Tài liệu: Ba Lan - Công nghiệp khai khoáng và sản xuất

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Số lượng các loại sản phẩm sản xuất tại các nhà máy ở Ba Lan đã gia tăng rất nhiều trong thời kỳ hậu chiến tranh,
Ba Lan - Công nghiệp khai khoáng và sản xuất

Nội dung

Công nghiệp khai khoáng và sản xuất

Số lượng các loại sản phẩm sản xuất tại các nhà máy ở Ba Lan đã gia tăng rất nhiều trong thời kỳ hậu chiến tranh, hầu hết là qua việc xây dựng các phương tiện mới trong giai đoạn thúc đẩy công nghiệp hóa. Trong thập kỷ 1980, ngành công nghiệp nặng sản xuất các loại kim loại chế biến (chủ yếu là sắt, thép, kẽm, chì và đồng) và các loại phó sản; hóa chất; một dải rộng các thiết bị vận tải, trong đó có thiết bị của tàu thủy và xe cộ; các loại máy móc thiết bị điện và phi điện; và các loại thiết bị diện tử và máy tính. Ngành công nghiệp nhẹ quan trọng nhất ở Ba Lan và ngành vải sợi.

Nhìn chung, giữa năm 1960 và 1989 sự quan trọng của ngành chế biến thực phẩm đã sụt giảm, trong khi các ngành công nghiệp về kỹ thuật và hóa chất có tầm quan trọng được nâng dần nên. Tỉ trọng của ngành công nghiệp nhẹ có sụt giảm vào đầu giai đoạn này, nhưng sau đó đã tăng cao dưới sự kích thích của các thị trường xuất khẩu sang Liên Xô. Tầm quan trọng tương đối giữa các lĩnh vực luyện kim, khai khoáng và gỗ và giấy về cơ bản không thay đổi. Trong các lĩnh vực kỹ thuật, các ngành chế tạo máy, thiết bị vận tải và điện tử có tầm quan trọng tăng cao trong thời gian từ 1960 đến 1989.

Các ngành về kỹ thuật và hóa chất dã chịu ảnh hưởng nhiều của công nghệ phương Tây, trong đó có bằng sáng chế và giấy phép, theo các chương trình nhập khẩu công nghệ của thập kỷ 1970. Tuy nhiên, đến cuối thập kỷ 1980 những cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái và các biện pháp cải cách thời kỳ hậu Cộng sản đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về sản lượng của những ngành này. Chẳng hạn như sản lượng phân hóa học đã giảm 32% trong thời gian từ 1989 đến 1990, phần lớn là vì giá phân tăng cao đã làm giảm nhu cầu nội địa. Sau đó một sự sụt giảm gay gắt hơn nữa đã được ngăn chặn bằng cách tăng gấp bốn lần lượng xuất khẩu. Năm 1991 sản lượng phân nitro giữ mức ổn định, nhưng sản lượng phân photpho lại bị giảm mạnh.

Một số thiết bị sản xuất của Ba Lan có thể hỗ trợ cho việc mở rộng sản xuất, nhưng một số khác cần phải hiện đại hóa trước khi có thể tận dụng một cách hiệu quả để đáp ứng cho các ưu tiên mới về kinh tế của nước này. Một số các thiết bị khác không có khả năng mở rộng hay hiện đại hóa và phải được thải hồi. Trong ngành công nghiệp thép, vốn chỉ đứng thứ hai sau khu Comecon của Liên Xô, chỉ có hai nhà máy được xây dựng trong thời gian từ 1945 đến 1982. Nhà máy sắt thép Lê Nin ở Nowa Huta, vốn là nhà máy lớn nhất nước, được xây dựng gần Kieice năm 1954 với sự trợ giúp của Liên Xô. Mặc dù có một số nhà máy đã được hiện đại hóa, hầu hết những nhà máy thép trước chiến tranh của Ba Lan đều có công suất thấp, chất lượng thành phẩm kém, điều kiện làm việc tồi và gây ra rất nhiều ô nhiễm.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài, chính quyền ở Bielecki đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về lĩnh vực này, với mục tiêu là thu hút sự quan tâm đến những trở lực cho sự tăng trưởng và tăng cường sự cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Đã có 4 chương trình lớn về tái tổ chức được thực hiện với sự hợp tác của các chuyên gia Liên hiệp quốc. Bốn chương trình này có các nội dung: cải tiến việc quản lý và hiện đại hóa ngành máy nông nghiệp, tái tổ chức việc sản xuất phân bón, cải tiến quản lý và công nghệ trong ngành dược phẩm, gia tăng mức độ tự động hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau của công nghiệp.

Công nghiệp nhẹ

Thay mặt Ngân hàng Thế giới, các chuyên gia. Mỹ đã tiếp cận với nền công nghiệp nhẹ của Ba Lan vào dầu năm 1991. Họ đã tìm thấy những điểm khác biệt lớn giữa các hệ thống sản xuất cần được vi tính hóa của Ba Lan và của phương Tây. Hệ thống của phương Tây giúp cho họ có thể sản xuất nhanh hơn và thay đổi thiết kế mau lẹ hơn. Trong ngành vải sợi, các máy móc của Ba Lan được thiết kế để tạo ra những loại sợi có chất lượng trung bình, không thể xuất khẩu được. Các máy hồ vải của Ba Lan cũng đã lạc hậu. Mặc dù đã được tư hữu hóa khá sớm, các doanh nghiệp vải sợi vẫn tốn quá nhiều lao động và sử dụng nguyên liệu không hiệu quả. Nhưng mặt khác thì các sản phẩm quần áo len và vải lanh của Ba Lan lại được xếp vào hàng có sức cạnh tranh cao trong thị trường châu Âu.

