TẠI SAO CÁC NHÀ THIÊN VĂN HỌC CẦN
PHẢI CHỤP ẢNH CÁC VÌ SAO
Chụp ảnh có thể giữ lại những hồi ức tốt đẹp và kỷ niệm lâu bền cho chúng ta. Vì vậy tại sao các nhà thiên văn học tại chụp ảnh các vì sao? Hoá ra, có rất nhiều hiện tượng thiên văn trong nháy mắt bỗng dưng biến mất, giống như những sao siêu mới có thể phát sáng trong vài ngày rồi đột nhiên tăng lên đến gấp mấy mươi triệu lần độ sáng ban đầu, cũng như Sao Băng vừa loé lên liền qua đi trong bầu trời, biến mất trong lấy giây đồng hồ; Có một vải hiện tượng thiên văn rất hiếm nhìn thấy, ví dụ như nhật thực toàn phần bình quân khoảng 200~300 năm mới xuất hiện một lần ở một nơi, mà một lần dài nhất không quá vài phút, cũng như sao chổi chiếu sáng, cần mấy mươi năm, thậm chí lâu hơn nữa mới thấy một lần. Các hiện tượng thiên văn này nếu như không chụp hình lại, lưu giữ trong một thời gian dài, chỉ đưa vào ấn tượng và ghi nhớ của mọi người, thì rất ít có giá trị khoa học.
Một đặc điểm khác của hiện tượng thiên văn học là ánh sáng mờ của các vì sao, khi quan sát quang phổ các vì sao, cần phải phân tán điểm sáng yếu ớt này trên một đường phổ, nếu như muốn dùng mắt trực tiếp nhìn rõ các đường quang phổ, thì quả thực là rất khó. Nếu như thông qua các tấm hình kính thiên văn chụp được, ánh sáng của các vì sao tuy yếu, nhưng độ nhạy sáng của phim có tác dụng tích cực, tăng thêm thời gian phơi ánh sáng thì có thể che phủ chỗ không đủ này. Chụp ảnh các vì sao còn có một tác dụng nữa, chính là nó có thể chụp được bộ phận tia tử ngoại và tia hồng ngoại, vượt xa phạm vi tầm mắt có thể nhìn thấy, như vậy mở rộng phạm vi quan sát quang phổ các vì sao cho chúng ta.
Hơn nữa, trong bầu trời bao la có biết bao các vì sao sáng, nhiều đến nỗi làm cho mắt của con người hoa lên, không có cách đếm được. Do vậy, các nhà thiên văn học khi vẽ sơ đồ các vì sao, soạn bảng sao, dùng phương pháp chụp ảnh các vì sao, vừa khách quan vừa chính xác, nếu như dùng mắt vẽ hàng triệu vị trí các vì sao, thật khó mà tưởng tượng được. Vì vậy, chụp ảnh các vì sao là đều không thể thiếu được trong quan sát thiên văn, mà cho đến ngày nay đây vẫn là biện pháp chủ yếu. Phát hiện quan trọng trong thiên văn học hiện đại, có thể nói phần lớn đều có công lao của kỹ thuật chụp ảnh.
Chụp ảnh các vì sao và chụp ảnh chúng ta không giống nhau. Nói chung khi chụp người, chụp cảnh, một tiếng ''chit tạch'', một pô ảnh đã được chụp xong, thời gian phơi nắng rết ngắn, chỉ có 1% giây hay một phần mấy mươi giây. Còn khi chụp ảnh các vì sao lại cần mấy phút đến mấy tiếng đồng hồ, thời gian phơi nắng dài là một đặc điểm của ảnh thiên văn. Tiếp đến, đài thiên văn phần lớn đều sử dụng phim ảnh bằng kính - phim khô, bởi vì đài thiên văn cần tiến hành đo lường rất cẩn thận, ví dụ đo sóng dài của đường quang phổ hoặc vị trí tương đối của các vì sao, đều cần chính xác đến một phần vạn mm, phim ảnh sử dụng bằng kính sẽ không bị thay đổi hình dạng.
Ngày nay máy ảnh kỹ thuật số đang nổi trội, có xu thế thay thế máy chụp ảnh thông thường dùng cuộn phim. Thiết bị quan sát thiên văn của máy cũ và máy kỹ thuật số về cơ bản giống nhau, cũng đang dần đần thay thế kỹ thuật chụp ảnh thiên văn kinh điển, nhưng mục đích làm việc của chúng là như nhau, chỉ có điều hiệu quả “chụp ảnh” tốt hơn.