Tài liệu: Một nữ hoàng Ai Cập: Quan tài và đồ trang sức của Ahhotep

Tài liệu
Một nữ hoàng Ai Cập: Quan tài và đồ trang sức của Ahhotep

Nội dung

1859

Một nữ hoàng Ai Cập: Quan tài và đồ trang sức của Ahhotep

1859 Nơi chôn cất Abydos của Mariette ● 1859 Tác phẩm điêu khắc Hyksos

1860 Sheikh [người đứng đầu] el-Beled ● 1860 Bức tượng của Khephren

Khám phá / khai quật 1859 bởi Auguste Mariette

Di chỉ Thebes (Dra Abu’l - Naga)

Thời kỳ Vương quốc mới, Triều đại  thứ 18, thuộc Ahmose 1550-1525 TCN.

Một bùa treo, một trong nhiều trang sức chôn cùng với nữ hoàng Ahhotep, đúc theo hình dáng chim kên kên của nữ thần Nekhbet. Mặc dù vật liệu là vàng ròng và được làm đẹp với những miếng dát bằng dá bán quý, phong cách rất ngây  ngô.

Hai năm sau việc khám phá nơi chôn cất của Kamose (tr.56) những người làm cho  Mariette, đào ngay vào hầm mộ ở Thebes ngày 05-02-1859, lại gặp cổ vật. Biết về cuộc tìm  tòi, phụ tá của Mariette 1à Gabi Maunier, gửi ngay một báo cáo về Cairo:

“Tôi hân hạnh thông báo với ông rằng viên [giám thị] của ông lại Gourneh đã tìm thấy ở Dra -  Abou - Naggi, một hòm xác ướp tuyệt vời và một rương chứa bốn hũ bằng thạch cao tuyết  hoa đủ hình dạng, không có nắp hay ghi chú, nằm bên cạnh hòm xác ướp. Hòm xác ướp có  nắp hoàn toàn mạ vàng một ghi chú dọc theo chiều dài [và] đôi mắt với lớp mạ bề mặt kim  loại khung vàng; trên đầu là một con rắn đội mặt trời chạm nổi, (mặc dù) đầu rắn không có...”

Táp hợp này tiêu biểu cho một kiểu chôn cất quan trọng và toàn vẹn trong quan tài nguyên thủy - phù hợp với một trong các tài liệu của Howard Carter, với một vòm lót gạch – cùng những đồ trang trí phong phú hơn của Kamose. Sở hữu chủ và người nằm trong chiếc quan tài  này là một nữ hoàng Ahhotep, với những đồ tùy táng bao gồm cả vũ khí quân sự và một dây chuyền những con ruồi vàng - theo truyền thống tặng thưởng cho chiến công. Những  tìm tòi này cho thấy ngay lý lịch của bà ta là vợ của Kamose, được chôn cất với những biểu  trưng quân sự, thừa nhận sự đóng góp của bà trong việc đánh đuổi người Hyksos, mà hiện  nay, các học giả không chắc cho lắm.

Nắp quan tài trang trí rất phong phú của nữ hoàng Ahhotep (đáy của nó đã bị thất lạc) trang trí trên bề mặt với những là vàng này và đi đôi mắt rất đặc sắc, đặt trong những khung vàng khối. Gỗ tùng nhập cảng.

Trong lúc Mariette vắng mặt, của cải tìm tòi được mang ra khỏi Qena toàn vẹn để vị  lãnh tụ địa phương Fadil Pasha hăm hở mở ra; xác ướp bị lục soát, xương và vải liệm xé rách,  và 2 ký trang sức vàng khối cùng các đồ vật tẩn liệm khác được gửi đi một cách khúm núm,  nhưng không nghi ngờ gì với sự lưỡng lự lớn cho vị Pasha Said ở Caiso.

Mariette nghi ngay là kho tàng của nữ hoàng có nguy cơ bị nấu chảy, hay phân tán và  đem chia cho các thành viên trong “hậu cung” của Said như những đồ nữ trang rẻ tiền; ông  cũng sợ rằng việc đành độc quyền khai quật mà ông thích thú bị hạn chế nếu ông không hành  động quyết liệt để hồi phục lại tình hình. Vì vậy Mariette phải hành động ngay, như đồng nghiệp Théodule Devéria, người Pháp, mô tả:

(Trái) Bố tử dát vàng của nữ hoàng có cảnh thần Re và AMun “lễ rửa tội của pharaon” - Ahmose. So sánh với đồ trang sức tuyệt vời sản xuất vào thời kỳ Vương quốc Trung đại (tr 110, 165, 305), chúng rất vụng về.

(Phải) Một bùa thứ hai từ kho tàng của Ahhotep, mang hình dáng của một “vòng đeo tay” của người bắn cung đúc vàng khối và dát với cacnelian, đá da trời, khoáng fenspat. Miếng thẳng đứng nhô ra là để bảo vệ bên trong cố tay khi bắn cung.

“Chúng tôi đi trên chiếc Samannoud (nhờ vào dòng chảy xuôi của sông Nile) chưa được bao  xa thì thấy chiếc tàu chở kho vàng lấy từ xác ướp của pharaon đi về  phía chúng tôi. Nửa tiếng sau thì hai chiếc tàu song song bên nhau. Sau những lời  giận dữ kèm theo những cử chỉ hung hăng, Mariette thề sẽ ném một người từ mạn  tàu xuống biển, nướng óc một người, người thứ ba cho xuống bếp, và người thứ tư  thì treo cổ lên. Cuối cùng họ quyết định để chiếc hộp chứa cổ vật lên tàu chúng tôi  với một tờ biên nhận...”

Một hành động vô vọng và bất hợp pháp, đây là cơ may duy nhất mà vị mamur có  để duy trì nhóm người mai táng tương đối trọn vẹn. Nhưng mạo hiểm đã đem lại kết quả . Ấn tượng bởi sự táo bạo của Mariette cũng như bởi sự tuyệt vời của đồ trang sức của Ahhotep, Pasha Said cuối cùng chấp nhận thành lập một bảo tàng thay thế cho nhà kho được dùng vào mục đích này kể từ khi có sắc lệnh 1835.

Bảo tàng này mở cửa vào tháng 10 năm 1863 để tiếp nhận đống kho báu dành cho   hậu thế của người Pháp - hay, như Said nhìn nhận, cho đến khi chúng có ích cho việc bôi trơn  bánh xe ngoại giao quốc tế.

Đáng ngại là thời cơ đã đến vào 1867, tiếp theo cuộc triển lãm đồ trang sức của Ahhotep ở Paris kế bên những xác ướp của các tư tế ở Montu (tr.58) . Nữ hoàng Engérie, vợ  Napoléon III, ném con mắt thèm muốn và cho mọi người biết rằng bà ta rất hạnh phúc nhận bộ sưu tập như một món quà . Người kế thừa của Said là Ismail, lo lấy lòng nước Pháp, không chống lại  ý tường trên, mặc dù khiêm nhường thừa nhận là còn phải tham khảo vị giám đốc các cổ vật  người Pháp trước đã . Không phái để chứng minh sự theo đúng nguyên tắc mà Ismail mường  tượng. Mariette – có lẽ phải xứ lý khéo léo với đề nghị của Said (cho đại công tước  Maximilian của Austria một thập niên trước lấy những gì ông thích trong bộ sưu tập của Ai  Cập) là từ chối ý tường này. Mariette xác định rõ nhà của những đồ trang sức này là nước Ai  Cập. Dù đúng đắn nhưng đó là quan điểm mà những người chủ của ông ta không ưa lắm. Tiền  quỹ tài trợ của người Pháp, một thời gian đã bị Ismail giận dữ cắt đứt, lúc đó ông mất trợ cấp  của hoàng đế của mình.

NỮ HOÀNG AHHOTEP:Những vật tìm thấy chính

NỮ HOÀNG AHHOTEP:Những vật tìm thấy chính

BT CAIRO CG SỐ

MÔ TẢ

ĐĂNG KÝ

BT CAIRO CG SỐ

MÔ TẢ

ĐĂNG KÝ

28501

quan tài hình người gỗ mạ vàng

Ahhotep

52070

xuyến vàng, cacnelian, ngọc lam và đá xanh da trời

Ahmose

18478-80, 18482

hũ tròn bằng thạch cao tuyết hoa (4) bố tự dát vàng

 

52073-88

vàng/vòng ebotrum/ băng tay 16

 

52004 52672-73, 52773

những thành phần vòng cổ vàng và cacnelian

Ahmose

52688 52664 52705 52662 52666 52667 52668

vòng vàng gương đồng, có tay cầm quạt gỗ, trang trí vàng lá “gậy”, trang trí vàng lá mẫu thuyền vàng và bạc mẫu thuyền bạc mẫu xe có bánh bằng gỗ và đồng

Kamose

52671

vòng đeo cổ bằng vàng với bà con ruồi lớn

 

52703-04

mẫu trò cờ bạc sư tử, vàng (1) và đồng (1)

 

52692

ruồi nhỏ bằng hộp kim electrum (2)

 

52645

rìu đồng có tay cầm, trang trí phong phú

Ahmose

52670

vòng cổ với trang sức hình bọ hung

Ahmose

52647

rìu đồng có tay cầm, trang trí vàng lá

Kamose

không chắc 52693? 52642

chuỗi vàng bùa bằng vàng (2) vòng tay vàng, với nhân sư

 

Ahmose

52646

rìu đồng có tay cầm, không trang trí

 

52068

băng tay chim kên kên dát vàng

 

52648 52649-57

lưỡi rìu bằng đồng mẫu rìu bằng vàng (3) và bạc (6)

Kamose

52069

băng tay dát vàng với cảnh lễ đăng quang

Ahmose

52658-59

dao găm đồng và vàng và bao trang trí rất phong phú

Ahmose

52071-72

xuyến vàng, cacnelian, ngọc lam và đá xanh da trời (2)

Ahmose

52660 52661

dao găm đồng và vàng dao găm đồng và vàng

 

 

1859 - NƠI CHÔN CẤT Ở   ABYDOS CỦA   MARIETTE

Abydos là một địa điểm thiêng liêng rất cổ và là trọng điểm  hành hương qua các triều đại lịch sử. Ở đây  Mariette duy trì một lực lượng 30 người đào bới liên tục suốt 18 năm liền, nỗ  lực của họ đã dọn quang ngôi đền chôn  cất tuyệt đẹp của  Sethos I. Nhưng công  việc khác cũng được làm tốt và không xa ngôi đền này mấy, vào tháng 6/ 1859, một quách bằng đá vôi còn nguyên vẹn được mang ra ánh sáng. “Một quan tài gỗ to với  mặt của một xác ướp, nằm trong đó... hoàn toàn hư hỏng khi đụng nhẹ. Xác ướp về phần mình, không ở trong điều kiện tốt. Chật vật  lắm mới mở được chiếc quan tài, và nó đã gãy vụn và sau một vài phút  trở thành cát bụi.”

Trong những mảnh của xác chết bị thối rửa là một cặp bông tai móng kêu leng keng bằng vàng (Cairo CG 52323-4) khắc cho Ramesses II và 78 mẫu  trang sức quý không ai đụng đến từ ngày chôn cất, hơn 3000 năm  trước đây. Tuy nhiên những đồ trang sức này thuộc về ai, và cả giới tính của xác chết, vẫn không thể xác định được.

Cách khai quật đầy tham vọng của Mariette để lại một đường mòn chết chóc và bị thế hệ các nhà Ai Cập học phản đối. Flinders Petrie ghi lại tại sao:

“[Mariette] chỉ đến nơi khai quật vài tuần một lần và để  lại mọi việc cho  người địa phương, chỉ ra lệnh dọn quang một khu vực đặc biệt. Người địa phương thường không đến làm cả  ngày, và những người làm công làm những gì họ có thể làm.

Họ rất sợ công việc bị ngưng lại, vì thế khi việc đào bới của họ không đem  lại kết quả, họ thường mua của các người có quan hệ giao dịch, ở Cairo và nơi khác, các cổ vật pha tạp để giữ sự quan tâm của Mariette ở chỗ này.”

Khối lượng công việc khai quật điên cuồng của Mariette được thực hiện trong giai đoạn 1858-63 và đưa  một ví dụ để thấy được quy mô vào năm 1861, 35 địa điểm đã được khai thác. Các người chỉ trích rõ ràng là có lý. Nhưng mục tiêu của Mariette là tạo nên ấn tượng, để thiết lập trong tư tưởng của người Ai Cập, sự thông suốt và  trong một thời gian ngắn nhất về nguyên tắc và giá trị của việc  khai quật công khai. Và ông đã thành công vang dội.

Đồ vật đăng kí đặc biệt với tên Djehuty và chức vị. Các món khác có lẽ có xuất xứ từ ngôi mộ của Djehuty được tìm thấy ở Bologna, Florence, Leiden, Londôn, và Paris.

NHỮNG KHAI QUẬT CỦA MARIETTE:

Tháng 05 – 1858

ĐỊA ĐIỂM

Beni suef, Mit Faris Qerdan

Qerdan, Qurna, Karnak

Galioubia, Tell el-Yahudiya

Manshiyet Ramla

Girga, Abydos

Giza, Saqqara, Memphis

El-Minya, Tuna el-Gebel

Esna, Medinet Habu, Edfu Gharbia, Sais

Tổng số công nhân được dùng

SỐ NHÂN CÔNG

130

300

 

150

50

400

100

5,200

500

7,280

 

 

1859 - TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CỦA HYKSOS: Đào được trong đám đổ nát của ngôi đền thờ Amun ở Tanis (Zoan trong kinh thánh) vào năm 1859, Mariette đã khám phá ra một loạt những tác phẩm điêu khắc hoàng gia bằng đá granit đen thuộc típ nào đó mà ông ta cho là thuộc thời kỳ Hyksos của luật lệ Á châu (giờ ở Cairo, gồm cả CG 392 - 94, 530). Các nhà Ai Cập học ngày nay nhận diện, qua mặt mũi của những tác phẩm này là người cai trị đầy quyền uy của triều đại thứ 12 Ammenemes III.

Bởi sự thiếu tài liệu khảo cổ học liên quan đến những tác phẩm điêu khắc này, các học giả chia sẻ những tình cảm mà  người phụ tá của mamur, Charles Gabet. Ông đã viết: “Ông  thấy đấy, những hy vọng của ông về Sân có cơ sở và những  tiên đoán của ôn đã được thực hiện. Chỉ vậy, nhưng điều tệ hại là các công việc ở địa phương này không được giám  sát  chặt chẽ”.

1860 - VI SHEIKH Ở EL-BELED: Những khai quật của Mariette ở Saqqara đã khám phá rất nhiều tác phẩm điêu khắc lớn, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất là bức tượng gỗ vị viên chức cao cấp Kaaper (trái) của triều đại thứ 5, tìm thấy ở lăng C8 ở Saqqara năm 1860. Bức tượng được các người thợ đặt tên là “Sheikh el-beled”, theo tên  người cầm đầu làng họ. Nó được quét gesso, giờ đã rơi hết cho thấy nguyên mẫu.

Hai bức tượng đang bước cùng kích cỡ, cũng bằng gỗ và miêu tả một chàng trai trẻ (Cairo CG 32) và một phụ nữ  (CG 33) cũng được xác nhận  là những biểu hiện của Kaaper chàng trai, và người vợ đảm đang của ông (phải). Khi Mariette tìm thấy giá trị của những công trình nghệ thuật thuộc loại thánh tượng là một lĩnh vực đang bùng phát nhanh chóng, rộng khắp.

1860 - BỨC TƯỢNG KHEPHREN

“[Những bức tượng] có bảy bức tất cả và đều tiêu biểu vua Chephren [khephren]. Năm bức đã bị cắt, xẻo; nhưng hai bức còn lại thì nguyên vẹn, và một trong các bức ở trong tình trạng bảo quản tốt đến nỗi người ta ta tưởng đến từ tay một nhà điêu  khắc mới chỉ hôm qua”.

AUGUSTE MARIETTE

Năm 1860, lúc đó Mariette làm việc ở Giza, khám phá phía dưới mặt bằng được lát của “tiền sảnh dài dằng dặc” ở Thung lũng đền Khephren (phải), nhằm điều tra về một lời đồn đại được Alessandro Ricci báo cáo lại rằng tượng nhân sư là một  ngôi mộ thực sự.

Mặc dù không có chứng cớ nào để chứng minh luận điểm này, trong khi điều tra, Mariette gặp một hố chứa nhiều tượng của người sở hữu triều đại thứ 4. Cuộc tìm tòi cho thấy vô số những tác phầm điêu khắc xưa kia dùng để trang điểm ngôi đền và sau này bị đập vở (dù vẫn thuộc thời vương quốc cổ) để thành những thùng chứa bằng đá.

Giá trị của tập hợp này là bức tượng Khephren được con diều hâu Horus bảo vệ, một tác phẩm điều khắc của vương quốc cổ - và tất nhiên là của nghệ thuật Ai Cập mọi thời kỳ - để trở thành một trong những vật trưng bày chính của Bảo tàng ở Bulaq  (giờ ở Cairo CG 14).

Và Ai Cập đã có thề mất pho tượng này. Nhà khai quật đã phán: “Với vài trăm quan nữa; bức tượng có thể đã nằm ở Bảo tàng Louvre”. Họ đã nói như vậy theo thói quen bực bội khi cuộc khai quật vào năm 1853 - 54 bị đình chỉ vì thiếu ngân sách.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/214-02-633352965009766250/Cac-nha-Khao-co-hoc-dau-tien-1850-1881/Mot...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận