Tài liệu: Bán đảo Crimée (Tiếng Nga: Krym)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Bán đảo Ukraina nối với lục địa qua eo biển Perekop, Tây và Nam giáp biển Đen kéo dài về phía Đông với bán đảo Kertch, phân chia một phần biển Edốp với biển đen. Là một vùng đất của Ukraina. 27.000 km2, 1.272.000 dân.
Bán đảo Crimée (Tiếng Nga: Krym)

Nội dung

Bán đảo Crimée (Tiếng Nga: Krym)

Bán đảo Ukraina nối với lục địa qua eo biển Perekop, Tây và Nam giáp biển Đen kéo dài về phía Đông với bán đảo Kertch, phân chia một phần biển Edốp với biển đen. Là một vùng đất của Ukraina. 27.000 km2, 1.272.000 dân.

Lịch sử: Thời Thượng cổ, Crimée có tên là Chersonèse Taurique và dân cư là người Cimée. Bị người Hy Lạp thực dân hóa (thế kỷ VI), Bosphore thuộc Cimmère; năm 47 TCN chịu nền đô hộ của La Mã. Lần lượt bị người Goth, người Hung nô, người Khazar, người Nga, người Couman rồi người Tatar chiếm đóng. Người Tatar tổ chức một vương quốc Hồi giáo độc lập và công nhận quyền bá chủ của Thổ Nhĩ Kỳ (1475).

Trong cuộc chiến tranh Crimée 1853 -1865, Crimeé là chiến thương chính vô cùng ác liệt. Trong cuộc nội chiến 1917, Crimeé là nơi trú ẩn cuối cùng của quân Bạch vệ Denikine và Wrangel (1920)

Năm 1922, trở thành nước Cộng hòa tự trị. Đại chiến II, bị Đức chiếm đóng vào tháng 10 và 12 -1941, trừ Sébastopol bị Von Manstein đánh chiếm 7-1942. Từ tháng 4 đến 5-1944, Liên Xô (cũ) chiếm lại Crimeé và người Tatar thân Đức bị lưu đày ở Sibérie. Năm 1954, Crimeé nằm trong nước Cộng hòa Ukraina.

Phần lớn đất đai (415) là đồng cỏ, ở phía Nam có dãy Crimée (đỉnh cao nhất: 1545 m), dọc bờ biển với nhiều suối nước nóng và bãi tắm biển (Yalta, Féodossia). Bờ biển kiểu Địa Trung Hải thích hợp cho cây trồng cận nhiệt đới (nho, cây ăn quả, rau, thuốc lá) còn phía bắc được kênh Kakhốpca tưới tiêu một phần, chuyên trồng lúa mì và chăn nuôi cừu. Quá trình phát triển công nghiệp mới đây gắn liền với việc khai thác sắt ở bán đảo Kertch. Sản xuất rượu vang và đồ hộp. Ngành du lịch phát triển.

Tại đây năm 1945, diễn ra Hội nghị lịch sử giữa ba vị nguyên thủ quốc gia Đồng minh trong Đại chiến thế giới thứ II là I.V.Staline, F.D.Roosevelt và Churchill, Hội nghị bắt đầu từ 4 đến 11 tháng hai tại Yalta.

Yalta là cảng ở Crimée nằm về phía Nam bán đảo. Đây là nơi nghỉ mát lý tưởng. Mảnh đất này gắn liền với tên tuổi nhà văn hóa nổi tiếng Tchekhov, và nhà thơ Ba Lan Mikskievich, với chùm thơ tình nổi tiếng về Crimée.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4178-02-633705729484055599/Ukraina/Ban-dao-Crimee-Tieng-Nga-Krym.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận