Tài liệu: Aristotle đúng chăng?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

''Mọi vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều của mình chừng nào chưa bị ngoại lực làm thay đổi trạng thái đó''. Điều đó rất hiển nhiên đối với vật không chuyển
Aristotle đúng chăng?

Nội dung

ARISTOTLE ĐÚNG CHĂNG?

 

''Mọi vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều của mình chừng nào chưa bị ngoại lực làm thay đổi trạng thái đó''. Điều đó rất hiển nhiên đối với vật không chuyển động - nếu không có ngoại lực tác dụng nó không thể chuyển dịch đi đâu cả. Nhưng thực nghiệm chứng tỏ rằng nếu vật ban đầu chuyển động thì sớm muộn nó sẽ bị dừng lại. Có vẻ như Aristotle nói đúng: để vật chuyển động đều thì phải có một lực đẩy hay kéo nào đó theo hướng chuyển động đó. Chỉ có Galilei và Newton giải thích sự chậm lại của mọi chuyển động ''tự do'' của vật thể mà ta quan sát được là do có lực cản nào đó. Cái lực mà theo Aristotle là cần để duy trì chuyền động thực ra chỉ là để trung hoà (bù lại) các lực cản ấy mà thôi.

 

Isaac Newton đã tìm kiếm bằng chứng cho thứ ''chuyển động vĩnh cửu, để bênh vực dứt khoát cho nguyên lý quán tính. Ông chú ý tới chuyển động của các thiên thể vì chúng vận chuyển trong chân không Vũ Trụ mà hầu như không có sức cản nào. Trái Đất qua hàng tỷ vòng quay xung quanh Mặt Trời mà quỹ đạo của nó hầu như không thay đổi. Để mô tả các chuyển vận của các thiên thể ông ''buộc'' phải đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn.

Thì ra, chính sự tồn tại của lực cản trên mặt đất đã kích thích cho sự phát triển của cơ học!

NHỮNG CÁI DÙ

Sử dụng lực cản chính diện, con người có thể nhảy xuống đất an toàn từ độ cao kinh khủng bằng những cái dù. Người nhảy dù thường không cần mở dù ngay, khi đó hình dáng kích thước và tư thế của bản thân họ quyết định lực của không khí. Theo đo đạc thực nghiệm, hệ số , khi đó là khoảng 0,2kg/m. Với người nặng 70 kg tốc độ rơi sẽ là 60 m/s. Tốc độ này đạt được khi người nhảy rơi được 500m và có thể gây thương tích nặng nề khi chạm đất (nếu không mở dù). Hình dạng đặc biệt và diện tích chính diện lớn của dù làm giảm tốc độ rơi xuống còn 6 m/s, bằng tốc độ rơi tiếp đất nếu ta nhảy từ độ cao 2m, không có dù, tốc độ rơi này hoàn toàn không gây nguy hiểm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1162-02-633398062570937500/Suc-can-chuyen-dong-va-luc-ma-sat/Aristot...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận