BÍ MẬT ''TUNGUS'' LÀ GÌ?
Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, tại Tungus ở khu vực miền trung Xibêri, nước Nga, một quả cầu lửa còn sáng chói hơn cả mặt trời đã rơi từ trên trời xuống theo hướng 275oC. Chỉ trong giây lát, một tiếng nổ vang lên như sấm. Tiếng nổ lớn như quả bom truyền xa hàng ngàn dặm, sóng xung kích phát ra làm vỡ toàn bộ kính cửa của các ngôi nhà trong chu vi 100km, thậm chí cả người và vật ở xa tới 3 - 500m cũng bất ngờ bị đánh bật xuống đất. Cây cối trong rừng rậm trong phạm vi hơn 2000 km2 lần lượt đổ xuống, lửa lớn đã làm quang cảnh xung quanh biến thành một bãi đất khô cằn. Tất cả các loại máy đo địa chất trên thế giới đều ghi chép lại diễn biến đoạn phim khác thường này.
Vào đầu thế kỷ 20, vụ nổ này là một “vụ nổ” lớn nhất mà mọi người tận mắt nhìn thấy trong lịch sử nhân loại. Theo tính toán thì uy lực của vụ nổ tương đương với sức công phá của vài chục triệu tấn thuốc nổ loại mạnh TNT, cũng có thể nói rằng nó tương đương với uy lực của vài ngàn quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống các hòn đảo rộng lớn của Nhật vào tháng 8 năm 1945.
Rốt cục vụ nổ Tungus là cái gì? Cái mà mọi người nghĩ đến đầu tiên là Sao Băng. Năm 1927, đội khảo sát của viện khoa học Liên Xô cũ do giáo sư Kulike dẫn đầu đã tổ chức chuyến đi tới hiện trường để tiến hành điều tra thực địa. Thông thường thì khu vực trung tâm mà Sao Băng rơi xuống thường có một số lỗ Sao Băng có độ lớn nhỏ khác nhau, ở gần những hố đó có thể nhặt được rất nhiều những miếng vỡ Sao Băng. Tình hình ở đây lại hoàn toàn khác, vừa không có hố Sao Băng lớn, cũng không có các miếng vỡ Sao Băng. Đội khảo sát đã đào sâu vài chục mét nhưng vẫn không thu được kết quả gì. Thật kỳ lạ Sao Băng đã biến đi đâu mất?
Đúng lúc các nhà khoa học đang vắt óc suy nghĩ tìm ra lời giải thì nhà khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Liên Xô cũ là Kasalav đã mạnh dạn đưa ra một giả thuyết mới mẻ. Ông đưa ra những suy nghĩ của minh từ trong một cuốn tiểu thuyết như sau: Sự kiện Tungus được tạo thành do chiếc phi thuyền vũ trụ động cơ hạt nhân đến từ ngoài trái đất gặp phải sự cố, nhưng những điều tra hiện thực đã té một gáo nước lạnh vào vụ nổ hạt nhân, bởi vì các nhà khoa học đã không tìm thấy những chứng cứ về việc khu vực này bị bức xạ hạt nhân vào năm 1908.
Năm 1958, các nhà khoa học Liên Xô cũ lại tiến hành khảo sát một lần nữa nơi xảy ra sự việc. Cuối cùng họ đã phát hiện ra rằng, trong lòng đất ở khu vực này có chứa các hạt Sao Băng sắt nhỏ, trong đó lượng Niken chiếm 7 ~ 10%, mặt khác hàm lượng Niken trong quặng sắt trên trái đất nhiều nhất cũng không quá 3%. Sau này, các đội khảo sát khác đã phát hiện ra một số thể Sao Băng thuỷ tinh, một số hạt kim loại, các hạt hóa chất và các hạt đá kim cương rất nhỏ, trong lớp bùn ở các đầm lầy tại khu vực đó.
Nhưng vật chất này lại là những thành phần hóa học điển hình của các thiên thể nhỏ kiểu hành tinh như sao chổi và các tiểu hành tinh từ đó đã chứng thực rằng ''thủ phạm gây ra'' sự kiện Tugus có lẽ là những miếng vỡ của sao chổi nào đó hoặc là một tiểu hành tinh, đường kính của nó khoảng 100 m, nặng trên 1 triệu tấn. Khi nó va đập vào trái đất với tốc độ 30 km/s, do tác dụng mạnh với lớp khí quyển trái đất, nhiệt độ tăng đến vài ngàn độ, thậm chí vài chục ngàn độ và xảy ra vụ nổ, rồi tạo nên sự kiện Tungus kinh hoàng thế giới. Do vụ nổ xảy ra trên trời cao nên không để lại hố Sao Băng trên mặt đất.