Tài liệu: Những văn bản Kim tự tháp: văn học tôn giáo xưa nhất thế giới

Tài liệu
Những văn bản Kim tự tháp: văn học tôn giáo xưa nhất thế giới

Nội dung

1881

NHỮNG VĂN BẢN KIM TỰ THÁP: VĂN HỌC TÔN GIÁO XƯA NHẤT THẾ GIỚI

1881 Một Shabti tạ ơn của Ptahmose, thị trưởng Thebes

1881 Tấm biển treo tường của Wibour

Khám phá / khai quật 1881 bởi Heinrich et Emile Brugsch

Di chỉ Saqqara

Thời kỳ Vương quốc cổ, triều đại thứ 5 - 6, 2356 - 2150 TCN

“Ô ngài người ngự trị thời gian,

Người đi trước mặt Re

Chuẩn bị con đường cho Unas.

Unas có thể qua người canh gác [của  quỷ] với những gương mặt khiếp sợ!”

VĂN BẢN KIM TỰ THÁP, LỜI PHÁT BIỂU  251

EMILI CHARLES ADALBERT BRUGSCH: Sinh ra ở Berlin ngày 24/02/1842. Theo anh, nhà ngữ văn học Heinrich Brugsch, làm phụ giảng cho trường Ai Cập học Khedive ở Cairo 1870 - 79. Phụ tá cho Mariette, và phó quản thủ Bảo tàng Bulaq năm 1871, liên tiếp được bổ nhiệm phụ trách viện bảo tàng Bulaq/ Giza/Cairo năm 1883, từ chức năm 1914. Làm việc cùng người anh Heirich nhân danh Mariette ở Saqqara, khám phá văn bản kim tự tháp, 1881, dọn quang kho Deir el-bahri, 1881. In thạch bản và chụp ảnh giỏi; các hoạt động ngoại khóa bao gồm việc bán lén những đồ vật của bảo tàng do ông phụ trách - có lẽ để giữ cho viện thoát khỏi nợ nần. Mất ở Nice ngày 14/01/ 1930.

Gaston Maspero, nhà khai quật  đứng trước chiếc quách bằng đá bazan trong phòng chôn cất của kim tự tháp Unas. Các bức tượng của phòng phía trước (trái) hoàn toàn dày đặc những cột chữ tượng hình sắp thành hàng cẩn thận truyền đạt những câu chú  của văn bản kim tự tháp.

Đầu năm 1881, như nhà Ai Cập học người Anh E.A. Wallis Budge (tr.90) sau này nhớ  lại, Gaton Maspero (tr.78), hồi ấy là giám đốc của viện Pháp ở Cairo, được Mariette ốm yếu  cho thấy một loạt những tờ giấy chữ nén của một văn bản tôn giáo dài bằng chữ tượng hình  sắp xếp theo cột dọc mạch lạc. Giấy chữ nén này được Heinrich Bugsch và người em ương  ngạnh Emile, đã tìm thấy những văn bản ghi chép trên tường tại một phòng trong ngôi mộ ở Saqqara, đem đến cho Mariette. Địa điểm tìm thấy, Mariette tuyên bố, là một lăng mộ thời vương quốc cổ làm cho một người đàn ông tên là Pepipen; nhưng, Maspero nhanh chóng hiểu  ngay đó chỉ là cách làm ra vẻ táo bạo riêng của lão già. Vì rõ ràng là “Pepipen” là cách viết  của “Pepi này”- nguồn tham khảo cho vua Pepy I của triều đại thứ 6; và, như các nhà khám  phá đã nhìn thấy rõ, ngôi mộ có các bức tường khắc ghi các bản văn vào đó không phải là  lăng mà là bên trong của kim tự tháp Pepy I đổ nát ở Saqqara.

VIỆC KHÁM PHÁ VĂN BẢN KIM TỰ THÁP

SỞ HỮU KIM TỰ THÁP

TRIỀU ĐẠI

NGÀY DỌN QUANG

Unas

triều đại thứ V

14 – 28/02/1881

Teti

triều đại thứ VI

18/4 – 29/5/1881

Pepy I

triều đại thứ VI

Tháng 5/1880 – tháng 2/3/1881

Merence

triều đại thứ VI

Khoảng 01-14/1/1881

Pepy II

triều đại thứ VI

Tháng 2 – 3/1881.

Sự lưỡng lự của Mariette chấp nhận việc nhận dạng, ngay cả đối với ông, có nguồn  gốc từ sự gắn bó ngu ngốc với một trong những quy tắc vụng về khảo cổ học Ai Cập của ông  ta: “kim tự tháp im lặng”. Một kim tự tháp, Mariette luôn luôn xác nhận rằng không bao giờ được khắc ghi. Chỉ với việc khám phá ra kim tự tháp thứ hai, thuộc về người thừa kế Pepy I,  Merenre (và giờ vẫn còn chứa những gì còn sót lại của sở hữu chủ nguyên thủy - xác ướp  hoàng gia xưa nhất được biết đến), Mariette bắt buộc phải chào thua.

(Trái) 1881 - MỘT SHABTI TẠ ƠN CỦA PTAHMOSE, THỊ TRƯỜNG THEBES: Tượng Shabti làm bằng sứ nhiều màu này (Cairo CG có niên đại từ triều Amenophis II, không đến từ ngôi mộ của người sở hữu là thị trưởng và tể tướng Ptahmose, mà tử nghĩa địa phía Bắc ở Abydos. Ptahmose tặng nó ở  đây hy vọng có được lợi lộc từ sự phối hợp với thần địa phương Osiris. Nó được các công nhân của Mariette tìm thấy năm 1881 trong điều kiện hoàn hảo. Giá trị trước hết của tác phẩm là nghệ thuật và kỷ thuật: các hình tượng Shabti cho quý bà của nhà sati ở B Brooklyn (37.123 E; 37.124  E) đã được báo cáo tìm thấy của sự tính tế này rất hiếm mẫu tương đương được làm ở saqqara;trong khi cái thứ ba, thực hiện cho cha Ay của thượng đế người thừa kế Tutankhamun trước khi đăng quang, đã ở trong tay tư nhân nhiều năm.

(Phải) 1881 - TẤM BIỂN TREO TƯỜNG CỦA WILBOUR

Nhà báo người Mỹ và nhà Ai Cập học tài tử Charles Edwin Wilbour tránh rét tại Ai Cập từ 1880 cho đến chết đã sao chép các minh văn và sưu tầm cổ vật khác thường (không quan trọng). Đồ vật ngoạn mục này (Brooklyn 16.48) - một bản làm thử của nhà điêu khắc về Akhenaten và Nefertiti - được lấy lên ở Amarna do một người trong làng; Wilbour mua nó với số tiền là 22 đồng vào ngày 22/12/ 1881 như một món quà Giáng sinh sớm. Đó là một tác phẩm đầu tiên có ý nghĩa của nghệ thuật (bỏ túi) xách tay Amarna xuất đầu lộ điện từ thời của Lepsius, nhưng, với sự thám hiểm có hệ thống của di chỉ do Flinders Petrie và người khác (tr.104, 171) khởi xướng đã đánh dấu sự khởi đầu của một cơn lũ thực sự tác phẩm điêu khắc trong những thập niên vừa qua.

 

Đó là vấn đề của tuần lễ trước cơn bạo bệnh và ông mất ngày 18/01/1881.

“Các kim tự tháp Gizeh thuộc về các vị Pharaon của triều đại thứ IV và các kim tháp ở Abooseer thuộc các vị pharaon của triều đại thứ V. Năm kim tự tháp ở Sakkarah, mà sơ đồ cùng kiểu... cùng thời với các lăng mộ có hầm mộ quét sơn... không ai còn ngạc nhiên khi thấy chúng có ghi khắc và trang trí”.

Các cột có câu khắc mà anh em nhà Brugsch tìm thấy được biết đến như những văn bản kim tự tháp. Và, tiếp theo việc khám phá loạt đầu ở phòng chôn cất kim tự tháp Pepy I và  Merence, các loại khác được sự hối thúc của Maspero được khám phá ngay sau đó.

Các ngôi mộ được dọn quang, Maspero đích thân xem xét và suýt chết. Trong lúc khai  quật kim tự tháp Pepy II, “với chi phí của ông John Cook [của công ty “Thomas Cook và  Con”] vào năm 1881, Maspero... bị chôn dưới đống gạch đá của một trong các phòng và  được đào bới lôi ra rất khó khăn bởi Ô. E. Brugsch Beo...” . May mắn thay, ông ta sống sót để  nghiên cứu và công bố những văn bản mà Budge đã mô tả “như một trong những thành công  lớn nhất của việc giải mã Ai Cập”.

Những văn bản này thế nào? Như Maspero thấy, chúng mô tả hay ám chỉ những giai  đoạn khác nhau của việc đầu thai của vị vua (hay hoàng hậu) ở một kiếp sau trong kim tự tháp  cõi âm ty, và được sắp xếp trên tường để người chết đọc khi ở bên kia thế giới. Cùng với  những lời chú của Văn bản ghi trên quan tài sau này và cuốn Tử thư (rất trùng hợp với nội  dung văn bản kim tự tháp cổ hơn trước đó), không có bản in riêng, đúng tiêu chuẩn xuất bản.  Mỗi kim tự tháp sử dụng một sự lựa chọn khác biệt rút từ văn bản lớn hơn. Sự đối chiếu của  Maspero bao gồm hơn 4.000 dòng của sưu tập này - sự diễn đạt bao quát, quan trọng và sớm  nhất của tư tưởng tôn giáo tồn tại bất cứ đâu ở thế giới cổ xưa.

Sau này, nhiều phòng chôn cất hoàng gia được trang trí bằng văn bản kim tự tháp được khám phá, bao gồm cả bốn phòng được nhà khảo cổ học người Thụy Sĩ Gustave Jéquier  công bố vào những năm giữa 1926 và 1933 (thuộc về vua Ibi, triều đại thứ 8 tăm tối, và các  nữ hoàng Wedjebten, Neith, và Ipiut của triều đại thứ 6). Và, như cuộc tìm tòi mới đây về Ankhesenpepi ở Saqqara, đã khiến cho mọi việc không còn nghi ngờ gì nữa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/214-02-633352966054610000/Cac-nha-Khao-co-hoc-dau-tien-1850-1881/Nhu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận