Tài liệu: Các công viên lớn trên thế giới

Tài liệu
Các công viên lớn trên thế giới

Nội dung

CÁC CÔNG VIÊN LỚN TRÊN THẾ GIỚI

 

Tùy theo chức năng và đối tượng phục vụ mà ngày nay các nhà quy hoạch, thiết kế đô thị đã xây dựng nhiều loại công viên với những định hướng khác nhau: công viên thiếu nhi, công viên kết hợp để triển lãm, công viên bách thảo, vườn bách thú, khu lưu liệm, v.v. . . Dưới đây là một số công viên tiêu biểu trên thế giới.

1. CÔNG VIÊN DISNEYLAND (ĐISNÂYLEN) Ở MỸ

Thuộc loại công viên dành cho thiếu thi, công viên Disneyland được xây dựng tại Bang Los Angeles, trên cơ sở những phác thảo của Walt Disney, và theo đồ án thiết kế của V.Sen và X.Cauden vào những năm 1956 - 1960. Công viên chiếm điện tích 64 ha, trong đó 23 ha cho các công trình xây dựng và 36 ha dùng làm khoảng không gian ở khu đệm, người ta xây dựng những bãi để xe với diện tích 40 ha. Khu trung tâm của công viên là một tổ hợp mô phỏng một thành phố cổ ở Mỹ vào thế kỷ XIX, nhưng với kích thước nhỏ hơn (tỷ lệ chỉ bằng 7/8) với chủ ý cho các khán giả nhỏ tuổi. Khu phía Đông là “Đất nước của tương lai” và khu phía Tây là ''Đất nước của những điều kỳ lạ”. Ở đây có hệ thống ao, hồ và đồi, núi nhân tạo. Để xây dựng đồi núi nhân tạo, người ta đã sử dụng đào đắp 267.400m3 đất. Trẻ em đến đây được các nhân vật trong phim hoạt hình Walt Disney đón tiếp và hướng dẫn tham quan. Số lượng người phục vụ ở công viên lên tới 12000 người. Mỗi năm có tới 12 triệu người tới thăm công viên. Nhằm tạo thuận lợi cho khách tham quan, trong công viên có hệ thống giao thông riêng: đường sắt, tàu thủy xe ngựa kéo.

Vào năm 1986, giữa Pháp và Tây Ban Nha đã xảy ra một vụ cãi cọ giành quyền xây dựng một “Disneyland Châm Âu”, mà cuối cùng Pháp đã thắng. Disneyland của Pháp sẽ là công viên thứ tư thuộc loại này trên thế giới (hai ở Mỹ, một ở Nhật). Chính quyền địa phương ở pháp đang yêu cầu Mỹ đưa các nhân vật Phôncơlơ Pháp vào công viên này bên cạnh các nhân vật truyền thống (Chuột Mickey và Vịt Donal). Công viên này chiếm diện tích 2000 ha, các cơ sở buôn bán,  các công trình văn hóa khác bị cấm xây dựng trong vòng bán kính 10km.

2. KHU TRIỂN LÃM THÀNH TỰU KINH TẾ QUỐC DÂN LIÊN XÔ

Công trình này thuộc loại công viên kết hợp triển lãm. Nó thực sự là một trung tâm  nghiên cứu khoa học khổng lồ với các nhà trưng bầy theo chủ đề các hội nghị khoa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm. Ở đây, người ta làm quen với thành tựu kỹ thuật mới, những phương pháp lao động tiên tiến, công nghệ hiện đại. Tổ hợp nằm ở phía Đông Bắc thành phố Moskva, chiếm diện tích 350 ha. Trong khu có nơi nghỉ ngơi giải trí (rạp chiếu bóng, sân khấu biểu diễn), có các cơ sở thương mại - dịch vụ (hội chợ, nhà trưng bày, nhà ăn, quán cà phê). Bố trí một cách hài hòa bên cạnh tổ hợp triển lãm là những con đường rộng rãi thênh thang, những tiểu công viên, đài phun nước, tượng đài. Trung tâm khu triển lãm là nhà trưng bày hình vòng cung với Quảng trường Hữu nghị. Diện tích khu triển lãm được bao bọc bởi thảm cây xanh khổng lồ. Hàng năm, Khu triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân đón nhận tới hơn mười triệu khách tham quan. Cá biệt vào mùa Hè, có ngày khu triển lãm đón 150 nghìn người.

Cùng loại công viên kết hợp triển lãm này còn có Công viên ĐenExteCaracas Thủ đô của Veneluela (Vênêxuêla). Công viên xây dựng vào năm 1961 theo đồ án thiết kế của họa sĩ - kiến trúc sư Buốc Mác. Trong công viên có các bảo tàng khoa học, tự nhiên, lầu thiên văn, nhà hát ngoài trời, khu thi đấu thể thao. Trung tâm công viên là trung tâm văn hóa và vườn trung tâm liên kết tất cả các khu vực của công viên.

 

 

3. VƯỜN THỰC VẬT CHÍNH CỦA VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC LIÊN XÔ Ở MANÔVA

Công viên - vườn này nằm ở phần phía Bắc của thành phố trong khu rừng Ostankin. Công viên có nhiều loại cây quý như: Sồi, bạch dương, thông. Nó chiếm diện tích 388,5 ha. Trong công viên có hồ nước rộng 27 ha.

Nhiệm vụ chính của công viên là xây dựng những cơ sở lý thuyết cho việc trồng cây thích nghi với các điều kiện khí hậu, tìm ra các biện pháp sử dụng và khai thác nguồn thực vật tự nhiên trong nước và nước ngoài phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, giải quyết vấn đề cây xanh đô thị, cây trang trí v.v. . . Từ năm 1959, công viên - vườn này mở cửa cho nhân dân đến xem.

Quần thể thực vật ở đây được sắp xếp theo Thế giới thực vật ở Liên Xô (78 ha rừng sồi, cây trang trí, cây hoang dại có ích 3 ha).

Trung tâm của công viên - vườn là khu rừng sồi vĩnh cửu (50ha). Những công trình chủ yếu trong công viên - vườn là những nhà trưng bày thực vật nhiệt đới, các phòng thí nghiệm, thư  viện.

Công viên - vườn này dự kiến mở rộng diện tích tới sát bên tàu điện ngầm, để có thể đón tiếp tới 60 nghìn người tham quan mỗi ngày.

4. VƯỜN BÁCH THÚ BERLIN

Vườn thú Berlin chiếm diện tích 160 ha. Tại đây, nuôi giữ 5000 đầu thú thuộc 800 loài khác nhau. Riêng khu nhốt thú rộng 92 ha. Những kênh đào, suối nhân tạo, rạch nước được phân chia theo khu vực các loài thú đã tạo nên những hòn đảo nhân tạo. Riêng nơi nhốt gấu trắng, người ta xây dựng thác nước nhân tạo cao tới 13m. Trong vườn thú có khu vực nghỉ ngơi, tại đây trên những con đường nhỏ, người đi dạo chơi có thể gặp các chú thú nhỏ xíu. Trong vườn thú cũng có cả khu dành riêng cho trẻ em. Ở phía Đông Bắc vườn thú có khu dịch vụ.

5. VƯỜN THÚ MOSKVA

Vườn thú Moskva được thành lập năm 1863, chiếm diện tích 12 ha. Đến năm 1926 diện tích đó được nâng lên 16,5 ha, bao gồm hai khu vực được phân cách bởi một đường phố. Vào năm 1978 số đầu thú lưu giữ ở đây lên đến hơn 2800 con thuộc tất cả các khu vực trên thế giới. Ở giữa vườn thú là một ngọn núi đá nhân tạo có tên gọi “Đảo thú”, được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư K.Ghipiut và nhà nghiên cứu thiên nhiên M.Giavatski. Đảo này rất tiện lợi cho việc nuôi giữ và trưng bày thú. Vì diện tích của vườn thú cũ không rộng lắm nên người ta đã dành thêm một lô đất rộng 184 ha ở khu Tây Nam thành phố cho vườn thú này. Tại đây dự kiến nuôi giữ 13000 đầu thú thuộc 1700 loài ở khu vực này cũng được phân ra làm hai khu vực: khu vực trưng bầy và khu nghỉ ngơi. Đề án cũng hoạch định xây dựng những đồi núi, hồ nước nhân tạo. Khách tham quan có thể đi theo chủ điểm: chủ điểm tiến hóa, đi cửa phía Đông; chủ điểm hai khu vực địa lý, đi cửa phía Bắc; chủ điểm sinh thái, đi cửa phía Tây; chủ điểm phổ thông, đi cửa chính.

