1857
Hoàng tử Plonplon và việc chôn cất của Kamose
Trước 1858 bố tử Boston ● Sau 1853 các tu sĩ ở Montu
1858 Nữ hoàng của Punt
Khám phá / khai quật 1857 bởi Auguste Mariette
Di chỉ Thebes (Dra Abu’l - Naga)
Thời kỳ Thời kỳ trung gian thứ 2, triều đại thứ 17, 1555-1550 TCN
“Một vài khai quật đã dược cứu xét sớm - và không được công bố đầy đủ sau đó”.
HERBERT WINLOCK
Mariette trở lại bảo tàng Louvre vào ngày 24-09-1854, ngày hôm trước chiến tranh ở Crimée; nhưng cuộc sống đằng sau chiếc bàn ở Paris không mấy thích hợp, sau ba năm ông đã trở lại cánh đồng cũ. Cuộc trở lại này thật ra được người cố vấn đầy kinh nghiệm mới Ferdinand đe Lesseps của kênh đào Suez tổ chức. De Lesseps tin rằng lời tuyên bố đến viếng Ai Cập của Hoàng tứ Napoleon, người anh họ còn lại của Napoleon III của Pháp. Nó thúc đẩy sự náo động về ngoại giao thông và một lệnh kỳ lạ: “Vị Pâshâ Said muốn rằng mọi bước của vị khách Hoàng tử này đều đâm chồi các cổ vật, và để đảm bảo một vụ thu hoạch tốt và bảo toàn thời gian của “Plonplon”, Mariette phải tiến về phía thượng lưu, đào các cổ vật rồi chôn chúng lại dọc theo con đường đã dự tính. (Kỹ thuật của Salt lại được nhắc lại vào 1868-1869, cho chuyến viếng thăm của Hoàng tử xứ Wales, Edward - vị vua tương lai Edward VII - người đã may mắn “khám phá” trong ngôi mộ Amenkha, ở Thebes, một nhóm 30 quan tài có những đặc điểm giống nhau đã được Mariette “trồng” ở đấy trước đó một thời gian ngắn).
Trước 1858 Bố Tử BOSTON
Món trang sức hình chim kên kên ấn tượng này, có lẽ xưa kia gắn vào một quan tài không được các nhà Ai Cập học nhìn thấy cho đến khi nó xuất hiện tại cuộc bán đấu giá ở New York năm 1981 (với những câu chuyện về sát nhân và những giao kèo mờ ám). Món trang sức gồm ba phần tách biệt với vàng, bạc dát đá quý và kính màu; có độ dài ấn tượng 38 cm (15 in) từ đầu cánh này đến đầu cánh kia. Thủ đắc bởi Bảo tàng Mỹ thuật Boston (MFA 1981.159). Cuộc tìm kiếm sau đó cho thấy tác phẩm được bán ở Ai Cập năm 1858, không chắc là có gắn bó gì với một bản thảo viết trên giấy cói thời Ptolêmê (giờ ở Lafayette College, Mass.), một món trang sức hình bọ hung (tồn nghi) của Shosheng III (bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, MMAOC 924), và các mẫu khác. Chắc có lẽ đó là sự thất lạc từ nghĩa địa hoàng gia thời kỳ trung gian thứ hai ở Dra Abu’l - Naga. Những thứ đó đã nhanh chóng làm cho các nhà khai quật chính thức và nhà đào bởi tư nhân quan tâm.
Các thành phần tách rời khỏi một vòng đeo tay. bằng vàng, giống một vòng sau này tìm thấy cùng vài nữ hoàng Akhotep (‘tr.50); một khuôn triện của vua Almose với hai sư tử vàng ở hai bên.
Như vậy chính Mariette vào tháng 10 năm 1857, được Said mời trở lại Ai Cập để làm tất cả những sắp đặt cần thiết cho cuộc thăm viếng của Plonplon. Phân công người đào bới tại nhung di chỉ hứa hẹn - Giza, Saqqara, Abydos và Elephantine - hứa hẹn là kiếm được món tốt nhất. Tuy vậy, cuộc khám phá quan trọng nhất lại được thực hiện ở Thebes, một khu vực có tên là Pra-Abu’l-Naga.
