1850 – 1881
PHẦN II
CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC ĐẦU TIÊN
“Tầm quan trọng của... khoa học không yêu cầu các cuộc khai quật ngừng lại ngay... mà các nhà khai quật phải tuân thủ nguyên tắc bảo tồn các ngôi mộ mà họ khám phá hôm nay và ngà mai, phải được đảm bảo hoàn toàn và bảo vệ chống các tai họa của ngu dốt và tính tham lam mù quáng”.
JEAN FRANÇOIS CHAMPOLLION
Vào những năm giữa thế kỷ 19, quá khứ xa xưa của Ai Cập là một nguồn tài nguyên có giới hạn trong không gian và nhanh chóng thoái hóa. Các di tích của đất nước bị vây hãm như chưa từng có trước đây với áp lực càng lúc càng gay gắt của hiện đại hóa cộng thêm những hỗn độn xảy ra từ lòng cuồng nhiệt không kiểm soát được của Drovetti, Salt và các người khác. Nhiều di tích đã tổn tại hàng ngàn năm và được mọi người xem như là kho báu đã bị tiêu hủy vô phương cứu chứa chỉ trong khoảng mươi năm.
Nhưng ngọn triều của sự phá hủy không cần thiết sắp thay đổi; sự cầu xin của Champollion đã có kết quả. Một sắc lệnh của chính phủ đã được ban hành năm 1835 nhằm bảo vệ quá khứ của các pharaon ở Ai Cập với việc thiết lập một “Sở bảo tồn cổ vật, Dù thế nào, chỉ vào năm 1850, nhờ sự có mặt của Auguste Mariette, một người pháp tại Cairo, nên những xu hướng này thực sự trở thành hiện thực và có hiệu quả thực tế. Mariette, một con người cứng rắn, kiên quyết đầy năng lực, nhà vô địch thực sự đầu tiên về di tích, là nguồn lực chủ đạo trong công cuộc thám hiểu Ai Cập ba mươi năm sau.
Khi Mariette xé toạc vùng đất với một qui mô chưa từng thấy, ông phát quang, ghi chép hết khám phá này đến khám phá khác, đốt lên ngọn lửa soi sáng ý thức của quần chúng và những phát hiện được giữ lại, nghiên cứu và chăm sóc với một Bảo tàng quốc gia Ai Cập như Mariette muốn.
Từ một viễn cảnh về một quá khứ trống rỗng nào đó, đã thấy được một tương lai xán lạn. Kỹ thuật khảo cổ học vẫn nghèo nàn như những năm tháng cũ nhưng những tổn thất, từ giờ trở đi được nhân danh nước Ai Cập, khoa học và tiến bộ hơn là con đường chật hẹp của việc mưu cầu lợi ích cá nhân.
Chi tiết một trang sức đeo ở ngực dát vàng của Ramesses II, từ cuộc khai quật của Mariette ở Serapeum.