Ai đã phát hiện ra chất rađi?
Ra đi là một kim loại có tính phóng xạ cao được sử dụng trong y học để điều trị một số bệnh ung thư. Vào năm 1898, chất này đã được Marie và Pierre Curie (Ma-ri và Pi-e Quy-ri) phát hiện ra.
Marie người Ba Lan, Pierre người Pháp. Cả hai đều là nhà vật lý và say mê nghiên cứu khoa học. Họ đã cưới nhau và cùng hoạt động khoa học.
Hai người phát hiện thấy một chất đá phóng xạ (khoáng uraninit) còn gọi là pechblende có chứa một nguyên tố chưa được biết đến. Họ đã phải mất 4 năm lao động miệt mài để xác định và tách riêng nguyên tố này ra.
Họ đặt tên nó là chất ra đi. Họ đã phải xử lý 8 tấn quặng để cuối cùng thu được 1 gam chất ra đi.
Cùng với ra đi, vợ chồng Curie còn phát hiện thấy trong chất khoáng uraninit một nguyên tố phóng xạ khác được họ đặt tên là chất poloni để kỷ niệm tổ quốc của Marie.
Sau này thành quả lao động của họ là nguồn gốc của việc sản xuất năng lượng hạt nhân từ những chất phóng xạ.