Tài liệu: Tại sao dưới đáy biển cũng có thể đặt ''đài thiên văn''?

Tài liệu
Tại sao dưới đáy biển cũng có thể đặt ''đài thiên văn''?

Nội dung

TẠI SAO DƯỚI ĐÁY BIỂN CŨNG CÓ THỂ ĐẶT ''ĐÀI THIÊN VĂN'' ?

 

Đài thiên văn nói chung đều đặt ở trên đỉnh núi để có điều kiện quan sát tương đối tốt. Để thoát khỏi một cách triệt để sự ảnh hưởng của tầng khí quyển trái đất đối với quan sát thiên văn, các nhà thiên văn học còn ''chuyển'' đài thiên văn học vào trong vũ trụ bao la bên ngoài tầng khí quyển trái đất. Nhưng bạn đã từng nghe qua chưa, ở dưới lòng đất và dưới đáy biển cũng có thể đặt đài thiên văn?

Sự xuất hiện của đài thiên văn dưới đáy biển đã mở ra một của sổ khác cho chúng ta thăm dò vũ trụ.

Trong không gian vũ trụ, có một hạt đặc biệt kỳ lạ gọi là nơtrinô. Các nhà khoa học từ những lời tuyên đoán sự tồn tại của nó đến lúc thực sự nắm bắt  nó, toàn bộ tiêu tốn mất thời gian là 30 năm. Nơtrinô là một loại hạt trung tính không mang điện tích, chất lượng của nó nhỏ hơn rất nhiều so với hạt mang điện, nhưng lại có sức xuyên suốt cực mạnh, có thể xuyên qua bất kể vật chất nào, thậm chí có thể xuyên từ đầu này đến đầu kia của trái đất.

Các nhà thiên văn học rất coi trọng hạt nitrơnô nhỏ bé này, đó là vì nó mang những thông tin đến từ thiên thể vũ trụ. Nhưng, chúng ta muốn nắm bắt được nó trong bầu trời hay trong tầng khí quyển của bề mặt trái đất thì thật là khó. Tiếp đến, các nhà khoa học căn cứ vào đặc điểm của nitrơnô, di chuyển vị trí thiết bị tìm kiếm, quan sát xuống dưới lòng đất hay dưới đáy biển, tận dụng nham thạch trên mặt đất và nước biển để ngăn cản các hạt khác đến từ vũ trụ, từ đó tập trung chú ý vào nitrơnô, và tìm cách nắm bắt nó.

Hiện nay, các đài thiên văn đã xây dựng hay đang xây dựng dưới lòng đất hay dưới đáy biển của toàn thế giới, có phòng nghiên cứu tia bức xạ vũ trụ của trường đại học Tokyo Nhật Bản, xây dựng đài thiên văn dưới đất ở núi Thần cương khoáng huyện Qizhui cách mặt đất khoảng 1000 mét; Trạm khảo sát Nam cực Amunson. SI KE TE trường đại học Winsconson Mỹ, xây dựng đài thiên văn ''Amamuda'' dưới mặt băng sâu 2000 mét ở Nam Cực; Đài thiên văn dưới đáy biền ''Temamute'' ở Hawaii; ...

Đài thiên văn dưới đáy biển ''Temamute'' ở Hawaii lắp ở độ sâu dưới mặt nước biển 4800 mét, các nhà khoa học tận dụng nước biển trong sạch làm nơi lắp đặt nguồn ánh sáng hội tụ. Để tránh sóng nước và sự quấy nhiễu của  các loài cá phát sáng, các nhà khoa học đả phải suy nghĩ nát óc, xử lí đối với kỹ thuật lắp ráp, để bảo đảm hiệu quả quan sát.

Qua sử dụng lần đầu, những lắp đặt quan sát thiên văn dưới lòng đất và dưới đáy biển này đã giành được hiệu quả quan sát đáng khích lệ. Các nhà khoa học tuyên bố đùng nó để quan sát và tiếp thu một loại bản chất thông tin của thiên thể mà các đài thiên văn trên mặt đất theo không kịp. Ví dụ cùng là loại quan sát mặt trời, cái mà đài thiên văn dưới đáy biển quan sát được tình hình thay đổi phát sinh ở phần hạt nhân mặt trời, đây là cái mà bất kể một cái kính viễn vọng trên mặt đất nào cũng không làm được.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633354721919610000/Vu-tru/Tai-sao-duoi-day-bien-cung-co-the-da...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận