MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ (MÁY ĐIỆN TOÁN) HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Muốn một chiếc máy tính điện tử hoạt động, ta phải cho nó một chương trình. Một chiếc máy tính không thể làm việc nếu ta không "ra lệnh'' cho nó phải làm gì. Ví dụ như muốn cộng hai chữ số, nhất thiết ta phải đưa hai số này vào máy, chúng gọi là các dữ liệu.
Tất cả các máy tính điện tử dù to hay nhỏ đều chứa bên trong bốn phần chính: Thiết bị đầu vào, bộ nhớ trung tâm, thiết bị tính toán (bộ xử lý), và thiết bị đầu ra. Thiết bị đầu vào phổ biến nhất là bàn phím. Bàn phím cho phép nhập vào trong máy chương trình làm việc; những lệnh (chỉ thị) hoặc các dữ liệu chương trình và dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên. Bộ nhớ này (RAM) có thể được cung cấp dữ liệu từ các đĩa mềm hoặc băng từ.
Một bộ nhớ khác được gọi là ROM (bộ nhớ chỉ đọc). Nó chứa bên trong những chỉ dẫn lệnh) tác động vào chính bộ não điện tử. Một khi các tính toán đã được thực hiện, thiết bị tỉnh toán sẽ chuyển các kết quả lên thiết bị đầu ra, tức là màn hình hoặc máy in.