Công nghiệp ô tô

Năm 1992 ngành công nghiệp ô tô của Ba Lan đã bắt đầu được hiện đại hóa qua hàng loạt những liên doanh với các cơ sở phương Tây. Năm 1992 hãng Fiat, vốn đi tiên phong trong ngành sản xuất ô tô của phương Tây ở Đông Âu từ năm 1973, đã đầu tư vào Ba Lan một mô hình mới tại nhà máy Bielsko- Biala của hãng này. Hãng Fiat đã có kế hoạch xuất khẩu phần lớn những sản phẩm được sản xuất theo mô hình này: Cũng trong năm 1992, hãng General Motors ở châu Âu, một chi nhánh của đại gia ô tô của Mỹ, cũng có kế hoạch bắt đầu lắp ráp ô tô ở Warsaw. Hãng Volvo của Thụy Điển thì dự tính sản xuất xe ca, xe tải và máy kéo tại một nhà máy gần Wrolaw, theo một thỏa thuận liên doanh được ký kết vào đầu năm 1992.

Máy xây dựng

Ngành chế tạo máy xây dựng, vốn đã mở rộng trong thập kỷ 1970 trên cơ sở các giấy phép của phương Tây, có truyền thống xuất khẩu một tỉ lệ lớn sản lượng sang Liên Xô mà một số liên doanh với quốc gia này đã được thành lập. Với giấy phép của các cơ sở phương Tây, những nhà máy chế tạo máy móc của Ba Lan đã sản xuất các cần cẩu lưu động, những trục của xe tải nặng, các thiết bị thủy lực, các máy trộn bê tông trên xe tải, cùng với loại máy móc xây dựng khác.

Trong thập kỷ 1980 sự đầu tư của phương Tây giảm sút đã cắt giảm nhu cầu của những loại sản phẩm này. Trong thập kỷ 1990, nền công nghiệp chế tạo máy xây dựng, vốn có mức tập trung và quan liêu cao độ, đã được cơ cấu lại thành một số lớn những cơ sở tư nhân nhỏ và vừa. Việc tái cơ cấu này nhắm vào việc mở rộng nền công nghiệp xây dựng nhà ở, vốn có mức độ ưu tiên cao, trong kế hoạch cải cách. Mục tiêu thứ hai của việc cơ cấu này và phục hồi nhu cầu về các loại máy xây dựng tương đối hiện đại và tinh vi mà ngành công nghiệp của Ba Lan có khả năng sản xuất được.

Đóng tàu

Ngành đóng tàu ở Ba Lan đã mở rộng nhanh chóng trong các thập kỷ 1960 và 1970, được thúc dẩy bởi tham vọng của Liên Xô muốn trở thành siêu cường về hàng hải. Trong thập kỷ 1980, ngành công nghiệp này bao gồm 6 nhà máy đóng tàu, 21 nhà máy sản xuất thiết bị, và 3 trung tâm nghiên cứu và phát triển, tất cả tuyển dụng khoảng 57.000 người. Trong thập kỷ đó, Ba Lan đã trở thành nước đóng tàu lớn thứ năm tiên thế giới, vốn xuất khẩu hầu hết sản phẩm sang Liên Xô. Có khoảng 1.000 nhà máy trong khắp cả nước đã cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp đóng tàu.

Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 1980 ngành công nghiệp này phải chịu một sự sụt giảm đột ngột các đơn dặt hàng của Liên Xô và các nước khách hàng khác, sự mất trợ cấp của chính quyền trong sản xuất, và sự tăng giá về chi phí nguyên vật liệu cho những chiếc tàu đã được hợp đồng. Tuy nhiên các cơ sở đóng tàu đã có thể thu hút được nhiều giấy phép sản xuất của phương Tây, và vẫn giữ dược lực lượng lao động có tay nghề cao. Nếu như được hiện đại hóa và cơ cấu lại, ngành công nghiệp này sẽ có tiềm năng sản xuất các tàu hiện đại, trong đó có các loại tàu đánh cá, tàu đánh cá kiêm chế biến, tàu đánh cá bằng lưới rà, phà, tàu vận tải, tàu khách và tàu chở dầu. Nhà máy đóng tàu Gdynia, vốn được trang bị tốt, có khả năng đóng những tàu chở hàng rất lớn, nhưng đến năm 1991 nhà máy này chỉ hoạt động ở mức 30% công suất. Năm 1991 Bộ Công nghiệp đã hoàn tất một chương trình tái cơ cấu, để cho toàn bộ ngành đóng tàu có thể hợp tác với các chuyên gia phương Tây.

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2131-02-633492951206093750/Kinh-te/Cong-nghiep-khai-khoang-va-san-xu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận