1834
Vàng ở Meroe: Kho tàng của Ferlini
1837 Nổ ở Giza: Howard Vyse và kim tự tháp Menkhaure
1842 – 1845 Lepsius và cuộc viễn chinh của người Phổ
Khám phá / khai quật 1834 bởi Giuseppe Ferlini và Antoino Stefani
Di chỉ Meroe (nghĩa địa phía Bắc, Kim Tự Tháp Beg N.6)
Thời kỳ Cuối thế kỷ thứ I trước Công Nguyên
“Cuộc khám phá của Ferlini vẫn được mọi người nhớ đến, và từ dó nhiều kim tự tháp đã bị tàn phá. Ở Chartum [Khartoum] cũng thế, và hơn cả một người châu Âu, bên cạnh vị Pascha, hãy tưởng tượng họ còn tìm thấy bao nhiêu kho tàng khác...”
KARL RICHARD LEPSIUS
GLUSEPPE FERLINI (C. 1800 - 70): Sinh ở Bologna, khoảng 1800. Nhà phẫu thuật - thiếu tá quân đội Ai lập, 1830 phục vụ ở Su dan. Giải ngũ năm 1834, để khai quật Me reo cùng với Autonio Stefani; các của tìm được đã được bán và nay ở Munich và Berlin. Chết ở Bologna, 29-12- 1870.
Nubia, mảnh đất ở Nam Ai Cập, bên kia thác nước, là Kush cổ, cửa ngõ vào châu Phi và suối nguồn của vàng, cùng các vật quý khác bao gồm ngà voi và da thú. Đó là vùng đất mà người Ai Cập giữ một mối quan tâm thiết tha từ Vương quốc cổ. Việc khai thác tình cờ phát triển thành vùng đất sáp nhập trên danh nghĩa, một thời Vương quốc mới, mảnh đất được Ai Cập hóa và đặt dưới sự kiểm soát của một vị phó vương đóng căn cứ ở Aniba. Với sự bức phá khỏi sự ảnh hường tích cực của Ai Cập trong các vụ việc của Nubia khoảng năm 1000 trước Công Nguyên, văn hóa Nubia được phép phát triển dưới năng lực của chính nó - và hiệu quả mạnh mẽ.
(Trái) Một trong những vòng mạ vàng trang trí ở bản lề với tượng của nữ thần Mut, vợ của Amun. (Phải) Hình vẽ trang trí ở cột cửa vào kim tự tháp nữ hoàng Amanishakheto. Được Ernst Weidenbach thực hiện vào năm 1844, nó là một ví dụ tuyệt vời của công trình nghiên cứu văn khắc tỉ mỉ được làm ra trong cuộc viễn chinh của người Phổ dưới thời Karl Richard Lepsius (tr.42).
1837 - Nổ ở GIZA: HOWARD VYSE VÀ KIM TỰ THÁP MENKAURE
Belzoni không phải là người châu Âu thời đó quan tâm đến kim tự tháp ở cao nguyên Giza . Vào năm 1837, viên sĩ quan người Anh, Howard Vyse, làm việc với kiến trúc sư dân dụng John Shae perring, thực hiện những cuộc khảo sát ở cả kim tự tháp lớn Khufa và kim tự tháp thứ II của Khephren, tuy vậy chỉ kiếm được chút ít với sự tàn phá khủng khiếp.
Kim tự tháp thứ III của triều đại vua Menkhaure thứ 4 mà các nhà khai quật cho phá bằng chất nổ và đã vào được bên trong, ngày 29 tháng 7, cho thấy có hiệu quả hơn. Ở đây trong nhà mồ là một quách bằng đá bazan (sau này mất ngoài biển, có thể ở Malta hay gần Cartagena, khi con tàu đưa nó sang Anh bị chìm). Những mảnh của quan tài gỗ của triều đại thứ 26 (Bảo tàng Anh quốc EA 6647) cũng được tìm thấy, từ nơi chôn cất lại sau này của vị vua. Những di hài cũng ở Báo tàng Anh quốc (EA 18212), xưa kia người ta nghĩ đó đúng là Menkaure, giờ người ta nghĩ rằng nó có ngày tháng chậm hơn.
CÁC KIM TỰ THÁP Ở GIZA TRƯỚC HOWARD VYSE
KIM TỰ THÁP | CHỦ NHÂN | CÁC THÀNH TỐ BÊN TRONG BIẾT ĐẾN |
Lớn | Khufu | Tất cả, trừ phòng I trên phòng của vua |
Thứ 2 | Kephren | Chỉ còn lối đi xuống phía trên |
Thứ 3 | Menkhaure | Chẳng còn gì |
1842-45 - LEPSIUS VÀ CUỘC VIỄN CHINH CỦA NGƯỜI PHỔ
Cuộc viễn chinh Phổ được Freidrich Wilhem IV bảo trợ và được Karl Richard Lepsius lãnh ddạo cũng có mục tiêu cao quý như cuộc viễn chinh Pháp - Tuscan, một mục tiêu kết thúc với những thành công lớn: trong khi các báo cáo của Champollion-Rosellini đôi khi có ích lợi cho các nhà Ai Cập học ngày nay, cuốn sách của Lepsius “Denkm ler aus Aegypten und Aethiopien” được phát hành 12 tập (1849-59, với năm tập về văn bản 1897-1913) là cơ bản. Dù người Phổ trở về tay không, hành lý của họ căng phồng với 15.000 đồ tạo tác và mẫu đúc, bao gồm cả trụ cột bị phá hủy bằng đinamit lấy từ ngôi mộ của Sethos I (tr.21) và các đoạn tường đá lát của kim tự tháp Djoser ở Saqqara (tr.218) - một quà tặng của Mnhamnad Ali để cảm ơn bữa tiệc chiêu đãi của vua Phổ. Những hành động như vậy không sao tránh khỏi: vì, như A. H. Rhind nhận xét, với “nhiều sự tiêu dùng, thì có nhiều sự hoàn lại. Nhóm viễn chinh ở đây tổ chức lễ mừng Sinh nhật vua Phổ trên đỉnh kim tự tháp Khufu. (Tranh của Georg Frey).
Vào những giai đoạn đầu của Vương quốc Kushite, trung tâm tôn giáo và nơi chôn cất chính là Napata - ngày nay được giới thiệu với di chỉ khảo cổ học Gebel Barkal-el-Kurru giới thiệu với di chỉ khảo cổ học Gebel Barkal-el-Kurru và Nuri (tr.187). Từ thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, Merlo, ở cách bờ đông sông Nile 200 km (125 miles), Đông Bắc Khartoum hiện đại, giữ vai trò quan trọng. Phát triển một hình thức chữ viết dựa vào chữ viết Ai Cập thông thường (nhưng kế thừa một ngôn ngữ chưa được biết đến), Meroe bành trướng ngay ảnh hưởng của mình trên một khu vực rộng lớn. Những năm giữa thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên và giữa thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên tại di chỉ này chôn cất trên 40 vị vua và nữ hoàng - cùng hàng trăm tôi tớ hiến tế. Và chính ở đây Giuseppe Ferlini đã tìm thấy kho tàng chôn cất.
Ferlini là một nhà giải phẫu học phục vụ quân đội Ai Cập chiếm đóng Sudan, dần dần bị ám ảnh với ý tưởng khai quật các di chỉ cổ đại đầy ắp ở thượng lưu sông Nile. Ông ta nhận ra tham vọng này vào năm 1834, khi ông giải ngũ và hợp tác với một thương buôn gốc Albania, Autonio Stefani ở Khartoum. Sau nhiều cuộc thám hiểm không kết quả ở miệt hạ lưu, Ferlini và Stefani đến Moroe.
Suy nghĩ của Ferlini tập trung vào việc đào bới - thực tế là phá hủy - những kim tự tháp nghĩa địa nhỏ tìm của cải. Không thành công trong việc tìm kiếm này, ông quay sự chú ý vào một trong các di tích lớn nhất ở nghĩa địa phía Bắc - kim tự tháp nữ hoàng Amanishakheto (Begarawiya Bắc 6) cao 27 m (88 ft) được gìn giữ tốt. Amanishakheto như chúng ta biết, giữ chức vị kandake - cho thấy không chỉ bà ta gần như đứng thứ hai trong triều đình, như mẹ của vua, mà còn có thể sử dụng quyền uy của mình tùy thích. Rõ ràng là một nhân vật quan trọng - một nữ nhân đối địch của hoàng đế La Mã Augustus, một Clepatra thứ hai - do đó, ngay lập tức vấn đề trở nên rõ ràng và bà đã được chú tâm.
Ferlini lệnh cho 30 người trèo lên kim tự tháp của nữ hoàng, và cho họ dỡ từng tảng đá một, từ trên xuống, tìm con đường vào trong. Một thời gian ngắn, một lỗ hổng xuất hiện, Ferlini quả quyết.
Lỗ hở toang hoác được tạo thành bằng những dãy đá thô thiển và cho phép ta nhìn vào lỗ hổng và nội dung của nó. Chúng tôi di dời những tảng đá lớn nằm bên trên, một phòng hình chữ nhật hiện ra gồ ghề cao 5 feet và 6 hay 7feet vuông. Vật đầu tiên chúng tôi thấy là một đồ vật lớn phủ một tấm vải trắng bằng cotton hay sợi lanh, tan thành mảnh khi đụng vào. Ở dưới là quan tài... Dưới quan tài tôi tìm thấy một lọ [bằng đồng] chứa nhiều thứ bọc trong vải... ở nền phòng, bên cạnh các lọ nằm rải rác, là những mảnh của kính, bột nhão và đá treo trên những sợi dây thành dây chuyền, cùng bùa chúa, tượng nhỏ, một hộp kim loại, những hộp tiện nhỏ, một cái cưa, một cái vồ, và vô số các đồ vật khác.
“Tôi tập trung tất cả những gì tôi tìm thấy và cho chúng vào túi da và làm vậy mới giấu được vàng với người Ả Rập...”
Trong lều với sự an toàn tương đối, Ferlini và Setfani nghiên cứu những gì họ tìm thấy. Tâm hồn của Ferlini tràn ngập niềm vui. Tôi xem đồ vàng và nhìn vào số lượng của nó, tôi nhận ra nó thật sự nhiều và tôi biết rằng nó sẽ phân tán qua các bảo tàng ờ châu Âu...
Tiếp theo cuộc triển lãm ở châu Âu vào 1837, các thứ kiếm được của Ferlini lên đường đi Munich, thông qua bản năng sưu tập tuyệt vời của vua Ludwig I của Bavaria, người đã mua bộ sưu tập các tác phẩm của nhà sưu tầm vào năm 1840; những gì còn sót lại được bảo tàng Berlin mua vào bốn năm sau, theo lời giới thiệu của chính Karl Richard Lepsius.
Kho tàng Ferlini gây ra tranh luận ngay từ đầu. Nhiều lần do hình thù xấu xí và thô vụng của các vật bọc viền đồ trang sức nên chúng bị nghi là đồ giả. Ngày nay cuộc tranh luận tập trung không chỉ vào sự chân thực của đá quý mà còn nhắm tới bối cảnh - thực của các hiện vật - vấn đề là không có khoảng không gian đủ lớn trong phần phá hủy của kim tự tháp Amanishakheto phù hợp với kích cỡ căn phòng có diện tích đặc biệt theo tính toán của Ferlini. Sự thật, như Yvonne Markowitz và Petter Lacovara giải quyết. Hình như có nhiều khả năng, qua những thỉnh cầu của mình, Ferlini cố che đậy dấu vết – là sự thật, ông ta khám ra đồ nữ trang bằng đá quý của nữ hoàng không phải ở chóp kim tự tháp mà ở phòng chôn cất dưới đất. Phòng này không được các học giả biết đến cho đến khi George A. Reisner làm sáng tỏ vào năm 1921 khi khai quật di chỉ này, khi những mảnh vải liệm có vẽ màu, những mảnh gỗ và những món đồ trang sức bằng đá quý giống như kho dự trữ của Ferlini được đưa ra ánh sáng.
Kim tự tháp nữ hoàng Amanishakheto năm 1821. bản in khắc của Fréderic Cailliaud trong “Voyage à Meroe” (Du hành đến Meroe). Khi bản in khắc này làm sáng tỏ, di tích đã bị xâm hại ngay cả trước khi Ferlini tấn công đỉnh kim tự tháp.