Tài liệu: Người Hy Lạp ở Ai Cập: Naukratis

Tài liệu
Người Hy Lạp ở Ai Cập: Naukratis

Nội dung

1883

Người Hy Lạp ở Ai Cập: Naukratis

Khám phá / khai quật 1883 bởi W.M. Flinders Petrie

Di chỉ el-Nebira (Naukratis)

Thời kỳ, Thời kỳ cuối, triều đại 26, triều Amasis, 570 – 526 trước CN và sau đó.

“[Chính ở el-Nebira] tôi gặp phải một cảnh tượng mà tôi không bao giờ hy vọng - hầu như quá kỳ lạ để tin được. Trước mặt tôi trải dài một mô thấp những tàn tích của một thành phố, mà tất cả phần chủ yếu đó bị dân địa phương đào lên để lấy đất... Bất cứ nơi nào tôi bước đi trong hố này tôi đều giẫm lên những mảnh gốm Hy Lạp cổ xưa...”.

W.M FINDERS PETRIE

“T.E. Lawrence, một trong các sinh viên của ông bình luận rằng: “một nhát  Petrie đào bới là một vật có chất lượng đặc biệt của riêng ông”; nhận xét này có  thể áp dụng cho cả đời ông...”

MARGARET S. DROWER

Sinh ở Charlton, ngày 03/6/1853. Chịu ảnh hường của nhà thiên văn học hoàng gia ở Scotland, Charles Piazzi Smyth, tham quan Ai Cập năm 1880 để quan sát các kim tự tháp Giza; chuyển từ nghiên cứ kim tự tháp sang khảo cổ học. Khai quật cho quỹ thăm dò Ai Cập, 1884 - 86, phụ tá cho Edouard Naville. Nghiên cứu độc lập năm 1887; thiết lập tài khoản nghiên cứu về Ai Cập, 1894, kế tiếp là trường nghiên cứu khảo cổ của Anh ở Ai Cập theo EEF, 1896 -  1905. Giáo sư về Ai Cập học đầu tiên ở đại học college London 1892 - 1933. Khai quật nhiều di chỉ ở Ai Cập và Palestine, và là tác giả của hơn 1.000 cuốn sách, bài báo và tạp chí; sáng lập viên và chủ bút tờ Ai Cập cổ đại (Ancient  Egypt); bộ sưu tập khổng lồ của ông về cổ vật Ai Cập hiện giờ ở Bảo tàng  Petrie, London. Các thành công của ông gôm có việc khám phá ra Naukratis, phát minh ra việc xác định các niên đại, cứu những ngôi mộ hoàng gia của người Abydos cổ  xưa, chữ viết tiền-Sinait và đồ trang sức el-Lahun. Mất ở Jerusalem ngày 28/7/1942; đầu ông cắt rời ra và đưa trở về Anh để xét nghíệm.

Tách gốm với nhiều mắt được phục chế - khoảng 575- 550 trước CN, từ Naukratis.  Tách này mang một câu đề tặng chạm nông trên đó cho Aphrodite bởi một Rhoikos nào đó - được mọi người nhận biết là kiến trúc sư của ngôi đền thờ Hera ở Samos.

William Matthew Flinders Petrie, một chàng trai trẻ người Anh lỗi lạc, lần đầu đến Ai  Cập vào 1880 để kiểm tra tính chân thực của các lý thuyết của đám người sau này bị dán nhãn “những kẻ ngu ngốc về kim tự tháp” - như Charies Piazzi Smyth, nhà thiên văn học hoàng gia của Scotland, đã gán cho những kích thước của kim tự tháp lớn một sự thật thần thánh mà đến nay vẫn không được thừa nhận. Những đo lường và tính toán đúng mực của Petrie chẳng bao lâu sau đó đã dẹp tan mộng tưởng hảo huyền này, và nhà khai quật trẻ, đôi mắt giờ mở to vào tiềm năng khám phá Ai Cập, bắt đầu tìm kiếm những thách thức mới về cổ vật ở vùng đất này.

Tảng đá ghi (bằng tiếng Hy Lạp) lời đề tặng của một bức tượng cho Heliodorus bởi người dân ở Naukratis – chìa khóa cho lí lịch địa điểm kỳ lạ của Petrie.

Bằng chứng của sự chiếm đóng của Hy Lạp: những mảnh trang trí kiến trúc cổ điển tìm thấy bởi Quỹ thăm dò Ai Cập từ địa điểm của đền thờ  Apollo thư 2.

Sự xuất hiện của Petrie trên diễn đàn Ai Cập học như một ngọn gió lạnh. Các người  tiền nhiệm của ông đã có mục tiêu của họ, không ngoại lệ, việc khám phá các di tích và những  tượng lớn; những gì hấp dẫn Petrie là những tìm tòi nhỏ hơn - những mảnh vỡ thuộc đời sống  hàng ngày, những xoong chảo, lu hũ, những hạt (của chuỗi hột), những bùa và những vật lạ  khác thường được bỏ qua không xem xét hoặc vứt bỏ không để ý trong khi đào đất vào thời  đó (đối thủ sớm nhất của Petrie là Edouard Naville, người Thụy Sĩ cũng là bậc thầy). Petrie  cảm nhận tiềm năng to lớn của những di vật khiêm tốn này - và sau này chứng minh sáng suốt  qua nổ lực tiến hành việc xác định niên đại phù hợp, các phát hiện tầm thường và  liên tục được nghiên cứu riêng có giá trị như thế nào.

Kết quả của thập niên đầu làm việc của Petrie, hoàn thành một phần độc lập (với sự tài  trợ tư nhân) và một phần của quỹ thăm dò Ai Cập, được công bố vào thời diềm thích hợp  trong cuốn sách rất dễ đọc: “Mười năm đào bới ở Ai Cập, 1881 – 1891” (Ten  Yeard’Digging  in Egypt, 1881 - 1891), Và trong nhiễu khoảnh khắc thần kỳ mà cuốn sách này ghi lại, chẳng  biểu hiện tí nào về sự kết hợp may mắn và trực giác của ông mà bộc lộ rõ hơn là nỗ lực tìm tòi  về người Hy Lạp ở đồng bằng sông Nile của ông.

Flinders Petrie lần đầu tiên đi qua mô đất mà người Hy Lạp đã định cư, đầy rác rưởi, tuồng như “những mảnh vỡ của các Phòng chứa lọ của Bảo tàng”, gần các làng el-Nibeira, el- Gieif và el-Nigrash vào năm 1883. Không giống địa điểm đã được tìm thấy trước đây, và trí  tưởng tượng của Petrie đã đưa đến những tiên đoán. Chưa đến năm 1884, ông ta trở lại cùng  với một đồng nghiệp trẻ, Francis Llewellyn Griffith, thám hiểm địa điểm với sự tài trợ của  quỹ thăm dò Ai Cập quyết định tìm hiểu lịch sử của nó”.

Những đều chờ đợi đã xáy ra, bí mật của mô đất được Petrie khám phá, sớm hơn  mong muốn:

“Địa điểm duy nhất tôi có thể tìm thấy để sinh sống ở đó là một căn nhà đồng quê cổ xưa của  một vị pasha; và khi nhìn nó, tôi chú ý đến hai khối đá màu xám xịt bên lối vào. Xoay một  tảng đá lại, tôi nhìn thấy một sắc lệnh của thành phố Naukratis, thành phố chưa từng biết đến này giờ đã có tên”

Naukratis! Trung tâm thương mại Hy Lạp được sử gia người Hy Lạp, Herodotus nói  đến, và nhà khai quật thành Troy vĩ đại Heinrich Schliemann quan tâm tìm kiếm và đào bới. “Cả ngày đó “naukratis” reo lên trong đầu, và tôi lang thang trên các mô đất với sự hân hoan tuyệt vời  của một khám phá mới, mong muốn dài lâu và ...”.

Herodotus đến thành phố vào những  năm giữa thế kỷ thứ 5 trước CN, dâng cúng  nhiều đoạn mô tả nó. Ông ghi chép rằng vua Ai Cập Amasis (570 - 526 trước CN) dâng  Naukratis cho những tên lính đánh thuê người Hy Lạp “như một tổng thành đinh thương mại  cho những ai muốn định cư ở đây” và “cấp đất cho những thương nhân Hy Lạp không muốn  sống lâu dài ở Ai Cập có thể dựng các bệ thờ và đền”. Một định cư hiện hữu với sự hiện diện  của Đông Hy Lạp có ngày tháng trước Psammetichus I, vào thế kỷ thứ 7 trước CN, thành phố  thật thế đã dành một sự độc quyền về thương mại Hy Lạp – thoạt đầu là bạc và các mặt hàng  (như dầu ô-liu) ngũ cốc, vải lanh và giấy cói Ai Cập. Và Naukratis hưng thịnh – không chỉ  dưới các vua Saite mà qua cả thời kỳ Ba Tư, cho đến khi bị thay thế do sự thành lập của  Alexandria vào thế kỷ thứ 4 trước CN.

Những phát hiện vật chất thì có nhiều, nhưng có lẽ hấp dẫn nhất là những câu khắc  bằng mũi nhọn hoặc ghi bằng mực trên các chậu, vại dâng tặng ở một hay nhiều điện thờ Hy  Lạp của thành phố - của Apollo, Aphrodite, Hera và Dioskouroi. Một số các chậu vại này  được dâng tặng bởi những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, với những bài (chúng tôi hy vọng)  được viết bởi chính tay họ. Danh sách bao gồm không chỉ nhà kiến trúc sư của đền thờ Hera ở  Samos, Khoikos, và tên giết mướn Phanes của Halicarnassus (mà Herodotus ghi là đào ngũ  Amasis sang với người Ba Tư) nhưng - hấp dẫn nhất là một bút tích của người cha đẻ của lịch  sử, Herodotus: một mảnh của cái chén Attic với tên ông, tìm thấy vào năm 1903 bởi một  trong những người kế nhiệm Petrie, D.G. Hogarth, ở địa điểm trong lúc khai quật.

Bức chạm nổi trên sa thạch chưa xong về một chiến sĩ đội mũ sắt có bờm Corinth và mang  khiên và dáo. Tìm thấy ở điện thờ Aphrodite ở khoảnh đất Hy Lạp suốt mùa sau ở địa điểm, 1899.

Ghi chú trên nền của một chén Attic với tên “Herodotus - có thể tưởng tượng được là sử gia nổi tiếng người Hy Lạp đã đến và viết về địa điểm này suốt thế kỷ thư 5 trước CN.

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353861843047500/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Nguoi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận