đang cần những đồ tùy táng, những thỏi vàng trong thời kỳ kinh tế suy sụp. Không ít đồ trang sức và đồ tùy táng của các vị vua lúc ban đầu được lật lên, xài lại, trong đám ma của Tanis và những người thừa kế triều đại thứ 21 và 22.

Việc khám phá những xác ướp hoàng gia gây nên một kích động quốc tế. Các nhà  khảo cổ học có thể tin tưởng vào sự may mắn của họ. Trước năm 1881, các vị vua của nước  Ai Cập có tên gắn vào tượng, những bức chạm nổi và sách bằng giấy cói tồi tệ; giờ có thể  nhìn tận mắt, sờ da thịt của chính vị pharaon. Và những khám phá cùng loại sẽ đến nhiều hơn  nữa.

Xác ướp của Ramesses II, một trong xác ướp đầu tiên được các nhà khai quật tháo ra. Khi tìm thấy, nó được quấn băng hoàn toàn, dán nhãn với một hồ sơ nhà vua ở ngôi mộ của Sethos I vào năm 15 của Pinudjem và chứa một quan tài hoàng gia đẹp, nguyên thủy tháo hết bề mặt trang trí.

 

Quan tài bảo quản tốt của Astemkheb, con gái vị tư thế tối cao Menkheperre và có lẽ vợ nhỏ của vị tư tế Pinudjem II – tìm thấy với số lượng lớn xác chết của thời kỳ trung gian thứ ba trong hầm mộ chính của kho DB 320

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353860931797500/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Nhung...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận