TẠI SAO KÍNH VIỄN VỌNG CÀNG LÀM CÀNG TO ?
Chỉ cần sử dụng kính viên vọng thiên văn bình thường quan sát các ngôi sao mênh mông, bạn sẽ phát hiện thấy vũ trụ có nhiều màu sắc sặc sỡ, làm thoả mãn sự thay đổi vô cùng như trong mộng, bạn không chỉ nhìn thấy núi vòng tròn trên mặt trăng, mà còn có thể nhìn thấy ánh sáng rực rỡ của sao Thổ. . . nếu như kính viễn vọng được sử dụng càng lớn, bạn sẽ nhìn thấy mây sao và tinh hệ với nhiều màu sắc từ những nơi xa xăm trong và ngoài hệ Ngân Hà. Người xưa nói: ''Muốn nhìn xa vô cùng, hãy lên một tầng nữa''. Đối với các nhà thiên văn học mà nói, muốn tìm hiểu các thiên thể ở nơi xa xăm, thì phải sử dụng các kính viễn vọng lớn.
Độ to nhỏ của kính viễn vọng thông thường chỉ đường kính ánh sáng xuyên qua nó, cũng chính là độ to nhỏ đường kính của vật kính. Đường kính càng lớn, bức xạ của thiên thể thu được càng nhiều, khả năng tích tụ ánh sáng càng mạnh. Do vậy, kính viễn vọng có đường kính lớn có thế quan sát được các thiên thể ở rất xa và mờ, nó phản ánh khả năng có thể quan sát được thiên thể của kính viễn vọng. Mặt khác, khả năng phân biệt của kính viễn vọng do số ngược của góc phân biệt của kính viễn vọng nhận định, góc phân biệt chỉ góc mở của kính viễn vọng vừa tách hai thiên thể (hoặc hai bộ phận của một thiên thể). Khả năng phân biệt cao là một trong những chỉ tiêu tính năng quan trọng nhất của kính viễn vọng. Với điều kiện tốt của các đài thiên văn, đường kính càng lớn, tỉ lệ phân biệt của kính viễn vọng càng cao, các thiên thể có thể quan sát được càng nhiều. Đó là lý do tại sao các nhà thiên văn học không tiếc sức mình để làm ra những kính viễn vọng ngày càng lớn.
Năm 1609, Galiê lần đầu tiên làm ra kính viễn vọng có đường kính 4,4cm để hướng về các vì sao trên bầu trời mênh mông, và đã phát hiện ra 4 vệ tinh của sao Mộc, thấy rõ được Ngân Hà là do sự tạo thành của vô số các ngôi sao. Từ đó, kính viễn vọng thiên văn đạt được sự phát triến mạnh như vũ bão. Trong thời gian 300 năm từ kính viễn vọng đầu tiên ra đời cho đến ngày nay, đường kính của kính viễn vọng quang học đã từ mấy centimet ban đầu đã phát triển đến 10 m. Ngoài ra, kính viễn vọng bức xạ điện, kính viễn vọng tia hồng ngoại, kính viễn vọng tia tử ngoại, kính viễn vọng của tia bức xạ X và tia bức xạ đều trở thành thành viên quan trọng của họ hàng kính viễn vọng, mà các kính viễn vọng này càng làm càng lớn. Kính viễn vọng trở thành ''con mắt nghìn dặm'' của các nhà thiên văn học, giúp cho các nhà thiên văn học thu được rất nhiều bộ tài liệu quan trọng quý báu, làm cho mọi người không ngừng thâm nhập khám phá những điều bí ẩn của vũ trụ.