6. KHU LƯU NIỆM NHÀ VĂN L.N.TOLSTÔI

Nằm ở tỉnh Tula, khu lưu niệm này chiếm một diện tích 387 ha khu vườn và nhà cửa được công nhận là di tích vào năm 1921, cách cổng vào khu lưu niệm 900m là bãi đỗ xe.

Việc xây dựng nhà hóa chất chỉ cách khu lưu niệm có 2,5 km và tuyến đường giao thông ở gần khu vực lưu niệm đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ cảnh quan chung. Hiện nay, Chính phủ Liên bang Nga đã phê duyệt sơ đồ tổng quan bảo vệ khu lưu niệm.

Khu lưu niệm này vốn là nơi cư trú và nguồn sinh lợi của gia đình Bá tước Lev Tolstoi. Ông sinh ra và sống hơn nửa thế kỷ ở đây. Cũng tại nơi này, ông đã viết những tác phẩm nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình. Anna Karênbina và những tác phẩm khác. Diện mạo, khu lưu niệm mang dấu ấn tiêu biểu của những điền chủ giàu có ở miền Trung Nga, họ không phải chỉ ở theo mùa vụ mà sống thường xuyên tại đây. Trong khu lưu niệm có những ngôi nhà - bảo tàng, công viên hồ nước, vườn cây. Khu mộ Lev Tolstoi được gìn giữ một cách đặc biệt.

7. CÔNG VIÊN CHIẾN THẮNG Ở LÊNINGRAD[1]

Công viên gồm phần đất phía Tây và Đông Nam Đảo Kôrestôv, diện tích 180 ha. Nó có nhiệm vụ phục vụ việc rèn luyện thể chất, phục hồi sức khỏe cho nhân dân lao động. Sân vận động được xây dựng tại phần đất trũng cuối đảo. Một quả đồi nhân tạo cao 16 mét được đắp bằng đất cát nạo dưới đáy vịnh Phần Lan. Một con đập hình vòng cung chạy dọc theo bờ biển vừa làm chức năng bảo vệ, vừa là đường giao thông khu cảnh quan gồm vườn cây - bờ nước trong công viên rộng 18 ha; khu thể thao, nghỉ ngơi, bãi tắm rộng 7 ha. Ở đây có sân khấu ngoài trời với 1000 chỗ ngồi, nhà đọc sách, nhà ăn và các công trình khác. Trục kiến trúc chính của công viên là con đường ba làn dài 2km được trồng toàn cây phong. Cuối con đường là quảng trường với tượng đài Kirốv. Tiếp theo là sân vận động. Dọc hai bên đường là những tượng đài: Rước đuốc Hòa bình, Cô gái với những người chiến thắng, Thủy thủ Biển Đen. Trong công viên có con đường hữu nghị giữa các thành phố kết nghĩa với Lêningrad: Tursk, Đretsđen, Ghêtôboóc, Bombay, Tôttedam, Milan. Trên bờ con Sông Nêva nhỏ vẫn còn lưu giữ một lỗ châu mai - dấu ấn cuộc chiến tranh đã qua. Khu dành cho trẻ em rộng 13 ha. Trung tâm khu công viên là tượng đài Lênin. Tại khu vực công viên, người ta trồng 50 loài cây và 90 loài cỏ dại tạo màu sắc rực rỡ, đẹp mắt.

PHẠM VĂN TRỌNG

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1058-02-633389319996284528/Nhung-thanh-pho-thu-do-cong-vien-truong-h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận