Tài liệu: Nơi chôn cất những con bò đực Apis: Mariette và Serapeum

Tài liệu
Nơi chôn cất những con bò đực Apis: Mariette và Serapeum

Nội dung

1851

NƠI CHÔN CẤT NHỮNG CON BÒ ĐỰC Apis: Mariette và Serapeum

1850 Người thảo văn thư ngồi ở Louvre

Khám phá / khai quật 1851 bởi Auguste Mariette

Di chỉ Sappara

Thời kỳ Vương quốc mới, triều đại thứ 18 – thời kỳ Ptôlêmê, 1391- 30 trước Công Nguyên

“Ông Mariette cũng đề nghị tiến hành các cuộc khai quật ở những địa điểm đặc thù của Ai Cập cổ đại, chưa được thám hiểm hết để làm phong phú Bảo tàng của chúng ta bằng những sản phẩm mà ông ta tìm kiếm được”.

CHARLES LENORMANT

Sinh ở Boulogne-sur-Mer, Pháp, 11-02-1821. Dạy tiếng Pháp và vẽ ở Stratford, Anh quốc, 1839- 40; nhà thiết kế dải ruy băng, ở Coventry, 1841. Tú tài văn chương, Douai, 1841 ; giáo viên tiếng Pháp, trường Collềg Bonlogne, 1843. Bắt đầu học về Ai Cập năm 21 tuổi; liệt kê danh mục bộ sưu tập Ai Cập ở Bonlogne, 1847. Vị trí không quan trọng ở Louvre năm 1849. Đến Ai Cập để lấy các bản thảo tiếng Copt 1850; ông dùng nguồn tiền vào việc khai quật. Khám phá Serapeum vào năm 1850; Thung lũng đền thờ Khephren, ở Giza, 1853; mở các cuộc khai quật Saqqara, Giza, Thebes, Abydos, Elephantine. Trợ lý quản đốc Bảo tàng Louvre, 1855-61 (danh dự sau này) .Bổ nhiệm làm Giám đốc các Di tích Ai Cập, 1858, thực hiện những cuộc  khai quật với quy mô lớn khắp Ai Cập, đặc biệt trước 1863. Khám phá kho tàng của Akhotep, 1859. Bảo tàng cổ vật Ai Cập đầu tiên ở Bulaq, 1863. Bà Mariette chết vì bệnh dịch tả ở Cairo, 1865. Góp phần vào lời nhạc kịch của vở Opera Aida của Verdi, lần đầu tiên biểu diễn ở Cairo, 1871. Mất ở Bulaq, ngày 18- 01-1881 ; hiện chôn cất ở tầng hầm Bảo tàng Cairo.

Sự theo đuổi Serapeum: những cuộc khai quật  của Mariette trên một bản vẽ, lấy từ ấn bản công bố việc khám phá của nhà khai quật, cho thấy mặt cắt hào sâu qua con đường diễu hành cổ xưa do Strabo mô tả. Tượng nhân sư thứ 135 được nhìn thấy ở đáy.

Vào năm 1821, một năm sau khi cuốn “Narrative” (Tường thuật) của Belzoni được phát hành, FranÇois Auguste Ferdinand Mariette chào đời ở Boulogne-sur-Mer. Đó là khởi đầu của một con người đã đặt việc nghiên cứu các vị pharaon ở Ai Cập trên một nền tảng có tổ chức lần đầu tiên. Mặc dù định mệnh của Mariette chưa xác định ngay tức khắc - cho đến khi gặp phải một ngẫu nhiên, vào thập niên thứ ba, với những bài viết và bản vẽ của một người bà con, nghệ nhân Nestor L'Hhôte. L’Hôte đã theo đoàn quân viễn chinh Ai Cập của Champollion Rosellini như một chàng trai vô tư vào năm 1828, và sự hăng hái truyền qua những bức thư về nhà gần như rõ ràng. Khi chàng trai Auguste đọc những bức thư này và ngạc nhiên, định mệnh của anh ta đã gắn kết với điều đó.  

Với niềm đam mê mới này, Mariette bắt đầu chú ý vào việc học hỏi nghiêm túc hơn và vào năm 1849 được nhận vào Bảo tàng Louvre như người phụ trách cấp dưới. Một năm sau, năm 29 tuổi, anh ta đã ở Cairo - nhân danh Thư viện Quốc gia Pháp, tìm kiếm những văn bản tiếng Copt (tiếng cổ Ai Cập) để đối chọi với những gì người Anh mới tiếp thu được.

Kinh nghiệm đầu tiên của Mariette về Ai Cập đáng nhớ đời. Những văn bản tiếng Copt bị quên ngay khi tin tức phổ biến về khám phá Serapeum huyền thoại của chàng trai trẻ, hầm mộ của các con bò đực của Apis. Đây là cuộc tìm kiếm lớn nhất sau ngôi mộ của Sethos I; và, đối với nước Ai Cập, nó đánh dấu bước đầu tiên quyết định con đường dẫn đến một chương trình quốc gia về khai quật, cứu vãn và bảo tồn di sản.

Công việc tìm ra các đồ vật của các pharaon đối với Louvre luôn luôn là một mục tiêu, vì thế nên đã gia hạn bổ sung 6 tháng công tác ở Ai Cập cho Mariette; sự miễn cưỡng của “lão trượng về tiếng Copt” để từ bỏ dứt khoát hơn các văn bản quý giá (sau Curzon vào 1833-34 và Henry Tattam vào 1839 tước đoạt hoàn toàn những tài sản của Nhà thờ ớ Wadi Natrun) giờ cho phép người  Pháp chú ý hoàn toàn theo hướng này. Nhưng bắt đầu từ đâu?

Càng suy tính về những khả năng, Mariette càng thấy mình bị lôi kéo vào nghĩa địa Saqqara mênh mông - ngọn nguồn, như người ta kể với ông, của một loạt các tượng nhân sư mà ông đã lưu ý và nhìn thấy ở Cairo (với Antoine Clot, Louis Linant de Bellefonds và những người khác) và Alexandria (ở nhà của bá tước Stephan Zizinia) sau khi ông đến đây. và rồi:

“Một hôm, đi qua nghĩa địa, thước đo trong tay, tìm cách gỡ rối sơ đồ của các  ngôi mộ, mắt tôi bị dáng vào một trong các nhân sư. Đó là một phát hiện. Vì bị  chôn sâu hơn ba phần tư, rõ ràng tượng nhân sư này đã tồn tại ngay địa điểm ban  đầu của nó. Con đường đã cung cấp cho các nhà sưu tập của Cairo và  Alexandria vô số các di tích đã được tìm thấy”.

(Trái) Sơ đồ từ bản báo cáo của Mariette cho thấy di chỉ Serapeum lộ ra sau khi khai quật. (Phải) Một trong các nhân sự bằng đá vôi đã được kể trong truyện cổ, câu truyện đã báo động cho Mariette tiềm  năng của di chỉ Saqqara - đầu một vi vua với thân sư  tử, vẫn còn nằm trên chân cột cổ xưa.

Tình hình phát triển nhanh chóng từ một tao ngộ bất thường đến khám phá chính yếu. Vì Mariette nhận ra rằng tác giả người Hy Lạp Strabo, viết vào thế kỷ thứ I trước Công  Nguyên, đã nói đến một đại độ các nhân sư trên cát dẫn đến Serapeum nổi tiếng, nơi chôn cất bò đực thiếng Apis - một di chỉ mà nhiều đội quân viễn chinh, kể cả đội quân của Napoléon đã tìm kiếm. Những tượng nhân sư này hình như là dấu hiệu mà các người đi trước Mariette đã bỏ qua. Người Pháp này quyết định kiểm tra lý thuyết - mặc dù bỏ qua, trong sự vội vàng, do yêu cầu phải dàn xếp các firman cần thiết (giấy phép chính  thức) .

Đội khai quật của Mariette đã đào được trên một trăm nhân sư nữa xếp hàng theo lối điều  hành. Và các cuộc khai quật tiếp tục vào các tuần lễ tiếp theo cho đến khi đại lộ này dừng lại trước sân một ngôi đền bị chôn vùi.

Minh văn của ngôi đền vừa mới tìm thấy cho biết nó được dành cho thầu Osiris - Apis (Hy Lạp “Osorapis”), hình thức chết của con bò thiêng Ptah. Chàng trai trẻ người Pháp rõ ràng đã đúng và khi cuộc đào xới tiếp tục một lối đi lát đá và tường hiện ra - cái gọi là  dromos - dẫn trực tiếp đến ngôi đền Serapeum.

Nơi chôn cất bò đực và “mộ của Khaemwaset”

Lối vào hầm mộ thiêng ở dưới ngôi đền kết  thúc vào ngày 12-11-1851, gần một năm sau  kể từ ngày Mariette “nổi máu” đi tìm cổ vật  Lễ khánh thành được thực hiện ba tháng sau -  trong khi đó Mariette đã lấy hết những phát hiện chính khỏi hầm mộ nhằm bảo tàng chúng, tránh khỏi ý đồ “giữ riệt” của Abbas Pasha, người cai trị Ai Cập lúc này. Abbas -  khó chịu vì sự thiếu thiện chí của Mariette  trong các thủ tục (quên không xin phép hành nghề) nên đã gây khó khăn. Lợi tức của vị  Pasha trong các khám phá như thế này bị hạn  chế: mất của đút lót và quà cáp cho đám tham quan - một số phận buồn cho một khám phá  quan trọng như thế, và một hậu quả mà Mariette phải tránh bằng mọi giá.

“Hầm mộ lớn nhất” Serapeum ở dưới hầm. Mariette choáng váng vì các du khách xuống đây hàng ngàn người. “... không ai có thể cho bạn một ý tưởng về những phiền toái và nguy hại như những cuộc viếng thăm này đã gây cho tôi. Đó là dịch bệnh thứ 8 của Ai  Cập”.

Các phần ở dưới đất của đền Serapeum gồm có một hành lang dài với nhiều tấm bia tạ ơn và niêm phong bằng tẩm cửa sa thạch lớn; những phòng bên chứa 24 quách bằng đá  granit tuyệt đẹp (mỗi quách nặng 65 tấn). Những quách này đã được làm trong khoảng năm 52 Psammetichus I của triều đại thứ 26 và năm cuối của thời Ptô-lê-mê để đựng xác ướp của những con bò đực Apis - những hiện thân trên trái đất của thành phố thần thánh Memphis. Chỉ có ba quách của bò đực được ghi chữ với những tên Amasis, Cambyses và trên một nắp quách không dùng, bỏ ngoài hành lang, với khuôn dấu của Khababash, họ hàng của người cai trị cuối cùng xứ Ai Cập trước lần trở lại ngắn ngủi của người Ba Tư và biến cố Alexander Đại đế.

Tất cả các quách ở hành lang này, không trừ cái nào, đã được mở ra lấy sạch cổ vật.

Vào mùa xuân 1852, tuy nhiên, các hành lang khác đã được tìm thấy - những cái gọi là  hầm mộ nhỏ hơn - với những phòng đục trong đá cho thấy vào thời kỳ đó chứa những quan  tài gỗ chôn bò, có niên đại từ năm 30 Ramesses II đến triều đại thứ 22. Và một trong những  phòng này (để vào đó Mariette đã phải dùng đến kỹ thuật của những người đi trước - chất nổ)   việc chôn cất, thực hiện năm 55 Ramesses II, vẫn còn nguyên vẹn.