Chẳng phải chiếc quan tài sơn màu, đơn giản, cũng chẳng phải cái lỗ gồ ghề đã bất cần sụt xuống đã cung cấp một vài chỉ dẫn, đó là một sự tìm tòi đặc biệt quan trọng, trong khi xác ướp rơi vỡ từng mảnh lúc ra ánh sáng. Nhưng trong mớ xương và cái miệng băng đó những người làm việc cho Mariette có thể lấy ra một loại mẫu đồ tùy táng ấn tượng: một dao găm bằng đồng và vàng (giờ ở Thư viện Hoàng gia Brussels), treo trên một dây cói ở rìa cánh tay trái, hai bùa hình sư tử ở vùng ngực với một hộp hình khuôn triện ghi chú tên vị vua, Ahmose (ba mẫu này ở Bảo tàng Louvre, số E7167- 68, có lẽ là những thành phần của một vòng đeo tay); một gương đồng (Louvre E3458); vài trang sức hình bọ hung và vài tấm bùa (giờ đã thất lạc).
Vật liệu hứa hẹn bổ sung cho những “khám phá” khác mà những người của Mariette đã cung cấp cho vị khách triều đình - khi cuộc thăm viếng của Plonplon được hủy bỏ một cách không ngờ. Tuy thế, đôi mắt của nhà khai quật vẫn còn ở lại Ai Cập đã tập trung một vài kỷ vật của chuyến đi thất bại cho Pasha Said gửi cho Hoàng tử ở Paris. Đó là một sự di chuyển khôn ngoan, về phần Mariette: kết quả và ông ta có thể dựa vào sự trợ giúp trong tương lai của vị Hoàng tử Napoléon, và sự bằng lòng của Said, trong nỗ lực đảm bảo việc kiểm soát hoàn toàn các di tích cổ của Ai Cập.
Trong khi khối lượng lớn những gì chứa trong mộ Dra Abu’l-Naga lên tàu sang Pháp, chiếc quan tài bằng vữa và gỗ dâu sơn màu (JE 4944) được cất vào kho và đi vào quên lãng, nó không được xem xét kỹ cho đến mười lăm năm sau, khi người quản lý bảo tàng Georges Daressy xoay sở: lần đầu tiên đọc đúng tên của người sở hữu là “Vua Kamose”; Mariette cho rằng đó là nơi chôn cất của một Ahmose nào đó (dựa vào tên trên các thành phần của vòng đeo tay) của triều đại thứ 11, thời kỳ ông gán cho tất cả các rishi, hay quan tài trang trí lông vũ . Không nhận thức được điều ấy, Mariette đã khám phá - và vứt bỏ đồ tùy táng của một trong các vị vua cai trị nổi tiếng nhất Ai Cập: tương tự như Kamose, người đã khởi đầu việc trục xuất khỏi Ai Cập Hyksos triều đại thứ 15 (tr.263), báo hiệu thời vàng son của Ai Cập - Vương quốc mới. Mỉa mai thay, đó là thời kỳ mà Mariette quan tâm nhất và tài liệu thu thập của ông đã góp phần đáng kể. Tuy vậy, quan tài của Kamose hình như không phù hợp với một người cai trị như thế về mặt chất lượng lẫn tên viết giản dị, không có khuôn triện hay tên húy. Chẳng nghi ngờ gì, đó là một thay thế cổ xưa, đã được thực hiện vào thời ngôi mộ nguyên thủy của Kamose - ghi chú như còn nguyện vẹn lúc triều đại thứ 20 bản thảo trên giấy cói của Abbott (một trong các tài liệu mà A.C. Harris để tuột (tr.53) - đã bị tháo gỡ thành từng miếng vào cuối thời kỳ Vương quốc mới.
“Sự an toàn của các di tích”
Vào ngày 01-06-1858 August Mariette giữ chức phận người săn cổ vật cho Said, chính thức hóa cuối cùng trong một vị trí mới, đầy hứa hẹn, lâu đài vế hậu lai là mamur, tức giám đốc, các di tích cổ xưa uy quyền của ông có phạm vi rộng lớn: người báo vệ quá khứ của các pharaon ở Ai Cập, được kết luận (tóm tắt) trong một bức thư bổ nhiệm nhận được của Said vào lúc tuyển dụng đầu tiên: “ông bảo đảm sự an toàn của các di tích, ông sẽ nói với các thống đốc các tỉnh rằng tôi cấm họ đụng đến bất cứ một viên đá cổ nào; ông có quyền bắt bỏ tù người nông dân nào đặt chán vào một ngôi đền”.
Những năm sau, Mariette bành trướng việc khai quật khắp nước Ai Cập và xa hơn nữa. Công việc được điều hành bởi cánh tay phải của ông, Bounefoy, người phụ tá Matteo Floris, và sau này bởi Luigi Vassali, Théodule Devéria của Bảo tàng Louvre, và Charles Edmond Gabet và Louis Chaillan. Thường thường các cuộc khai quật được thực hiện không giám sát. Không có kiểm kê và ghi chép thường nghèo nàn vì cường độ của công việc cuống lên; và tệ hại thay, nhiều ghi chép được thực hiện lại bị thất lạc khi căn nhà của Mariette ở Buiaq bị 1ũ cuốn vào năm 1878.
Đối với kẻ thù, Mariette là “cơn gió lốc sắp phá hủy Ai Cập”; nhưng vị trí của ông bấy giờ thì không thể tấn công được. Một nghĩa vụ ép buộc người Paris là làm chóa mắt Sad bằng những tìm tòi tuyệt vời hơn và để ngủ trong giấc mộng thân thương về một bảo tàng quốc gia của văn minh pharaon. Việc đào bới tiếp tục, tăng cường vị trí của Mariette và ảnh hưởng của ông về điều tốt.
(Trái) SAU 1858 - CÁC TƯ TẾ CỦA MONTU Các tư tế của Mon tu, vị thần xưa của Thches, được chôn ở tầng một trong trong các ngôi mộ ở dưới đền của nữ hoàng Hatshepsur ở Deir el- Bahri suốt nửa đầu thế kỷ của thời kỳ trung gian thứ ba. Giữa những năm 1858 và 1866, Mariette khám phá quanh đó một trăm chỗ chôn cất như thế này và các ngôi mộ xa hơn nữa cùng kiểu các hoàn cảnh cụ thể của những tìm tòi của Mariette vẫn u tối. Những việc khám phá kho giấu cho thấy thời cơ thúc đấy động cơ của ông. Nhiều vị tư tế du lịch sang Paris dự cuộc Triển lãm lớn năm 1867, nơi bày những di vật gớm ghiếc được dân chúng Pháp tiếp đón nồng hậu. Sự nồng hậu này lên đến đỉnh điểm khi mở một gói trong mớ đó, trong một buổi lễ có Hoàng đế Napoleon III và Pasha Ismael chủ tọa. Trong khi các quan tài sau này trở về Ai Cập thì những người ở trong đó ở lại Pháp và ngày này thuộc sở hữu của Bảo tàng Con người ở Paris.
(Phải) Quan tài sơn màu, kích cỡ vừa phải chứa xác ướp của Kamose - dù đương thời, có thể đã thay thế vào dịp cải táng nhà vua, hồi triều đại thứ 20 hay 21.
1858 - NỮ HOÀNG Ở PUNT Một trong những khám phá lớn của Mariette ở Deir el-bahri là bức chạm nổi này, một trong hai chân dung của Ity, người vợ khổng lồ của Parahu, tù trưởng của Punt xa xưa.
Vùng đất Punt huyền bí, trải dài từ phía Đông Sudan xuống miền Bắc và Tây Ethiopia – là nguồn cung cấp nhựa thông, vàng và electrum (hợp kim) cho người Ai Cập. Để có được những hàng hóa này nữ hoàng Hatsheput của triều đại thứ 18 gửi một đoàn thương vụ được ghi chép tỉ mỉ trong bức chạm nổi tuyệt đẹp trang trí ở đền thờ nơi mộ của bà. Đây không thể là tác phẩm tưởng niệm cuộc viễn chinh Punt theo phong cách tuyệt vời này để ủng hộ uy tín đáng ngờ của Hatshepsut - sự thâu tóm bất chính những đặc quyền của vị pharaon suốt những năm giữa của triều đại thứ 18.
Mariette tìm thấy miếng chạm nổi này ở chỗ tường phía Nam hàng cột giữa đền thờ vào năm 1858, nhưng bọn đều cáng đã di chuyển ngay. May mắn thay, nó được tìm lại và đặt ở nơi an toàn (Cairo JE 14276), một mẫu đúc giờ ở vị trí trong chính ngôi đền. (Dưới, phải) Phiến vỏ sò này, với những ngụ ý của nó trên bưu ảnh ven biển hiện đại, được tái khám phá gần một làng công nhân ớ Deir el-Medina và giờ ở Bảo tàng Berlin (21442).