KÍNH VIỄN VỌNG BỨC XẠ ĐIỆN LÀ GÌ?
Năm 1931~1932, kỹ sư vô tuyến điện nước Mỹ Yingsiji, khi dùng máy thu sóng ngắn và dùng angten định hướng nghiên cứu thông tin ở khoảng cách xa đã phát hiện ra một loại sóng nhiễu kỳ lạ, cường độ của loại sóng nhiễu này biến hoá dần trong 24 tiếng đồng hồ.
Càng kỳ lạ hơn là, mỗi khi angten chỉ hướng nhất định trong không gian, bộ nhiễu liền thay đổi cực lớn. Sau đó, họ lại phát hiện phương hướng này chính là phương hướng của trung tâm hệ Ngân Hà, ở đó các ngôi sao tập trung dày nhất. Đây là sóng vô tuyến điện đầu tiên mà con người thu được từ thiên thể.
Lần phát hiện này dẫn đến hứng thú cực lớn cho con người. Theo đài phát triển của kỹ thuật vô tuyến điện, sau này lại phát hiện ra các loại sóng vô tuyến điện của thiên thể như đến từ mặt trời, mặt trăng, hành tinh, tinh hệ...Ứng dụng kỹ thuật vô tuyến điện đã tạo ra dòng máu mới cho thiên văn học cổ xưa, sinh ra một nhánh mới của thiên văn học. Thiên văn học bức xạ điện.
Tận dụng kính viễn vọng quang học, mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng có thể nhìn thấy, lại không nhìn thấy sóng vô tuyến điện. Do vậy, thiên văn học bức xạ điện từ khi nó ra đời, chính là có liên hệ với kính viễn vọng bức xạ điện của sóng vô tuyến điện có thể đo đạc để tìm thấy.
Kính viễn vọng bức xạ điện là do một angten định hướng và một máy thu có độ nhạy rất cao tạo thành. Tất cả các tác dụng của angten giống như thấu kính hoặc kính phản xạ của kính viễn vọng thiên văn quang học, nó tích tụ sóng vô tuyến điện do thiên thể phát ra. Tác dụng của máy thu giống như mắt của chúng ta hay phim chụp, nó sẽ ghi nhớ lại sóng vô tuyến điện do angten tích tụ sau khi trao đổi, phóng đại.
Ngày nay, kính viễn vọng quang học lớn nhất trên thế giới là kính viễn vọng phản xạ có đường kính là l0m, tận dụng nó có thể nhìn thấy thiên thể cách chúng ta khoảng hơn l0 tỷ năm ánh sáng.
Kính viễn vọng bức xạ điện chịu ảnh hưởng nhỏ của khí quyển trái đất, có thể tiến hành quan sát bất kể ngày đêm. Công nghệ ngày nay giúp chúng ta có thể làm ra được angten có đường kính lớn hơn rất nhiều so với kính viễn vọng quang học. Ngày nay, angten của kính viễn vọng bức xạ điện lớn nhất trên toàn thế giới có đường kính 100m, lớn gấp 10 lần đường kính kính viễn vọng quang học lớn nhất. Tận dụng kính viễn vọng bức xạ điện có thể giúp chúng ta quan sát được thiên thể cách chúng ta hơn 10. tỷ năm ánh,sáng.
Khả năng của rất nhiều sóng vô tuyến điện do các thiên thể phát ra lớn hơn rất nhiều so với khả năng của sóng bức xạ ánh sáng. Ví dụ nguồn bức xạ điện nổi tiếng ''Thiên nga A'', khả năng của nó phát ra sóng vô tuyến điện mạnh gấp l tỷ tỷ lần mặt trời. Do vậy, không ít thiên thể cách xa dùng kính viễn vọng quang học không có cách nào nhìn thấy, có thể bị kính viễn vọng bức xạ điện phát hiện.
Ngoài ra, trong không gian vũ trụ có không ít những đám mây bụi, chúng làm cho đường sáng cách xa của các thiên thể phát ra yếu đi rất nhiều. Mà sóng vô tuyến điện của thiên thể phát ra, do sóng dài của nó dài hơn rất nhiều so với sóng quang, rất ít chịu ảnh hưởng của các vật chất bụi bặm này.
Do các nguyên nhân này nên kính viễn vọng bức xạ điện có thể phát huy uy lực dũng mãnh của nó, giúp chúng ta có thể tận dụng nó để phát hiện ra các thiên thể xa xăm và yếu ớt, tìm tòi ra những bí mật trong những vùng sâu thẳm của vũ trụ.