(Phải) Mặc dù những hài cốt rất to lớn, đa số các quách bò đực đã bị lấy đi cổ vật nhỏ, bằng cách đầy nắp quách sang một bên. (Trái) Minh văn của người thân thuộc cuối cùng của vua Ai Cập, Khababash – một nắp quách bỏ ở cửa vào hầm mộ lớn vào thời người Ba Tư xâm lăng, được xem như là một trong các nơi chôn cất của bò Apis.

1850 - NGƯỜI GHI CHÉP NGÔI CỦA BẢO TÀNG LOUVRE

Việc khám phá Serapeum của Mariette đem lại nhiều hiện vật ấn tượng, kể cả nhiều tác phẩm bậc thầy của mỹ thuật Ai Cập. Một trong các tác phẩm này là bức tượng người ngồi ghi chép nổi tiếng, hiện ở bảo tàng Louvre (E3023), được tìm thấy trong một lăng mộ (Mariette C20) ở bờ đại lộ dẫn đến Serapeum. Lưu giữ một cách lạ thường, với đôi mắt bí hiểm, sống động viền đồng và dát bằng thạch anh, đá pha lê và gỗ mun, bức tượng tượng trưng cho một trong những hình ảnh lâu đời nhất của Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên việc nhận dạng, cũng như các trường hợp khác vẫn còn chưa rõ ràng. Một vài chuyên gia có thẩm quyền thừa nhận đây là bức điêu khắc được làm cho Sekhemka, viên chức cao cấp; còn với những  người khác đó là vị Thống đốc địa phương Kay, một khối tượng ngồi về ông ta, cũng ở Paris (Louvre A106) - mặc dù việc gán ghép này có phần không chắc vì Kay  thuận tay trái – còn người chép văn thư thuận tay phải. Mariette thường liên hệ đến tượng của vị Tể tướng Pahernefer, có lẽ ông dựa vào một bằng chứng chưa công bố. Mặc dù lý lịch thật của ông ta như thế nào, bức điêu khắc có niên địa là vào những năm đầu của triều đại thứ 5.


(Trên) Phiến mặt nạ bằng vàng tìm thấy trong quan tài của Apis XIV. Mặt nạ dạng người, và sự hiện diện của nó lẫn trong các món kim hoàn tuy táng làm Mariette tin rằng người chôn đó là Khaemwaset con trai của Ramesses II. (Dưới) Yếm ngực của một trong các con bò đực thiêng (Apis IX) được trang bị khi chết. một con chim ưng đầu cừu bằng vàng, các ô phía trên được dát thủy tinh và đá bán quý.

Đối với nhà khai quật, cũng như các nhà Ai Cập học, quan tài bằng gỗ trong đó được xem như chứa những gì còn sót lại của một người đàn ông - theo minh văn: Hoàng tử Khaemwaset, con trai sành đố cổ của Ramesses II.

Bề ngoài dù thế nào cũng dễ đánh lừa, như bây giờ chúng ta biết: vì mặc dù các món kim hoàn đã nhận diện và một mặt nạ có hình dạng người. Nhưng cái mà Mariette tìm thấy không phải là người, là một nơi chôn cất bò đực còn nguyên vẹn (trừ  sự mục nát ngoại lệ - nơi chôn cất Apis XIV. Và nó dược dành cho “Osiris-Apis”, mà  đồ tùy táng gồm con bọ hung bùa wadj, shabtis 18 đầu người đã được ghi chép).

Nơi chôn cối Apis biệt lập

“Mặc dù đã 3700 năm trôi qua từ khi nó đóng lại, mọi thứ trong phòng hình như vẫn  còn nguyên vẹn. Dấu ngón tay của người Ai Cập đã kiểm tra tảng đá cuối cùng trên  bức tường xây để giữ bí mật lối cửa vào vẫn còn được nhận thấy trên mặt đá vôi cũng  có cả những dấu chân trần in trên cát nằm ở một góc của phòng mộ. Mọi thứ vẫn y  nguyên...”

Công việc của Mariette tiếp tục cho đến năm 1852, và kết quả đã thực hiện được trong đợt khám phá thứ ba là một nơi chôn cất bò đực nhỏ hơn - loại sớm nhất chưa khám phá - có niên đại từ thời Amenophis III của triều đại thứ 18 đến triều đại thứ 19. Một trong các nơi chôn cất này vẫn còn nguyên vẹn.

Miếng bố tử dát vàng từ Apis VII đúc theo hình dáng một điện thờ với những hình ảnh của các nữ thần Wadjyt (rắn hồ mang bành) và Nekhbet (chim kên  kên), với một chim Ba đầu cừu ở trên. Tên trong khuôn triện là của Ramesses II - Usermaatresetepervre. Điều lạ lùng là, trong khi các dấu hiệu đều hướng về các nữ thần, thì khuôn triện lại ngược lại.

Nhìn chằm chặp vào bóng tối của cuộc tìm tòi cuối cùng này, Mariette thấy một căn phòng trang trí chứa hai quan tài lớn, hình chữ nhật sơn nhựa cây với vàng lá hay  sơn trang. Nằm dọc theo đó là bốn hũ đựng di hài lớn (dành cho nội tạng ướp, làm bằng thạch cao tuyết hoa cùng với những đầu người cúi rạp xuống, và một bức tượng  đứng của Osiris bằng gỗ mạ vàng. Gần đấy là hai điện thờ, trang trí những cánh  Ramesses II và Khaemwaset đang dâng cúng lễ vật trước bò đực Apis và trên đỉnh là  những hình vẽ Anubis. Mỗi điện thờ có bốn tượng bằng sứ, ghi chữ và đề tặng tể tướng Paser. Hai shabtis to lớn của Khaemwaset  bằng sa thạch sơn màu được đặt trong một hốc tường phía Nam, các hốc ở tường đối  diện chứa hai viên gạch huyền bí, một thứ bùa djet và những mảnh vàng lá; xa hơn  nữa, chèn ngang sàn phòng, có hơn 247 shabtis bằng đá cứng, canxi và sành sứ do các  viên chức khác của Ramesses II đề tặng sau cái chết của những con bò đực vào những  năm 16 và 30. Quang cảnh lạ thường, và Mariette chết điếng – bởi những dấu chân của các vị tư tế thời đó vẫn còn thấy trên cát sàn phòng và sự huy hoàng của những kho báu.

Nghiên cứu tỉ mỉ những đồ vật trong phòng này, người ta phát hiện là xác các con bò đực được đập thành những mảnh nhỏ - người có óc tưởng tượng thì tin rằng những con bò này được nấu theo nghi lễ và đã được ăn - trước khi được bọc lại và phủ  lên một lớp nhựa cây; vì thế, chẳng còn lại bao nhiêu để xem. Tuy nhiên, trong những  mảnh vụn của một mồ chôn (Apis IX) còn thấy chứa trong đó ba quan tài hình chữ  nhật và đậy bằng một cái nắp hình người với mặt mạ vàng (giống như của Khaemwaset). Mariette đã kiểm lại một số món tùy táng quan trọng. Đó là 15 hình vẽ shabti đầu bò đực, 10 mẫu trang sức vàng (vài mẫu do Khaemwaset tặng) và một dãy bùa chú bằng đá cứng: Vật được chôn theo (Apis VII), cái sớm nhất, mang theo một bố tử dát vàng của Ramesses II và sáu hình tượng shabti đầu Apis.

Chẳng bao lâu 230 thùng cổ vật được đến Louvre, ở Paris đủ để gây ấn tượng với số tiền đầu tư khi khiêm tốn 6000 Fr từ quỹ đầu tư của các nhà tài trợ cho ông.

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/214-02-633352970979297500/Cac-nha-Khao-co-hoc-dau-tien-1850-1881/Noi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận