Tài liệu: Tìm mộ của Hesyre, người ghi chép văn bản của hoàng gia

Tài liệu
Tìm mộ của Hesyre, người ghi chép văn bản của hoàng gia

Nội dung

1860

Tìm mộ của Hesyre, người ghi chép văn bản của hoàng gia

1863 Các tượng ở ngôi mộ Psamtek ● 1864 Truyện về Setne-Khaemwaset

Trước 1862 Bản thảo giấy cói của Edwin Smith ● Trước 1865 Đá Palermo

1871 Những tác phẩm điêu khắc ở Meidum ● 1871 Ngôi mộ của Ti

1874 Karnak Taweret

Khám phá/ khai quật 1860 bởi Auguste Mariette James Edward Quibell

Di chỉ Saqqara (mộ S2405 [A3])

Thời kỳ: Thời kỳ triều đại sớm, triều đại thứ 3, Djoser trị vì 2630 - 2611 trước CN.

“Mộ của Hosi [Hesyre] được xây bằng gạch vàng nhạt và phòng chính  là một hành lang dài đâm xuyên những lỗ hình chữ nhật. Chính sau  những ... lỗ này chúng tôi thấy những tấm ván quí giá...”

AUGUSTE MARIETTE

Năm l860, Mariette chuyển nỗ lực chính ở phía Nam là Giza đến Saqqara, được thưởng nhờ việc khám phá ra lăng mộ của Hesyre, “người đứng đầu các thư lại hoàng gia”,  sống suốt thời Djoser trị vì, người xây dựng kim tự tháp Step, vào những ngày đầu của thời thống nhất luật lệ triều đại. Đào xuống lớp gạch bùn siêu cấu trúc của mộ Hesyre, Mariette có  thể đem ra với năm tấm ván gỗ kỳ lạ - mỗi tấm cao 1m (3 l/4 ft) và khắc nổi tinh tế (Cairo CG  1426 - 30). Đó là những tác phẩm, xét bất cứ tiêu chuẩn nào, đều là thứ xuất sắc trong Tập ảnh bảo tàng Bonlaq mới phát hành một thập niên sau này.

Bất kể sự nổi tiếng của những bức chạm nổi, địa điểm chính xác của mộ Hesyre bị quên ngay; đó là thông lệ biết lo xa của Mariette, sau mỗi lần khám phá một ngôi mộ phải vội lấp ngay để tránh các tên trộm, cướp và đủ thứ. Bỏ qua trong im lặng về bản đồ của Jacques de Morgan vẽ hầm mộ ở Saqqara xuất bản vào năm 1897, di tích được xem như bị mất vĩnh viễn cho đến khi bất ngờ đụng phải lúc James E. Quibell thực hiện khai quật ở phía Bắc kim tự tháp Step trong năm 1911 - 12. Dưới sự chỉ huy của Quibell, ngôi mộ được dọn quang, đo đạc và cuối cùng xuất bản. Các chạm nổi trên gỗ của Mariette giờ có thể xem trong bối cảnh cụ thể.

Hai trong các tấm ván đẹp nhất được Mariette tìm thấy ở lăng mộ của Hesyre ở Saqqara. Sở hữu chủ ngôi mộ này được trình bày trên mỗi tấm, dù tư thế và bộ tóc  giả khác nhau, thủ bút đi kèm - biểu trưng của  đẳng cấp ông ta - được ban tặng theo công đức mặc dù tài năng chuyên môn của ông bao gồm  cả y học và nha khoa.

Chi tiết của một trong những bức tranh tường tìm thấy ở phần siêu cấu trúc của lăng mộ Hesyre - một bộ những miếng trò chơi. Đối với người khai quật, các bức này không giống lắm “các tranh ở  phòng tranh”.

Một ngôi mộ khác thường

Ngôi mộ của Hesyre - độc đáo ít nhất ở ba điểm: Niên đại của nó - triều đại thứ 3 - là  rất sớm; kích thước đồ sộ - siêu cấu trúc của lăng chủ yếu là gạch - bùn, dài 43m và cao 5mvà trang trí của nó, phong cách hoàn toàn cổ xưa, thật tinh vi.

Phòng chính của ngôi mộ là một lối đi hay hành lang dài, hẹp, dọc theo đó, ở phía Tây, đứng một dọc 11 hốc tường, trong đó được dựng những tấm ván gỗ : 5 tấm (ở cuối phía  Nam) được Mariette tìm thấy; một mảnh được Quibell di dời (ở cuối phía Bắc); và những gì  còn lại của năm tấm ván nữa bỏ đó, khi Quibell dọn quang lại không cứu vãn nổi. Bức tường  được trang trí với những mẫu thiết kế hình học táo bạo màu sắc đa dạng đen, đỏ, vàng và  xanh, rõ ràng cố bắt chước đồ tường treo.

Trang trí phủ kín bên kia lối đi hẹp này cũng đáng lưu ý, tuy nhiên Mariette và các cộng sự của ông hình như bỏ quên nó. Quibell miêu tả nó như sau:

“Không có cảnh những người mang lễ vật dâng cúng, không có những người hàng thịt với ghi  chú trên đó, không có mặt người, lẫn thú vật gì cả, mà chỉ là một hàng dài những khung hình chữ nhật trên một nền thảm, trông giống như những bức tranh ở phòng triển lãm”.

Chủ đề của những “bức tranh” này chia thành ba cụm, là những vật chôn cất cùng  người chết, bao gồm (phần dưới của) một tượng của sở hữu chủ ngôi mộ, một bảng “rắn” và  các trò chơi khác, thước đo bằng gỗ và đồng và một loại đồ trang trí phòng ngủ. Các bức  tranh (được chôn lại sau đó) có một đặc điểm khác với những trang trí tường tìm thấy ở  những ngôi mộ sau, như các bản đã được Quibell và vợ ông thực hiện bằng màu nước và  đường nét rõ ràng.

Các phòng chôn cất

Nhờ vào báo cáo của Quibell, những phần ở dưới đất của ngôi mộ có thể nhìn thấy  chiếm ba cấp (cấp cao nhất được đóng kín bằng một  đá “khung lưới sắt” trượt theo một  đường rãnh) . Theo tiên đoán, chúng đã bị cướp bóc vào thời cổ đại và chỉ còn để lại chút ít  như xương người, những mảnh gốm, một vài thùng đá vỡ có cùng loại hình dạng của Triều  đại sớm, và một cái xương mang tên Hesyre. Một mảnh bùn có dấu niêm với tên của  Hetjerykhet-Djoser, người xây dựng hệ thống kim tự tháp Step, xác nhận và làm sáng tỏ niên đại: triều đại thứ 3 của ngôi mộ.

Những bức chạm nổi

Những bức chạm nổi bằng gỗ của Hesyre rõ ràng không là thứ độc đáo (di tích đẹp  khác bằng gỗ gồm có một phiến đá đặt nằm ngang trên cửa ra vào Nedji và cửa gỗ giả của Ika  - Cairo JE 72201 - tìm thấy ở Saqqara năm 1940), nhưng vật liệu này là bất thường trong tư  liệu khảo cổ học. Tình trạng của những sự việc này có lẽ là nhờ không bị kiến trắng tấn công  hơn là do khan hiếm gỗ tốt ở Ai Cập, nên việc vá đắp và dùng lại luôn và quy tắc phổ biến.

Dù gì đi nữa, các chạm nổi của Hesyre chẳng nghi ngờ gì là những kiệt tác về loại này, chúng khác biệt không chỉ bởi chất lượng của việc chạm khắc mà còn tuyệt vời hơn, là  vào thời kỳ sớm như vậy, các phẩm chất tinh tế đã được chú ý như nhận xét ở nơi khác,  khoảng cách rộng rãi làm đứt quãng các chữ viết tượng hình - mỗi chữ là một tác phẩm - che  giấu khéo léo những cột bị phân cách trong văn bản; trong khi hình ảnh của người sở hữu,  được bố trí dưới cột cuối cùng, với kích thước không hơn gì một chỗ đề tên. Sớm hơn mong  đợi, vào triều đại thứ 3, sự pha trộn hình ảnh và chữ viết trở nên một đặc điểm riêng của nghệ  thuật Ai Cập trong lịch sử, đã tìm được cách diễn đạt đầy đủ.

