Tài liệu: Nơi chôn cất nguyên vẹn đầu tiên của một vị vua Ai Cập: Nubkheperre intef

Tài liệu
Nơi chôn cất nguyên vẹn đầu tiên của một vị vua Ai Cập: Nubkheperre intef

Nội dung

1827

NƠI CHÔN CẤT NGUYÊN VẸN ĐẦU TIÊN CỦA MỘT VỊ VUA AI CẬP: Nubkheperre intef

1828 Bia đá Metternich ● 1828 – 2829 Cuộc viễn chinh Pháp – Tuscan

Khám phá / khai quật 1827 bởi người Ai cập địa phương

Di chỉ Thebes (Dra Abu’l – Naga)

Thời kỳ Thời kỳ trung gian thứ 2 triều đại thứ 17 khoảng 1635 TCN

GIOVANNI D'ATHANASI (YANNI ATHANASIOU) (1798 - 1854): Sinh năm 1798, trên đảo Lemnos, Hy Lạp. Theo cha, một thương buôn đến Cairo, 1809, làm cho Ernest Misset, thống đốc Anh quốc ở Ai Cập, 1813 - 1815, và người kế nhiệm, Henry Salt, 1815 - 1827; trợ lý ông này và người kế nhiệm, John Barker, trong việc sưu tầm cổ vật. Hoạt động độc lập đến 1835, tống khứ bộ sưu tập của ông trong ba cuộc bán đấu giá ở Sotheby's, London 1836, 1837 và 1845. Thất bại trong việc buôn bán tranh, London, 1849 - 1850. Chết trong đói nghèo, London 19-12-1854.

Năm 1827, cuộc khám phá nơi chôn cất vua được coi là đầu tiên ở Ai Cập: đó là triều đại thứ 17 dưới quyền cai trị của người Thebes Nubkhepere Intef - mặc dù lý lịch ông ta lúc đó chưa biết. Những cơ hội tìm tòi không ráp vào nhau đến tám hay chín năm sau biến cố của nhà khai quật của Henry Salt Giovanni d’Athanasi người Hy Lạp, người đã sớ hữu được một vài đồ vật từ đó Athanasi đã mô tả cách các người địa phương đã tìm ra ngôi mộ.

“Suốt thời gian tìm kiếm của người Ả Rập vào năm 1827, ở Gourna trên núi Il- Dra-Abool-Naggia, một ngôi mộ nhỏ, tách biệt [được mở ra], có chỉ duy nhất  một phòng, ở giữa có một quách, đẽo cùng một thứ đá, và tạo thành một phòng trong quách là quan tài của Nukheperre Intef, với xác ông ta. Khi người Ả Rập thấy các hòm được trang trí quá đẹp và mạ vàng, họ biết ngay rằng nó thuộc về một người có đẳng cấp. Để thỏa mãn tính tò mò, họ mở ra tức khắc. Khi họ khám phá thấy quanh đầu xác ướp, ngoài tấm vải, một vương miện làm bằng bạc và cẩn đồ khảm, điểm giữa là con rắn mào bằng vàng, biểu trưng của triều đình. Trong hòm, dọc hai bên xác là hai cây cung với sáu mũi tên Người Ả Rập... ngay lập tức... tiến hành việc phá xác lập để lấy kho tàng trong đó nhưng tất cả những tin tức mà tôi có thể biết được cũng như một vài đồ vật mà họ tìm thấy là con bọ hung được đặt trên ngực, không có thử trang sức nào khác gắn vào nó.”

 

 

Cùng với quan tài của Intef khi đến Lon-don là miếng đá xanh hình bọ hung có khung vàng. Mặc dù d’Aathanasi kết hợp nó với việc chôn cất, có thể tức khắc, đồ  trang sức được khắc vào thời Sebekemsaf, một vi vua trước.

1828

TẤM BIA MENTERNICH

“Một ngày ở triều Nectanebo III vị pharaon cuối cùng, một vị tư tế tên Nesu - Atum đến viếng chỗ chôn cất bò mộng Mnevis những con bò mộng hiến tế cho Atum, ở Heliopolis. Nesu - Atum là một người thích cổ vật - một nhược điểm hợp thời lúc đó - và rất trân trọng chúng. ông ta lưu ý một vài “văn bản”, trong các minh văn ở nơi chôn cất đặc biệt, và ông ra lệnh sao chép chúng vào một di tích mà ông ta muốn dựng lên để tỏ lòng kính trọng Mnevis và vị Pharaon”

NORA SCOTT

Kết quả rõ ràng, lòng mộ đạo của Nesatum được ghi trên một tấm bia xám rộng, tỉ lệ cân đối, khắc những chi tiết lạ thường, chính xác và như dự tính, dựng lên ở Heliopolis suốt đời ông-đó là vào giữa thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Được giữ nguyên vẹn  trong cuộc chiến Ba Tư, nó được dời vào thời Hy Lạp - La Mã để dựng lại ở  Alexandria.Nhiều thế kỷ sau, vào năm 1828, trong khi đào một giếng nước cho một tu viện dòng Francisco, di tích của Nesatum một lần nữa lại được đưa ra ánh  sáng. Và lạ lùng thay, tấm bia vẫn giữ nguyên thư cũ không hề suy suyển. Được Muhammad Ali tặng cho người đứng đầu chính phủ Áo, Hoàng tử Clemens Metternich-Winneberg, lần này nó lại đượcchuyển đến Schloss Metternich ở Konigswarth, Bohemia và năm 1950, tấm bia của Metternich (nhưng thường được biết đến) cuối cùng thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan Museum of Art ở New York (MMA 50.85).

Vào thời cố đại, tấm bia của Metternich có vai trò ma thuật là bảo vệ chống lại những thói quỷ của các dã  thú, bò cạp và rắn. Chế ngự bởi một bức tiểu họa chạm khắc tinh vi về Horus, cậu bé đang bị một đám những con vật độc hại (Horus trên  mình cá sấu), phần còn lại  của tấm bia toàn bộ được bao phủ một sưu tập những câu thần chú hiệu nghiệm. Nước đổ xuống các văn bản này sẽ hấp thụ quyền lực của chúng, và được dùng làm thuốc chữa bệnh có hiệu quả tuyệt diệu –như chính các văn bản đã nói, “khép miệng của tất cả loại bò sát ở trên  thiên đường, trên mặt đất hay ở dưới nước, để cứu con người, để làm nguội các thần, để tôn vinh Re”. Đối với những ai đã bị mắc  bệnh, phép ma thuật cũng có hiệu quả.

“Ra đi, nọc độc chính Horus đã xua đuổi người; ông băm người ra làm nhiều mảnh, ông  đã phun người ra dậy đi, người bị dày vò - Horus đã mang người lại cuộc sống; ông ta, người mới sinh ra đã đến và đã ném ra ngoài những kẻ thù chăm chích quay lại, rắn, mang đi nọc độc của người hãy ra ngoài, kẻ thù! Trở lại, nọc độc!”.

Những nguy hiểm như thế hay xảy ra ở Ai Cập cổ đại và  nhiều dị bản nhỏ của tấm bia  Metternich – phổ biến được thế nhân gọi là cái khiên của Horus - chứa một dãy văn bản giới hạn. Đó là những mẫu phổ biến và cần thiết để trấn trong nhà từ triều đại thứ 25 (trên) các mẫu trước đây được phân biệt bởi đầu của thần  Bes nhô ra khỏi vành tầm  khiên: sau này lại gộp cả vào trong khung. Tấm bia Metternich là di tích lớn nhất và tinh tế nhất thuộc hạng này, và chắc chắn là bao quát nhất với những dãy câu thần chú. Sáng tạo ra nó, nhà tư tế Nesatum đã làm một dịch vụ công ích nổi bật, thật vui mừng nghĩ rằng mong muốn của ông cho một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc được các thần thánh mà quyền uy của họ được ông đặt hết niềm tin bảo đảm.

 

1829-29 CHIẾN DỊCH PHÁP -  TUSCAN

“Đi vào nước Ai Cập vốn đã bị các nhà khai quật người Hồi giáo  và bọn đầu cơ người châu Âu làm  cho khốn đốn mới biết là xã hội  giờ đã đi xuống giống như một cuộc xâm lăng của bọn rợ đã mang đi những gì còn lại của các  di tích tuyệt vời.”

ÉMILE PRISTE  D’AVENNES

Việc khai thác tàn khốc quá khứ xa xưa của Ai Cập bởi các nhà thám hiểm như Drovetti, Salt và Belzoni may mắn thay chỉ diển ra một thời gian ngắn, và kế đó là giai đoạn nghiên cứu thận trọng và ghi chép đầy đủ.

Khởi đầu mới này được đánh dấu  bởi sự trở lại hiện trường, vào năm 1821, của John Gardner Wilkinson, nổi tiếng với công trình nhiều tập “The Manners and Customs of the Ancient Egyptians” (phong tục tập quán của người Ai Cập cổ đại) cùng với James Burbon và Robert  Hay, những nhà sưu tầm cổ vật đã làm việc ở Ai Cập từ giữa  những năm 1820 đến những  năm 1830. Mối quan tâm của  những người này không phải là  sự di chuyển toàn thế các cổ vật  mà là việc ghi chép khoa học các di tích hiện tồn.

Tinh thần cuộc viễn chinh của Napoléon tái sinh, một cuộc khảo sát khoa học thứ hai về cổ vật lâu đời ở Ai Cập được tổ chức vào 1828 - 1829 dưới sự  liên kết chỉ huy của Champolion (ngồi ở giữa hình dưới) và học giả người Tuscan là Ippolito Rosellini (đứng cạnh Champolion). Đoàn gồm có 12 kiến trúc sư và thợ thủ công trong đó có nghệ nhân trẻ Nestor I’Hôte - mà những tài liệu của ông có ảnh hưởng đến lớp học về khảo cổ học Ai Cập sẽ mở vào những năm sau (tr.46). Người  hướng dẫn chiến dịch là  Alescandro Kica, đã phụ tá Belzoni  trong việc chứng minh ngôi mộ của  Sethos I vào năm 1817 (tr.21).

Những khám phá mới rất ít: mục  đích của Champollion và các đồng  nghiệp là thu thập và nghiên cứu những gì chưa khám phá và điều  đó không thiếu. Tuy nhiên, chắc chắn có những sự quá mức: kỷ  niệm của chuyến đi bao gồm hai  bức tường chạm nổi từ ngôi mộ của Sethos I ở Thung lũng các vua  mặc dù chúng đã được di dời, như người Pháp tuyên bố để đề phòng, vào thời kỳ rắc rối đó không là chiến lợi phẩm mà chỉ dùng cho việc tiếp tục bảo tồn.

Mặc dù d’Athanasi đã xem xét tỉ mỉ, người ta quên ngay nội dung của các tìm tòi; tuy vậy cảm ơn bản chất kỳ lạ của chúng, các tác phẩm chính từ tập hợp đó sau này được tái nhận dạng. Quan tài của Nubkheperre Intef (ý nghĩa của nó mất đi và với một xác mới, xác nữ) tìm đường đến Bảo tàng Anh quốc (EA 6652) theo việc buôn bán của bộ sưu tập thứ ba của Henry Salt cho Sotheby's vào năm 1835. Cùng được vận chuyển với nó là đồ chạm hình con bọ của một vị vua Sebekemsaf (EA 7876), tất nhiên tác phẩm giống như d'Athanasi ghi chép. Còn vương miện đến châu Âu riêng lẻ vào một năm sau ngày khám phá, và giờ ở bảo tàng Rijksmuseum van Odheden, Leiden (AO 11a).

Vị trí hiện nay của ngôi mộ Nubkheperre được Auguste Mariette thiết lập (tr.46) vào năm 1860, đánh dấu bởi hai cột hình tháp nhỏ. Di chỉ được Herbert Winlock di chuyển tới gần ngôi mộ riêng Ramesid của một Shuroy vào năm 1919. Đây có lẽ là ngôi mộ của người giám sát lễ vật Iuroy (một sự lầm lẫn trong thứ tự hệ thống chữ viết) ghi chú trong một bản ghi chép của một nghĩa địa cổ (sách giấy cói Abbott) viết vào năm 16 của Ramesses IX. Tài liệu ghi chép phương cách của những kẻ cắp: đào một đường hầm vào ngôi mộ của Intef từ mộ của Shuroy / Iuroy, nhưng không thành công. Vị vua đã may mắn thoát được và từ thời điểm này đến 1827, hình như ngôi mộ của ông không bị ai quấy rối.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/213-02-633352959791797500/Khai-sinh-su-chu-y-1798-1850/Noi-chon-cat-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận