AUSTRALIA (ÚC) – MIỀN ĐẤT PHƯƠNG NAM
1. Nguồn gốc tên gọi
Australia có tên đầy đủ là “Liên bang Australia”, nằm ở giữa tây nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, do hai đảo Australia và Tasman tạo thành.
Tên nước bắt nguồn từ tiếng La tinh: “australis” mang nghĩa là “miền đất phương nam”. Khoảng năm 150 CN, các nhà địa lý Hy Lạp đã biết được có một miền đất rộng lớn ở phía nam bán cầu, và gọi là “đại lục phương nam chưa được biết”. Năm 1531, người vẽ bản đồ nước Pháp là Oruns Feina đã đặt giả thiết có một đại lục ở phương nam trong bản đồ của mình và đặt tên là “Terra Australis” mang nghĩa trên. Năm 1605, một người Hà Lan tên Willem Jansz đã đến bờ biển phía tây Australia, nhưng ông ta không biết mình đã đặt chân đến đại lục phương nam này. Giữa thế kỷ XVII, tàu thuyền và thủy thủ của công ty Đông Ấn (Hà Lan) đã nhiều lần đặt chân lên bờ biển phía tây, gọi nơi đây là “đất Hà Lan mới” (New Holland). Năm 1769, một thuyền trường người Anh là James Cook đã đặt tên cho cả vùng biển, và vùng đất phía đông, đông nam mà ông đi qua là “New South Wales”. Đến giữa thế kỷ XIX, một vị thuyền trưởng tên là Matthew Flinders phát hiện rằng từ bờ biển phía tây nối với vùng bờ phía đông là một tuyến hàng hải liên tục, từ đó người ta mới biết rằng Australia là một đại lục. Ông ta xuất bản cuốn sách “Hành trình ở đại lục phương nam” vào ngày 17 tháng 7 năm 1814, đề nghị đặt tên cho đại lục này là “Australia”, trong tiếng La tinh: “australis” mang nghĩa “phương nam”. Năm 1817, tổng đốc Anh là Macquarie tiếp thu ý kiến, từ đó “Australia” trở thành tên gọi chính thức. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, thành lập “Liên bang Australia”.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Hình chữ nhật. Nền cờ màu lam sậm, phía trên bên cán cờ là dấu “hoa thị” đỏ - trắng, phía dưới dấu “hoa thị” là ngôi sao trắng bảy cánh. Bên phải nền cờ là bốn ngôi sao trắng bảy cánh và một ngôi sao năm cánh nhỏ. Australia là nước thành viên của khối Liên hiệp Anh, bên trên góc trái là “hoa thị” quốc kỳ nước Anh, thể hiện mối quan hệ truyền thống của Australia và Anh. Ngôi sao bảy cánh lớn nhất tượng trưng cho sáu châu và khu tự trị phía bắc hợp thành nước Australia. Năm ngôi sao trắng đại diện cho chòm sao Chữ thập nam. Quốc kỳ này được ra đời vào năm 1903. Ngôi sao lớn nhất trên lá cờ vốn có sáu cánh, năm 1908 đổi thành sao bảy cánh. Năm 1913, Australia trở thành quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Anh, và vẫn sử dụng quốc kỳ này.
· Quốc huy
Con Kanguru và con đà điểu Emu đứng trên cành cây khuynh diệp hai bên tấm lá chắn, xung quanh được trang trí bằng cành lá hoa cây phượng vàng màu lụa và vàng. Kanguru và đà điểu Emu đều là loài động vật đặc trưng cho Australia. Mọi người thường thích dùng chúng làm biểu tượng của đất nước và của dân tộc. Trên tấm lá chắn có 6 nhóm hình vẽ, lần lượt tượng trưng cho 6 châu của nước này. Chữ thập thánh George màu đỏ (trên chữ thập có một con sư tử và bốn ngôi sao) tượng trưng cho bang South Wales; chòm sao Chữ thập nam phía dưới chiếc vương miện đại diện cho bang Victoria; hình chữ thập Malta màu lam đại diện cho Queensland; một con chim bách thanh đại diện cho bang South Australia; một con thiên nga đen tượng trưng cho bang Western Australia; một con sư tử đỏ đại diện cho bang Tasmania. Bên trên tấm lá chắn là ngôi sao bảy cánh tượng trưng cho quốc gia liên bang anh hùng. Đáy tấm lá chắn có một cái đai trang sức, phía trên có dòng chữ bằng tiếng Anh “Australia”. Quốc huy này được chế định năm 1912 và được sử dụng cho đến nay.
3. Quốc ca
· Cười vui lên nào người Australia, chúng ta những người tự do, tự do tài năng; sản vật phong phú, đất tốt như vàng, quê hương kề với biển khắp nơi đều là tài nguyên thiên nhiên, cảnh sắc mỹ lệ tuyệt vời; đời đời tự cường không nghỉ, Australia tiến lên.
· Dưới ánh sáng của sao Thập tự nam, mọi người, cần cù lao động, làm cho liên bang Australia vang danh toàn thế giới có bình nguyên bao la để dân di cư nước ngoài cùng sinh sống cổ vũ dũng khí, mạnh bước tiến lên, Australia tiến lên. Cất cao bài ca yêu đời, Australia tiến lên.