BỨC XẠ ĐIỆN VŨ TRỤ LÀ GÌ ?
Vừa nhắc đến bức xạ điện, mọi người đều cảm thấy nó là một danh từ khoa học huyền bí và trừu tượng. Thực ra, nó chính là sóng vô tuyến điện mà chúng ta thường tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta đều biết, điện đài, ti vi và các thông tin phát ra đều là các thông tin được phát ra và truyền đi qua sóng vô tuyến điện. Bức xạ điện vũ trụ, hiểu theo chữ nghĩa chính là các sóng vô tuyến điện tiên các thiên thể thống không trung phát ra.
Đầu thế kỷ 20, có người tiên đoán rằng có thể nhận được sóng vô tuyến điện của các thiên thể phát ra, nhưng do bị hạn chế về mặt kỹ thuật, cho đến năm 1931, một kỹ sư vô tuyến điện của Mỹ Yangsiji, khi nghiên cứu nhiễu của sóng vô tuyến điện đối với các thông tin ở khoảng cách xa, đã phát hiện ra sóng vô tuyến điện từ trong trung tâm hệ Ngân Hà, mọi người mới chú ý đến sóng vô tuyến điện đo các thiên thể phát ra. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chi nhánh thiên văn học chuyên nghiên cứu sóng điện từ đến từ vũ trụ - thiên văn học bức xạ điện, phát triển rầm rộ và đã giành được thành công rực rỡ. Bốn phát hiện về thiên văn học trong những năm 60 của thế kỷ 20: Các loại tinh thể, sao mạch sung, các phân tử giữa các ngôi sao phức tạp và bức xạ bối cảnh vũ trụ, đều là những cống hiến của quan sát thiên văn học bức xạ điện.
Sóng vô tuyến điện vốn có một vài đặc điểm mà sóng quang không có, nó có tác đụng đặc biệt trong việc tìm tòi những bí ẩn của vũ trụ. Thứ nhất sóng dài của nó dài hơn khoảng 1 triệu lần so với ánh sáng có thể nhìn thấy được, do đó mà một số bụi vũ trụ đối với sóng quang mà nói lại không được coi là quá lớn, sóng vô tuyến điện có thể nhẹ nhàng và dễ dàng chuyển động xung quanh các hạt bụi trong vũ trụ để tiếp tục truyền đi. Một đặc điểm khác của sóng vô tuyến điện là, bất kể vật thể nào, bất kể nhiệt độ của nó cao hay thấp, chỉ cần ở nhiệt độ âm tuyệt đối trên (-273oC) thì có thể phát ra sóng vô tuyến điện. Mà vật thể cần phát ra sóng quang lại cần đạt được nhiệt độ rất cao, nếu như nhiệt độ của vật thể thấp đước 2000oC thì ''không nhìn thấy''. Trong không gian vũ trụ bao la, có rất nhiều vật thể nhiệt độ rất thấp, chúng ta tuy không nhìn thấy chúng, nhưng chúng đều có thể phát ra sóng vô tuyến điện, chúng ta có thể thông qua thu thập, quan sát các sóng vô tuyến điện này để nghiên cứu chúng. Ngoài ra, trên rất nhiều thiên thể do nảy sinh một vài hiện tượng thiên thể đặc biệt, các sóng vô tuyến điện có thể phát ra lượng lớn, một vài sóng vô tuyến điện của ''tinh hệ bức xạ điện'' có thể phát ra mạnh gấp 10 triệu lần hệ Ngân Hà của chúng ta, làm cho chúng ta ở cự li cách xa 10 tỷ năm ánh sáng cũng phát hiện ra chúng, mà dùng kính viễn vọng quang học lớn nhất ngày nay, bất kể như thế nào cũng tìm không ra nó.
Chúng ta thích so sánh kính viễn vọng quang học với ''Con mắt nghìn dặm'' của các nhà làm thiên văn học, như vậy kính viễn vọng bức xạ điện có thể so sánh với ''tai thuận gió'' của các nhà làm thiên văn học. Nó có thể ''nghe'' thấy sóng ''phát thanh'' của vô số đài vô tuyến điện - nguồn bức xạ điện phát ra, hiện tại đã tìm ra mấy mươi nghìn chiếc ''điện đài'' loại này, trong đó phần lớn vẫn chưa biết nó là cái gì. Những cái được nhận ra có xác của siêu tân tinh, mây sao trong hệ Ngân Hà, một vài tinh hệ ngoài hệ Ngân Hà có hình dạng đặc biệt, sao nơ tron vận chuyển tốc độ, hạt nhân trong tinh hệ hoạt động. Ngày nay các nhà thiên văn học có kính viễn vọng bức xạ điện làm ''tai thuận gió'', đã có thể nghe được ''những lời thì thầm của không gian vũ trụ 10 tỷ năm ánh sáng hoặc thậm chí xa hơn thế nữa, các sóng vô tuyến điện này đều là các thiên thể trong 10 tỷ năm trước phát r. Đây có nghĩa là, các thiên thể mà chúng ta quan sát được càng xa, thì càng có thể nhìn thấy dện mạo càng sớm của vũ trụ.
Ngoài ra, khí con người tìm kiếm các cuộc sống ngoài trái đất cũng tận dụng kính viễn vọng bức xạ điện hướng về vũ trụ phát ra một vài sóng vô tuyến điện có quy luật, hi vọng các sinh vật thông minh khác trong vũ trụ có thể thu được chúng. Đồng thời, chúng ta cũng đang tìm kiếm một cách cần mẫn sóng bức xạ đến từ vũ trụ, hy vọng có thể ''nghe'' được ''âm thanh'' của các sinh vật có trí tuệ ngoài trái đất.