1863 - NHỮNG BỨC TƯỢNG Ở MỘ PSAMTEK

Quét khắp phía nam con đường đắp cao Unas (tr. 242) ở Saqqara năm 1863, Mariette phát hiện nhiều kho  tàng giấu diếm trong một hố dẫn đến, một ngôi mộ quan trọng gấp ba lần đã được ghi chú tỉ mỉ bởi James Burton, vị tiền nhiệm thế kỷ 19.

Ở phía Đông, phức hợp hầm mộ thuộc hai viên chức có cấp cùng tên - Psamtek - sử dụng và ở  phía tây là con gái vị vua triều đại  thứ 26 và vợ vua gọi là Khedebneitirtbint.

Hố cho thấy có thể chứa ba tác phẩm điêu khắc bằng đá xám to lớn, mỗi tác phẩm cao dưới 1m: một tượng Isis ngồi (Cairo CG 38884; phải); một Osiris ngồi (Cairo CG 38358); và một tượng của người sở hữu chủ đứng trước và được bò Hathoe bảo vệ (Cairo CG 784, trái). Tượng cuối cùng gợi mối liên hệ về - và có thể dựa vào mẫu đó - một hình tượng nổi tiếng sau này được Edouard Naville đưa  ra ánh sáng ở Deir el-Bahri (tr.  262)

Người sở hữu những bức tượng này, theo tên chúng mang – rõ ràng  là một Psamtek của ngôi mộ của Burton – “một trưởng thư lại”, “quản thủ các con dấu” và  “tổng quản trong cung”, có quyền lực suốt triều dại thứ 26, và có lẽ cả  thời Pharaon Amasis.

Tượng không có thần, các bức tượng Psamtek hậu hĩ bù đắp cho nghệ thuật làm mẫu sinh động và chính xác, hoàn hảo trong việc lựa chọn và tình tuyền của vật liệu, tỷ lệ Saite và phong cách không sai sót.

1864 - TRUYỆN KHAEMWASET Ở SETNE

Bên cạnh loại tượng thông thường, trụ đá và quan tài, các người đào bới suốt thế kỷ 19 phát hiện một số những kỳ quặc - bao gồm một văn bản thế kỷ thứ 3 trước CN của câu chuyện nổi tiếng nhất trong nền văn chương thông dụng: “Truyện kể Setne- Khaemwaset”. Chuyện lạ là nó được tìm thấy với những văn bản “tà giáo” khác của thời kỳ các pharaon trong mộ của một tu sĩ Cơ Đốc giáo cổ Ai Cập ở Deir el-medina năm 1864. Được Mariette mua cho bảo tàng của mình (giờ ở Cairo CG 30646), bản thảo trên giấy cói gồm bốn (của một  nguyên tắc sáu) trang đánh số của truyện đầu tiên thuộc chu kỳ liên quan đến Setne I.

Để chứng minh đó là một tìm tòi quan trọng: “Vào thời kỳ đó”, Gaston Maspero sau này đã ghi, “việc nghiên cứu chữ viết thông dụng không phổ biến lắm trong các nhà Ai Cập học; sự mỏng manh và không dứt khoát của các chữ làm nên nó, sự mới mẻ của các dạng ngữ pháp và sự không hấp dẫn và yếu kém của chủ đề tác động vào, báo động hay đầy lùi chúng”. Với sự khám phá của Setne- Khaemwaset (phần hai sẽ được phát hành vào năm  1909 từ một bản thảo trên giấy cói của Bảo tàng Anh Quốc EA 10822), tất cả đã thay đổi.

Setne Khaemwaset của tên sách là setem-tuổi Khaemwaset; một tư tế cấp cao của Ptah ở Memphis và con trai của Ramesses II nhân vật mà nhà sưa tầm cổ vật đã khai thác truyện trong tưởng  tượng đã được thêu dệt.

Cuộc tìm kiếm Khaemwaset ở Setne I là nhắm tới cuốn sách huyền bí của Thoth, nhằm thu tóm cho mình những quyền lực vô kể trên trật tự tự nhiên của thế giới -hơn là tìm trong đó một thông tin giúp việc tìm hiểu đám tang của vị hoàng tử lịch sử, vấn  đề này được chú đến không phải nhằm đề cử hành một cuộc lễ cho các tổ tiên đã chết từ lâu mà nhằm tạo điều kiện cho việc lục lọi những đồ tùy táng của họ.

TRƯỚC 1862 - SÁCH GIẤY CÓI CỦA EDWIN SMITH

Edwin Smith, một người Mỹ, đến Luxor vào tuổi 36 (năm 1858) làm nghề buôn bán, cho vay tiền. Ông ta thủ đắc bốn trong những văn bản khoa học quan trọng nhất đã được tìm thấy: Sách toán giấy cói của Rhind (bảo tàng Anh EA 10057- 58 + Brooklyn 37.1784 E); cuộn da toán học của Bảo tàng Anh (EA 10250); sách giấy cói y học của Ebers (Leipzig); và sách giấy cói về giải phẫu học của Edwin Smith (viện y học New York; trên).  Tất cả đều xuất phát từ một ngôi mộ độc nhất của triều đại thứ 18 sớm; được người địa phương lấy được và bán đi để thu lợi: chỉ mỗi văn bản, giáo sư người Đức George Ebers phải trả một số tiền là 8.000 USD.

TRƯỚC 1865 - ĐÁ PALERMO

Một mảnh quan trọng trong trò chơi chắp hình của biên niên Ai Cập cổ đại là văn bản biên niên sử rời rạc được mọi   người biết đến dưới tên đá Palermo. Nó được đặt tên theo bảo tàng mà nó hiện được lưa giữ và tìm thấy, có lẽ ở Sicile (nó có thể được du hành như đồ dằn tàu) trước năm 1865. Miếng này  và những mảnh nhỏ hơn, giờ ở Cairo (đăng ký số JE 39734 - 5, 44859 - 60, mảnh đầu tiên trong ba mảnh được tìm thấy ở el-minya) và  ở đại học Col1ege, London (Bảo tàng Petrie VC 15508, thủ đắc vào lúc khai quật Memphis của Petrie) ghi chép nghi lễ chính đầu tiên, những biến cố của lịch nước Ai Cập, cùng với mực nước sông Nil, dưới tên vị vua đương triều. Văn bản hoàn chỉnh kéo dài từ thời kỳ  thống nhất Ai Cập đến triều đại thứ 5 hoặc cả thứ 6. Tiềm năng khổng lồ của những mánh đá như đã trêu ngươi và gây bàn luận, hình như chưa được nghiên cứu đầy đủ.

1871 - NHỮNG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC Ở MEIDUM

Cặp tác phẩm điều khắc đá vôi sơn màu kích thước như thật được phụ tá của Mariette, Alberf Daninos tìm thấy ở Meidum và o năm  1871 tại lăng Rahotep và Nofret. Mặc dù chôn dưới đất hơn 4.500 năm trước, vào thời của  vua Snefru của triều đại thứ 4, tình trạng của chúng gần như hoàn hảo – đến nỗi người Ai Cập tham gia việc đào  bới ngôi mộ hoảng sợ và lắp bắp chẳng nói nên lời. Khi Daninos giả i thích: “Anh ta thấy mình đứng trước hai đầu người với đôi mắt (pha lê) nhìn anh”.

Những bức tượng tuyệt vời của hoàng tứ Rahotep và công chúa Nofret (Cairo CG 3 - 4) không chỉ là những điều  bất ngờ duy nhất ở Meidum. Công trình sau này, ở ngôi mộ của Nefermaat và Itet cho thấy nhiều bức chạm nổi sơn phết độc nhất vô nhị và nổi tiếng nhất trong các bức tranh màu keo Ai Cập là bức các con ngỗng ở Meidum.

1871 - NGÔI MỘ CỦA TI

Ti người quản đốc các kim tự tháp của triều đại thứ 5 của các vua Neferirkare và Niuserre, cùng các đền mặt trời của Sahure, Neferirkare, Raneferef và Niuserre ở gần Abusir, là một  trong những người quan trọng vào thời đó, và căn nhà vĩnh cửu của ông ở Saqqara là một căn  nhà rộng lớn và ấn tượng.

Ngôi mộ (D22) nổi tiếng ngày nay - như trong thời cổ đại về chất lượng và loạt cảnh trên tường. Các bức chạm nổi của nó là nguồn cảm hứng cho vô số những nghệ nhân không phải là người của Memphite đang làm việc ở Meir, Deir el-Gebrawi và el-Hawawish. Các bức tường hình như lúc mới được Mariette khám phá, vẫn giữ màu sắc nguyên thủy của chúng -  cho đến khi tiến sĩ Reil đập ướt để lấy phiên bản, vào năm 1870.

Chủ đề trang trí tường của Ti - nhằm làm sống lại ma thuật và vĩnh cửu hóa những tài  sản trên trần gian của người chết để làm vui lòng ông sau khi chết - phong phú và sáng tạo, chạm khắc đẹp đẽ và cung cấp vô số những thông tin về đời sống hàng ngày ở Ai Cập triều đại thứ 5 - như một nhà Ai Cập học dự đoán:

Đôi khi tôi có ý nghĩ, nếu ai đó có thể nghĩ đến một sự hủy diệt hoàn toàn các di tích ở Ai Cập,  ngoài ra chỉ thể cứu vãn một thứ, thứ  đó là căn phòng rộng lớn trong ngôi mộ của  Ti... [N]ghệ thuật đáng giá của những bức chạm nổi (của ngôi mộ).

A.A. QUIBELL

Các ngôi mộ khác đã được khám phá cạnh tranh với Ti. Đó là ngôi mộ của Ptahhotep và Akhethotep (D 64) gần đâu đấy và cũng cùng thời. Đây là một tìm tòi khác của Mariette, được các sinh viên của Flinders Petrie dọn quang; và những ngôi mộ lớn của Kagemni và Mereruka của triều đại thứ 5 được Morgan khám phá (tr.107). Thành tựu nghệ thuật của  những di tích này cuối cùng cũng được bộc lộ, hấp dẫn trong từng chi tiết bởi bức ảnh của  cuộc viễn chinh của Oxford đến Ai Cập dưới sự chỉ huy của Yvonne Harpur.

Như trong tất cả những ngôi mộ Ai Cập, còn có cả tượng nữa. Theo Mariette, serdab chính của Ti - phần đặc biệt giấu kín của những ngôi mộ vương quốc cổ đầu tiên ghi chú rằng suốt thời gian người Pháp làm ở đây- có khoảng 20 tượng và duy nhất chỉ có một trong các tác phẩm điêu khắc còn toàn vẹn; giờ được chuyển đến Bảo tàng cairo (CG 20), vị trí nguyên  thủy của nó ngày nay được một mẫu đúc ngự trị.

1874 - TAWERET Ở KARNAK

Bức điêu khắc đẹp nhất Ai Cập của  thời kỳ Saite được chú ý bởi sự hoàn hảo về hình dáng và thiết kế- và có lẽ  bức tượng điêu khắc đẹp nhất của tất cả là bức tượng thanh tú về nữ thần Taweret (Cairo CG 39145). Đề tặng bởi vị tư tế tối cao Pabasa, tổng quản của vợ thần Amun của triều đại thứ 26.  Nitocris, bức tượng được những người địa phương đào bới thấy ở Karnak vào năm 1874 và nhanh chóng bị Mariette tịch thu cho bảo tàng của mình.

Tình trạng bảo quản tốt nhờ được vây quanh trong một điện bằng đá vôi chỉ  mở ngang tầm mắt để giới hạn sự tiếp cận với thế giới bên ngoài - sự đón tiếp của người cầu nguyện. Vẻ đẹp của bức tượng được mọi người biết đến nhờ nữ thần.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/214-02-633352965457110000/Cac-nha-Khao-co-hoc-dau-tien-1850-1881/Tim...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận