1824
Ngôi mộ anh hùng Ai Cập: Tướng Djehuty
Khám phá/khai quật 1824 bởi Bernadino Drovetti
Di chỉ Saqqara
Thời kỳ Vương quốc mới, triều đại 18 triều Tuthmosis III hay sau nay sau 1479-1425 trước Công Nguyên.
“Và ông ta ra lệnh làm ra hai trăm chiếc thúng. Khi hai trăm chiếc thúng đã làm xong, đem đến, ông ta sai hai trăm lính chui vào đó... ông bảo họ: khi các anh vào thành phố, các anh sẽ... bắt tất cả những người trong thành và trói họ lại”.
Trích từ “CHIẾM JOPPA”
Tượng của Tuthmosis III, vị pharaon quân sự vĩ đại mà tướng Djehuty phục vụ. | Mỏ vàng hình bọ hung cùng với dây chuyền vàng lấy từ nới chôn cất Tướng Djehuty. Dưới nền là một câu chú lấy từ Chương 30B của cuốn “Sách Chết” nhằm ngăn ngừa trái tim khỏi phải làm chứng chống lại ngươi chủ nó vào lần phán quyết cuối cùng. |
Những cuộc khai quật của Bernardino Drovetti không chỉ giới hạn vào tài sản hình như vô tận của “một trăm cửa thành Thebes” của Homer mà còn chứa đựng cả các di chỉ khác nữa. Một địa điểm săn lùng đặc biệt giàu có là Saqqara, nghĩa địa của kinh đô Memphis của Ai Cập cổ đại. Ở đây Drovetti và các bộ hạ đã làm việc có hiệu quả; và chính ở Saqqara đã thực hiện một trong các khám phá về Ai Cập học tuyệt vời nhất.
Người Ai Cập cổ đại là một dân tộc rất tự hào, và những thành tích về quân sự, dưới triều đại thứ 18, đã đặt phần lớn thế giới cổ đại dưới sự thống trị của mình. Các chiến công của pharaon Tuthmosis III (dưới sự trị vì của ông đế quốc Ai Cập đã bành trướng từ sông Euphrates về phía Bắc đến Gebel Barkal ở phía Nam) là một nguồn cảm hứng đặc biệt và được tưởng nhớ không chỉ trong các minh văn “lịch sử” mà còn trong các đền đài tôn thờ các thần và cả trong truyện dân gian.
Một truyện nổi tiếng của thời kỳ đó, ghi chép trên giấy cói ở Bảo tàng Anh quốc (EA 10060), kể lại một giai đoạn hư danh của chiến dịch Syria củ a Tuthmosis III, một truyện kể ngày nay được biết dưới nhan đề “Chiếm Joppa”. Anh hùng của truyện này là một trong các tể tướng chính của Tuthmosis III là Djehuty. Thành tích của Djehuty là lẻn vào đồn của bọn chống đối của Iaffa cổ đại ở bờ phía Nam Palestine bằng cách giấu mình cùng hai trăm chiến binh trong những chiếc thúng lớn. Điều này cho thấy mưu mẹo thành công này sống mãi trong dân gian - như truyện Ali Baba và bốn mươi tên trộm trong Nghìn lẻ một đêm.
Bát dẹp bằng lòng khối từ đồ mai táng của Djehuty bề mặt trong được trang trí rập nổi hình hoa sen và cá; thành ngoài được khắc tên và chức vụ của người sở hữu, và ám chỉ các chiến công của ông ở phía Bắc. Còn bát thứ hai đi kèm, bằng bạc, cũng giống bát trên nhưng không được giữ kỹ bằng. | Nhẫn Ashbumham - một đồ vật lạc khỏi nơi mai táng Djehuty được Bảo tàng Anh quốc thủ đắc cách đây vài năm. Mặt vát xoay được ghi với punomen của Tuthmosis III (Menkheperre). |
Chiến thuật của Djehuty bảo đảm cho ông ta cái địa vị là một trong những tướng vĩ đại nhất của lịch sử thế giới, và trên cả tuyệt vời là nơi chôn cất của nhân vật lịch sử này vẫn còn tồn tại nguyên vẹn cho đến thời của Drovetti. Nhà Ai Cập học Joseph Bonomi, vào năm 1843, đã ghi chép là ông ta biết các trường hợp của cuộc tìm tòi.
"Vào mùa đông năm 1824 ở Sakkara [Saqqara] người ta đã khám phá một ngôi mộ trong có một xác lập hoàn toàn bọc vàng khối, (tay, chân, ngón tay, ngón chân đều có bao bọc đặc biệt trên có những chữ viết tượng hình) một tờ trang sức hình con bọ hung gắn vào một dây chuyền vàng, một nhẫn vàng, và một cặp vòng vàng, cùng với các di vật có giá trị khác. Những thứ này được những nhà khai quật của Mohammed Defterdar Bey tìm được; tất nhiên ngày Drovetti giành lấy (vì có nhiệm vụ khai quật) đồ trang sức hình con bọ hung và sợi dây chuyền vàng, một mảnh của bao bọc bằng vàng và vòng vàng, giờ ở Bảo tàng Leyden...”
Đáng tiếc thay, nội dung của ngôi mộ bị Drovetti và các người đào phân tán mà không ghi chép lại, và địa điểm của ngôi mộ bị thất lạc. Ngày nay chỉ còn lại một tỉ lệ nhỏ trong số đồ tùy táng của vị tể tướng - vì đa phần các tác phẩm này hiện được đăng ký dưới tên Djehuty - được nhận ra từ đống vật liệu tang lễ không ghi xuất xứ được đưa ra ánh sáng ở Ai Cập vào lúc đó và lên tàu sang châu Âu. Nhưng những đồ vật ít ỏi này (xem mục lục ở trên) đủ để xác định không một chút nghi ngờ nào, là nơi chôn cất của vị tể tướng này, khi được tìm thấy, chưa ai đụng đến.
Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng ngôi mộ - và các thứ mà bộ hạ của Drovetti bỏ sót - sẽ được khám phá vào những năm sau này.
Một trong hai vòng vàng quả Djehuty, nay ở Leiden, chẳng nghi ngớ gì nó là món quà của vị vua mà “khuôn dấu” đã ghi - Tuthmosis III.
THIẾT BỊ CHÔN CẤT CỦA TƯỚNG DJEHUTY
bình trướng; canxit (4) (Florence 2222 – 2225) thùng chứa thuốc mỡ; canxit (7) (Leiden AAL 37, L VIII 20; Louvre N1127; Turin 3225 – 3228)
bát; vàng (1), bạc (1) (Louvre N713, E4886)
bảng chữ viết; đá phiến (1), canxit (1) (Leiden AD 39; Turin 6227)
đồ trang sức hình bọ hung; đá xanh viền vàng với dây chuyền vàng (Leiden AO 1a)
nhẫn, vàng (Liverpool M 11437)
vòng vàng (Leiden AO 2b)
dao găm; đồng với cán gỗ (Darmstadt Ae 1,6)
* Đồ vật đăng kí dưới tên và chức vụ của Djehuty. Các món khác có lẽ xuất xứ từ mộ Djehuty được thấy ở Bologna, Florcuce, Leiden, London và Paris.